Luận Văn Thực tế tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Chi nhánh Dầu khí Hà Nội

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực tế tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Chi nhánh Dầu khí Hà Nội
    CHƯƠNG I
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG Ở DOANH NGHIỆP
    1.1 Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
    1.1.1 Vị trí vai trò của quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng
    Bán hàng là việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ cho khách hàng, doanh nghiệp thu được tiền hay được quyền thu tiền. Đó cũng chính là quá trình vận động của vốn kinh doanh từ vốn thành phẩm, hàng hoá sang vốn bằng tiền và hình thành kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
    Ngoài quá trình bán hàng ra bên ngoài, doanh nghiệp còn có thể phát sinh nghiệp vụ bán hàng trong nội bộ doanh nghiệp theo yêu cầu phân cấp quản lý và tiêu dùng nội bộ.
    Theo chuẩn mực kế toán số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác” thì bán hàng là bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hóa mua vào.
    Quá trình bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình tái sản xuất xã hội và cũng là khâu cuối cùng trong toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Sau quá trình bán hàng doanh nghiệp sẽ thu được tiền bán hàng hay sẽ phải thu được tiền bán hàng. Số tiền này dùng để bù đắp các chi phí bỏ ra và hình thành nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    Việc xác định đầy đủ kết quả bán hàng là thước đo đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp, là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.
    Bên cạnh đó, thông qua quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng doanh nghiệp có thể nhìn nhận được nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của từng khu vực, đối với từng sản phẩm, hàng hoá để từ đó có thể xây dựng được chiến lược kinh doanh hợp lý cũng như có những biện pháp tích cực để đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
    Như vậy, quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, giữa chúng có mối quan hệ tương quan mật thiết với nhau. Kết quả bán hàng là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp còn bán hàng là phương tiện hữu hiệu để thực hiện được mục đích đó. Nó đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải có cái nhìn sâu sắc về quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng nhằm xác định hướng đi đúng đắn nhất cho doanh nghiệp. Có tổ chức tốt quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng, doanh nghiệp mới tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, đồng thời có điều kiện để mở rộng sản xuất, chiếm lĩnh những thị trường mới.
    1.1.2 Yêu cầu quản lý đối với quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng
    Tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực đã đặt các doanh nghiệp trước rất nhiều cơ hội nhưng đồng thời khó khăn thử thách cũng không ngừng tăng lên. Để thực hiện hoạt động bán hàng đạt hiệu quả cao, đáp ứng được nhu cầu của sản xuất, tiêu dùng, đời sống xã hội và không ngừng nâng cao lợi nhuận, doanh nghiệp cần phải quản lý chặt chẽ quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng theo các yêu cầu sau:
    Thứ nhất, quản lý sự vận động và số hiện có của từng loại sản phẩm, hàng hoá theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị của chúng.
    Thứ hai, quản lý chất lượng, cải tiến mẫu mã và xây dựng thương hiệu sản phẩm là mục tiêu cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
    Thứ ba, tìm hiểu khai thác và mở rộng thị trường, áp dụng các phương thức bán hàng phù hợp và các chính sách sau bán hàng nhằm không ngừng tăng doanh thu giảm chi phí của các hoạt động.
    Thứ tư, tính toán, xác định doanh thu bán hàng, doanh thu thuần tạo cơ sở để xác định chính xác lợi nhuận của doanh nghiệp.
    Thứ năm, quản lý chặt chẽ các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
    1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
    Để đáp ứng được yêu cầu quản lý về thành phẩm, hàng hoá, bán hàng, xác định kết quả bán hàng, phân phối kết quả kinh doanh, kế toán phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ sau:
    - Phản ánh và ghi chép đầy đủ kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sự biến động của từng loại hàng hoá, thành phẩm theo từng chỉ tiêu số lượng, chất lượng, giá trị, chủng loại.
    - Phản ánh và ghi chép đầy đủ kịp thời chính xác các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu và đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng.
    - Phản ánh và tính toán chính xác kết quả bán hàng, giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và tình hình phân phối lợi nhuận.
    - Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính và định kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng, xác định và phân phối kết quả.
    1.2 Những vấn đề cơ bản về bán hàng và xác định kết quả bán hàng
    1.2.1 Phương thức bán hàng
    Quá trình bán hàng là quá trình thực hiện quan hệ trao đổi thông qua phương tiện thanh toán để thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm, hàng hoá dịch vụ cho khách hàng, còn khách hàng phải trả cho doanh nghiệp một khoản tương đương với giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đó theo giá đã quy định hoặc theo thoả thuận giữa hai bên.
