Tiểu Luận Thực tế việc vận dụng bộ ba bất khả thi vào thực hiện chính sách tiền tệ của Việt Nam năm 2007

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khi đề cập tới chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung Ương, một trong những lý thuyết kinh tế học được quan tâm và suy xét cẩn trọng đó là: "bộ ba bất khả thi" (The impossibe Trinity). Năm 2007, Việt Nam được nhắc đến với tốc độ tăng trưởng rất nóng của nền kinh tế. Đồng thời với sự kiện đó, vấn đề bộ ba bất khả thi cũng được đưa ra xem xét, tranh luận do những động thái điều chỉnh chính sách tiền tệ, tỷ giá của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Có rất nhiều luồng ý kiến đánh giá khác nhau xung quanh vấn đề này.
    Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về lý thuyết bộ ba bất khả thi và thực tế việc vận dụng lý thuyết này ở Việt Nam năm 2007, người thực hiện đã lựa chọn đề tài:

    Bộ ba bất khả thi và vận dụng vào việc thực hiện chính sách tiền tệ của Việt Nam năm 2007

    Mục tiêu của bài viết là đánh giá xem chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương trong năm 2007 đã hợp l‎ý chưa dưới góc nhìn của lý thuyết "bộ ba bất khả thi". Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là tổng hợp, phân tích tài liệu, sách báo và các website.



    I. L‎ý thuyết bộ ba bất khả thi và kinh nghiệm của một số quốc gia:
    1. Lý thuyết bộ ba bất khả thi:
    Lý thuyết bộ ba bất khả thi - The Impossible Trinity (hay Inconsistent Trinity hoặc Triangle of Impossibility) là một chính sách kinh tế quốc tế. Lý thuyết phát biểu rằng: một quốc gia không thể đồng thời thực hiện cùng một lúc 3 mục tiêu chính sách vĩ mô:

    Ổn định tỷ giá
    Tự do hóa dòng vốn
    Chính sách tiền tệ độc lập
    “Bạn không thể có đồng thời tất cả: một quốc gia chỉ có thể chọn tối đa 2 trong 3. Nó có thể chọn một chính sách ổn định tỷ giá nhưng phải hi sinh tự do hóa dòng vốn tức là tiếp tục kiếm soát vốn (giống như Trung Quốc ngày nay), nó có thể chọn một chính sách tự do hóa dòng vốn nhưng vẫn tự chủ về tiền tệ, song phải để tỷ giá thả nổi (giống như Anh hoặc Canada), hoặc nó có thể chọn kiểm soát vốn và ổn định chính sách tiền tệ , nhưng phải thả nổi lãi suất để chống lạm phát hoặc suy thoái (giống như Achentina hoặc hầu hết Châu Âu)"-- trích lời đề tặng Robert Mundell - Paul Krugman, 1999.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...