Chuyên Đề Thực tế kế toán hành chính sự nghiệp ở trường THCS Vĩnh Hưng

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu






    Bộ máy chính quyền Nhà nước được tổ chức thành một hệ thống thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ bao gồm chính phủ và chính quyền các cấp địa phương, mỗi cấp chính quyền có quỹ NSNN riêng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của NN trong dự toán đã được cơ quan NN có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của NN.
    Cơ quan Tài chính và kho bạc nhà nước( KBNN) có trách nhiệm quản lý NSNN, các quỹ khác và tài sản của NN ở các cấp NS. Để quản lý NSNN có hiệu quả, cần phải được cung cấp thông tin kinh tế kịp thời và đầy đủ. Các đơn vị dự toán và các cấp chính quyền phải tổ chức bộ máy kế toán ngân sách phù hợp để thực hiện chức năng cung cấp thông tin và chức năng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế. Kế toán có vai trò là công cụ quản lý kinh tế quan trọng nhất trong hệ thống công cụ phục vụ quản lý kinh tế, cung cấp thông tin kinh tế có tính đầy đủ hợp lý, khách quan và rất tin cậy giúp cho các cấp lãnh đạo NN hoạch định chiến lược và đề ra các kế hoạch, chính sách, biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô và có hiệu lực phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế và làm căn cứ để kiểm tra, kiểm soát tình hình thực hịên các kế hoạch, các chính sách và biện pháp kinh tế của NN đề ra. Kế toán NSNN là nghệ thuật phản ánh, ghi chép và kiểm soát các hoạt động kinh tế có liên quan đến quá trình hình thành, phân phối và sử dụng NSNN.
    Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường TH Kinh tế Hà Nội và sự giúp đỡ của trường THCS Vĩnh Hưng. Em đã thực tập tại đơn vị hơn 1 tháng, với khoảng thời gian này em đã giúp em hiểu thêm về tầm quan trọng, ý nghĩa công việc kế
    toán HCSN. Trong quá trình học tập em đã được các thầy cô giáo trang bị những kiến thức nhất định và khi thực tập em đã được sự chỉ dẫn nhiệt tình của các cô chú trong đơn vị. Đó là những hành trang giúp em bước vào ngành, em có dịp làm quen

    với công tác kế toán ở " môi trường mới ". Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của


    công tác kế toán em đã chọn đi sâu vào đề tài: Kế toán HCSN là kế toán tổng hợp.












    Mục lục






    Báo cáo gồm 3 phần chính:


    ã Phần 1: Các vấn đề chunng về kế toán HCSN


    ã Phần 2:Thực tế kế toán hành chính sự nghiệp ở trường THCS Vĩnh Hưng


    ã Phần 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán ở đơn vị.


















































    Chương I: các vấn đề chung về kế toán hcsn


    I. Khái niệm, nhiệm vụ và yêu cầu chung của kế toán HCSN


    1.1 Khái niệm.


    Kế toán hành chính sự nghiệp là công việc tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư, tài sản công, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước ở đơn vị.

    1.2. Nhiệm vụ kế toán đơn vị HCSN.


    Kế toán hành chính sự nghiệp là kế toán chấp hành ngân sách nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp và các cơ quan hành chính các cấp, (gọi chung là các đơn vị hành chính sự nghiệp).
    Kế toán hành chính sự nghiệp là công việc tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng, quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư, tài sản công; tình hình chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước ở đơn vị.
    Kế toán hành chính sự nghiệp với chức năng thông tin mọi hoạt động kinh tế phát sinh trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước tại đơn vị hành chính sự nghiệp, được nhà nước sử dụng như một công cụ sắc bén có hiệu lực trong việc quản lý ngân sách nhà nước tại đơn vị, góp phần đắc lực vào việc sử dụng các nguồn vốn (trong đó cơ bản là vốn ngân sách) một cách tiết kiệm, hiệu quả.
    Để thực sự là công cụ sắc bén, có hiệu lực trong công tác quản lý kinh tế tài chính, kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
    - Thu thập, phản ánh xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí được


    cấp, được tài trợ, được hình thành và tình hình sử dụng các khoản kinh phí; sử dụng


    thu phát sinh ở đơn vị.


    - Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu chi, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế của nhà nước, các tiêu chuẩn định mức kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tư, tài sản ở đơn vị, kiểm tra việc chấp hành tình hình thu nộp NSNN, chấp hành kỷ luật thanh toán và chế độ chính sách nhà nước.
    - Theo dõi và kiểm soát tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị dự toán


    cấp dưới, tình hình chấp hành dự toán thu chi, quyết toán của các đơn vị cấp dưới.


    - Lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên


    và cơ quan tài chính theo qui định. Cung cấp thông tin tài liệu cần thiết để phục vụ

    cho việc xây dựng dự toán, xây dựng các định mức chi tiêu.Phân tích đánh giá hiệu


    quả sử dụng nguồn kinh phí, vốn quỹ ở đơn vị.


    1.3. Yêu cầu công tác kế toán trong các đơn vị HCSN.


    - Phản ánh đầy đủ kịp thời chính xác và toàn diện mọi khoản vốn, quỹ kinh


    phí, tài sản và mọi hoạt động kinh tế tài chính phát sinh ở đơn vị.


    - Chỉ tiêu kinh tế phản ánh thống nhất với dự toán về nội dung và phương


    pháp tính toán.


    - Số liệu trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm baỏi cho các nhà quản lý có được những thông tin cần thiết về tình hình tài chính của đơn vị.
    - Tổ chức công tác kế toán gọn nhẹ, tiết kiệm và có hiệu quả.


    II. Nội dung của tổ chức công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp.


    Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp


    phải đáp ứng được những yêu cầu sau:


    - Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác và toàn diện mọi khoản vốn, quĩ, kinh


    phí, tài sản và mọi hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh ở đơn vị.


    - Chỉ tiêu kinh tế phản ánh phải thống nhất với dự toán về nội dung và


    phương pháp tính toán.


    - Số liệu trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo cho các nhà quản lý có được những thông tin cần thiết về tình hình tài chính của đơn vị.
    - Tổ chức công tác kế toán gọn nhẹ, tiết kiệm và có hiệu quả.


    2.1. Tổ chức công tác ghi chép ban đầu.


    Mọi nghiệp kinh tế phát sinh trong việc sử dụng kinh phí và thu chi ngân sách của mọi đơn vị HCSN đều phải lập chứng từ kế toán đầy đủ, kế toán phải căn cứ vào chế độ chứng từ do nhà nước ban hành trong chế độ kế toán HCSN để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào chứng từ cụ thể và xác định trình tự luân chuyển chứng từ cho từng loại chứng từ một cách khoa học, hợp lý phục vụ cho việc ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu thông tin kinh tế tài chính để đáp ứng yêu

    cầu quản lý của đơn vị.Trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ do kế toán trưởng của đơn vị qui định.
    2.2 Vận dụng hệ thống tài chính kế toán :


    Tài khoản kế toán được sử dụng trong đơn vị HCSN để phản ánh và kiểm soát thường xuyên, liên tục tình hình vận động của kinh phí ở đơn vị HCSN.
    Trong hệ thống tài khoản kế toán thống nhất có qui định những tài khoản kế toán dùng cho mọi đơn vị thuộc mọi loại hình HCSN. Các đơn vị HCSN căn cứ vào đặc điểm hoạt động của đơn vị cũn như yêu cầu quản lý các hoạt động đó, các đơn vị qui định những tài khoản kế toán cấp 1, cấp 2, cấp 3 và có thể qui định thêm một số tài khoản cấp 2, cấp 3 có tính chất riêng của đơn vị mình để sử dụngđảm bảo phản ánh đầy đủ các hoạt đông kinh tế tài chính trong đơn vị, đáp ứng thông tin và kiểm tra phục vụ công tác quản lý của nhà nước.
    2.3. Lựa chọn hình thức kế toán:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...