    Nói cách khác, bán hàng chính là việc chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời đã thu được tiền hoặc được quyền thu tiền.
    Trong các chính sách về bán hàng thì phương thức bán hàng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Phương thức bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng các tài khoản kế toán phản ánh tình hình xuất kho thành phẩm, hàng hoá, đồng thời có tính chất quyết định đối với việc xây dựng thời điểm bán hàng, tình hình doanh thu bán hàng và tiết kiệm chi phí bán hàng, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh.
    Hiện nay, cac doanh nghiệp thường áp dụng hai phương thức bán hàng sau:
    1) Phương thức giao hàng trực tiếp
    Theo phương thức này doanh nghiệp giao hàng trực tiếp tại kho của doanh nghiệp cho khách hàng. Khi giao hàng xong, người mua ký xác nhận vào chứng từ bán hàng, khi đó đã hội tụ đầy đủ các điều kiện ghi nhận doanh thu, số hàng đó được xác định là tiêu thụ không kể người mua đã thanh toán hay chỉ chấp nhận thanh toán số hàng đã chuyển giao.
    Phương thức này gồm có các trường hợp cụ thể sau:
    - Bán hàng thu tiền ngay: Sau khi nhận hàng, bên mua phải thanh toán ngay tiền hàng cho doanh nghiệp bán.
    - Bán chịu: Trong trường hợp này, bên bán giao hàng cho bên mua nhưng bên mua không trả tiền ngay mà trả tiền sau một thời hạn đã thoả thuận.
    Khi nền sản xuất và lưu thông hàng hoá ngày càng phát triển thì việc bán chịu có xu hướng ngày càng tăng để tạo ra sự hấp dẫn thu hút khách hàng, tăng doanh thu. Tuy nhiên, bán chịu cũng có nhược điểm là doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn và có khả năng mất vốn.
    - Bán trả góp : Là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần. Người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua. Số tiền còn lại người mua chấp nhận thanh toán dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. Thông thường số tiền trả ở các kỳ tiếp theo bằng nhau trong đó bao gồm một phần doanh thu và phần lãi trả chậm.
    2) Phương thức gửi hàng đi bán
    Theo phương thức này, định kỳ doanh nghiệp phải gửi hàng cho khách hàng trên cơ sở thoả thuận trong hợp đồng mua bán giữa hai bên và giao hàng tại địa điểm đã quy định trong hợp đồng. Khi xuất kho gửi đi, hàng gửi đi vẫn thuộc quyền quản lý, sở hữu hoặc kiểm soát cua doanh nghiệp, chưa đủ điều kiện ghi nhân doanh thu. Khi đại lý đã bán được hàng hoặc người mua đã nhận được hàng, thực hiện thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng thì doanh nghiệp mới được quyền xác định đã tiêu thụ và hạch toán doanh thu bán hàng.
    Phương thức này được chia thành hai trường hợp:
    - Gửi hàng được chấp nhận thanh toán ngay:
    Trong trường hợp này doanh nghiệp chuyển hàng cho bên mua thep địa điểm đã ghi trong hợp đồng, số hàng chuyển đi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Khi bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàng được xác định là tiêu thụ. Doanh thu được ghi nhận.
    - Gửi hàng cho các đại lý ký gửi:
    Theo phương thức này doanh nghiệp (bên giao đại lý) xuất hàng cho bên nhận đại lý ký gửi (bên đại lý) để bán. Bên đại lý sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng đại lý hay chênh lệch giá. Chỉ khi nào đại lý bán được hàng, lập báo cáo, lập giấy nộp tiền về doanh nghiệp thì mới được ghi nhận doanh thu.
    Ngoài các phương thức bán hàng như đã trình bày chủ yếu trên đây, trong thực tế tại các doanh nghiệp còn có các phương thức bán hàng khác cụ thể như: Phương thức bán buôn, phương thưc bán lẻ
    1.2.2 Doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu
    1.2.2.1 Doanh thu bán hàng
    Khái niệm và nội dung của doanh thu
    Doanh thu là tổng lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
    Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được. Đó là: giá trị tài sản có thể trao đổi một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. Theo quy định hiện hành:
     
Đang tải...