Luận Văn Thực tế công tác kế toán vật liệu, CCDC tại nhà máy in QĐnd

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực tế công tác kế toán vật liệu, CCDC tại nhà máy in QĐnd
    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong thời gian qua ngành báo chí nước ta đã có nhiều biến đổi lớn. Đặc biệt là từ khi Nhà nước ta có chính sách mở cửa và đề ra đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã tạo ra được tiền đề để các doanh nghiệp tiếp cận những công nghệ mới và thu hút nhiều lao động.
    Ngành in là một trong những ngành giữ vị trí quan trọng trong việc đưa các thông tin kịp thời trong đời sống xã hội. Nhiệm vụ chính của nhà máy là in ấn các tờ báo ra hàng ngày như: Báo Quân đội nhân dân, Báo Hà Nội mới, Báo Thể thao, Báo Lao động, Báo Phụ nữ v.v .
    Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hiện nay mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy không chỉ có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của đơn vị trong ngành và trong nội bộ nền kinh tế quốc dân. Vậy muốn kinh doanh có lợi nhuận cao thì vấn đề đặt ra là nhà máy phải tìm mọi cách tính toán giảm chi phí một cách hợp lý mà vẫn đảm bảo được chất lượng, sản phẩm làm ra phải có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh và phải được thị trường chấp nhận. Từ đó nhà máy phải hạch toán chính xác tất cả các khâu nhằm tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận.
    Là một yếu tố cơ bản tham gia vào quá trình sản xuất, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc hạch toán, việc quản lý tốt nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sẽ đảm bảo cho việc tiết kiệm, từ đó giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, tạo điều kiện cho nhà máy cạnh tranh trong cơ chế thị trường, đồng thời không ngừng tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ. Thông qua kế toán nhập – xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thì lãnh đạo nhà máy mới nắm bắt được tình


    hình thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả. Tổ chức tốt công tác kế toán nhập xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh được kịp thời, cân đối trong nhà máy.
    Nhận thức được tầm quan trọng của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, cho nên trong thời gian thực tập, đi sâu nghiên cứu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các phòng ban, nhất là phòng Tài chính kế toán và được sự chỉ bảo của thầy giáo, em đã đi vào nghiên cứu đề tài kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ phục vụ cho phần lý thuyết đã học ở nhà trường và thực tế ở Nhà máy in Quân đội nhân dân, nhằm hoàn thiện hơn kiến thức để phục vụ cho công tác nghiệp vụ của mình, đáp ứng tốt yêu cầu được giao.



    NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
    ( Gồm ba phần )

    PHẦN 1:
    CÁC VẤN ĐỀ CHUNG
    Trình bày lý luận, khái niệm đặc điểm nhiệm vụ kế toán viết trong báo cáo và tóm tắt chế độ tài chính kế toán có liên quan đến chuyên đề thực tập.

    PHẦN 2:
    THỰC TẾ CỦA ĐƠN VỊ KẾ TOÁN
    Trình bày thực tế của đơn vị kế toán chi tiết và tổng hợp nhập xuất nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại Nhà máy in Quân đội Nhân dân.

    PHẦN 3:
    ĐÁNH GIÁ CHUNG
    Nêu những ưu điểm và tồn tại của công tác kế toán trong nhà máy và một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi tiết và tổng hợp nhập xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở nhà máy.


    Phần thứ nhất
    CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,
    VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ

    1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ:
    1.1. Khái niệm và đặc điểm của nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ:
    Trong cơ chế thị trường mở cửa, tự do cạnh tranh thì hoạt động của doanh nghiệp phải gắn liền với thị trường. Doanh nghiệp phải căn cứ vào thị trường để giải quyết then chốt vấn đề gì? cho ai? chi phí bao nhiêu? và việc phân phối các yếu tố một cách tối ưu. Vì quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm, mặt khác, doanh nghiệp cần phải nắm được các yếu tố đầu vào và tình trạng chi phí sản xuất để tối đa hoá lợi nhuận.
    Trong quá trình sản xuất sản phẩm, việc phát sinh chi phí là một tất yếu. Hoạt động sản xuất có thể tiến hành có đủ ba yếu tố: tư liệu sản xuất, đối tượng lao động và sức lao động. Sự tham gia của ba yếu tố này vào quá trình sản xuất làm hình thành những chi phí tương ứng: chi phí khấu hao tư liệu lao động, chi phí nguyên liệu và chi phí tiền lương lao động. Đó chính là ba yếu tố cấu thành giá trị sản phẩm.
    Quá trình tạo ra sản phẩm là sự kết hợp, tương tác của ba yếu tố: con người có sức lao động sử dụng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động. Trong các doanh nghiệp sản xuất, vật liệu là đối tượng lao động còn công cụ lao động,


    dụng cụ là một phần cảu tư liệu lao động, chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm và là bộ phận dự trữ quan trọng nhất của xí nghiệp.
    Khác với TSCĐ vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định, giá trị của nó chuyển hết một lần vào giá trị thành phẩm làm ra. Trong quá trình sản xuất dưới tác động của lao động thông qua tư liệu lao động, vật liệu tiêu hao hoàn toàn hoặc bị biến đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm.
    Công cụ, dụng cụ (thuộc vào tư liệu lao động, nhưng nó không đủ tiêu chuẩn về thời gian và giá trị quy định) là TSCĐ. Tuy vậy, nó vẫn giữ được những đặc điểm tương tự như TSCĐ đó là: có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà vẫn giữ nguyên hình thái giá trị vật chất ban đầu vào chi phí sản xuất kinh doanh.
    1.2. Vai trò của nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ:
    Do vật liệu có vai trò quan trọng trong sản xuất, cho nên xí nghiệp cần thiết phải tổ chức việc quản lý và hạch toán các quá trình thu mua, vận chuyển, bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu. Việc tổ chức tốt công tác hạch toán vật liệu là điều kiện quan trọng không thể thiếu được trong việc quản lý vật liệu, thúc đẩy việc cung cấp kịp thời, đồng bộ, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các định mức dự trữ, tiêu hao vật liệu, ngăn ngừa các hiện tượng hư hao mất mát, lãng phí các khâu của quá trình sản xuất. Qua đó góp phần giảm bớt chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, hạ giá thành sản phẩm.
    Do công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ, hao mòn nhanh, chóng hư hỏng, nên đòi hỏi phải thay thế thường xuyên. Cùng với vật liệu, công cụ dụng cụ đã trở thành tài sản lưu động (TSLĐ) của doanh nghiệp. Chính những đặc điểm này của công cụ dụng cụ đã làm cho việc quản lý và hạch toán công cụ dụng cụ không hoàn


    toàn giống như hạch toán và quản lý TSCĐ cũng như vật liệu.
     
Đang tải...