Tiểu Luận Thực thi quyền sử dụng đất ở Huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Thực thi quyền sử dụng đất ở Huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, không có đất đai là không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, không có quá trình lao động nào diễn ra và không có sự tồn tại của xã hội loài người. Không những vậy, đất đai còn có vai trò rất quan trọng đi đối với sự phát triển của xã hội, xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất ngày càng lớn trong khi đất đai lại có hạn điều đó đã làm cho quan hệ giữa người với người và với đất đai ngày càng trở nên phức tạp. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách quản lý đất đai thích hợp để việc sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.
    Thời gian qua, việc sử dụng đất đai không chỉ lãng phí mà còn phát sinh nhiều vấn đề khác về môi trường, xã hội, chẳng hạn đó là việc sử dụng đất chưa được cân nhắc toàn diện, thiếu quan tâm đến tính bền vững, tình trạng chuyển đất lỳa cú độ phì cao sang làm khu tái định cư, khu công nghiệp mà không sử dụng những khu đất khác hoặc đất nông nghiệp khác hiệu quả thấp, phân bổ quỹ đất không cân đối với nhu cầu sử dụng cho các mục đích khác nhau trên cùng một khu vực, thiếu quỹ đất cho phát triển kết cấu hạ tầng, văn hoá xã hội, nếu muốn thực hiện phải đền bù giải toả . Việc giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất là hệ thống các giải pháp kinh tế, pháp lý trong quản lý sử dụng đất, phân bổ hợp lý quỹ đất và giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân đúng mục tiêu và phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
    Huyện Hoà Vang có tiềm năng đất đai phong phú và đa dạng, là huyện ngoại thành duy nhất của thành phố Đà Nẵng có điều kiện thuận lợi để phát triển mọi mặt về đời sống kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường. Tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và đô thị hoá diễn ra rất nhanh làm thay đổi cơ cấu kinh tế, hình thành khu công nghiệp vừa và nhỏ, khu tái định cư, công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất nảy sinh những vấn đề phức tạp nhất là diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, nông dân mất đất sản xuất, thiếu việc làm, tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai diễn biến phức tạp. Mặt khác, đất đai manh mún việc hình thành những vùng sản xuất tập trung, chuyên môn hoá gặp khó khăn trở ngại, huỷ hoại đất ngày càng phổ biến, tâm lý sử dụng đất của người dân chưa thực sự ổn định, hạn mức đất giao không phù hợp, xu hướng đầu cơ đất gia tăng, người dân ở vùng núi thiếu đất sản xuất, trong khi đó Ban quản lý rừng được giao diện tích lớn nhưng sử dụng kém hiệu quả, các chủ đầu tư được giao đất sử dụng không hết, không kịp thời điều chỉnh quy hoạch dẫn tới quy hoạch "treo”, dự án “treo”.
    Sau khi Luật Đất đai được ban hành vào năm 2003, thì cũng đã ra một số Nghị định như: Nghị định 181/2003/NĐ-CP về thi hành Luật Đất đai và một số các Nghị định khác của Chính phủ, các Quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính liên quan đến đất đai nhưng vẫn còn những bất cập trong thực tế. Do đó, nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, đề ra một số giải pháp kinh tế, pháp lý đồng bộ và phù hợp với địa phương để quản lý quỹ đất trên địa bàn một cách có hiệu quả, vấn đề “Thực thi quyền sử dụng đất ở Huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵngđược chọn làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...