Luận Văn Thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của công ty thương mại - dịch vụ tr

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của công ty thương mại - dịch vụ tràng thi

    Chương II
    Thực tế công tác kế toán bán hàng
    và xác định kết quả kinh doanh của
    công ty thương mại - dịch vụ tràng thi
    2.1. Đặc điểm chung của Công ty thương mại - Dịch vụ Tràng Thi.
    2.1.1. Quá trình phát triển của Công ty.
    Vào đầu những năm 90, khi nền kinh tế Việt Nam đang chuyển dần sang cơ chế thị trường thì công tác quản lý kinh doanh ở các cơ sở cũng phải thay đổi, nhu cầu hàng tiêu dùng không ngừng tăng lên. Do đó, UBND thành phố Hà Nội đã quyết định sáp nhập 5 Công ty thuộc khâu lưu thông của Thanh Trì là:
    Công ty bán lẻ công nghệ phẩm.
    Công ty rau quả.
    Công ty thực phẩm.
    Công ty xuất nhập khẩu.
    Công ty ăn uống.
    Chính thức thành lập Công ty thương mại Thanh Trì theo quyết định số
    1202/QĐ - UB ngày 24/3/1993.
    Công ty thương mại Thanh Trì nằm trên quốc lộ 1A Thị trấn Văn Điển, là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có trụ sở giao dịch chính tại Thị trấn Văn Điển - Thanh Trì - HN.
    Nhờ có sự sắp xếp cơ cấu tổ chức hợp lý mà Công ty đã từng bước ổn định, và đã đạt được những kết quả đáng mừng. Doanh số liên tục tăng lên, từ chỗ thua lỗ nay Công ty đã kinh doanh có lãi, bạn hàng được mở rộng, mạng lưới tiêu thụ phát triển, khách hàng ngày một đông hơn, đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty cũng được cải thiện đáng kể.
    Năm 2000, do Nhà nước giải phóng mặt bằng quốc lộ 1A nên các cửa hàng số 2,3,4 của Công ty đã bị giải toả. Hiện nay, Công ty chỉ còn 4 cửa hàng, 1 quầy hàng và 1 trạm kinh doanh xuất nhập khẩu nằm rải rác khắp địa bàn huyện Thanh Trì, đó là: Cửa hàng thương mại số 1 và số 5 ở Thị trấn Văn Điển.
    Cửa hàng thương mại số 6 ở Cầu Biêu.
    Cửa hàng thương mại số 7 ở Ga Văn Điển.
    Quầy hàng ở Ngọc Hồi.
    Trạm kinh doanh XNK ở Ngọc Hồi.
    Vào 1/1/2004, do Thành phố mới lập thêm 2 quận mới là Quận Long Biên và Quận Hoàng Mai, Quận Hoàng Mai được tách ra từ huyện Thanh Trì, nên UBND Thành phố Hà Nội đã quyết định thành lập Công ty thương mại - Dịch vụ Tràng Thi và Công ty thương mại Thanh Trì trở thành một trong những chi nhánh của Công ty TM - DV Tràng Thi và nó được đổi tên thành Trung tâm thương mại Thanh Trì .
    Vì nhu cầu tồn tại và phát triển lâu dài, Công ty đã từng bước ổn định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sắp xếp lại cho phù hợp với quy mô và khả năng kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty đã không ngừng nâng cao trình độ quản lý của ban lãnh đạo, tăng cường bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên trong Công ty. Với sự sắp xếp và đổi mới đó thì doanh số của Công ty liên tục tăng lên trong mấy tháng gần đây, bạn hàng được mở rộng, mạng lưới tiêu thụ phát triển, khách hàng ngày một đông hơn, đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty cũng được cải thiện đáng kể. Đó là một trong những thành công bước đầu của Công ty khi mới được sáp nhập.
    2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây (2001, 2002, 2003).
    Do Công ty mới được sáp nhập nên tình hình vốn của Công ty không được ổn định. Bên cạnh đó, đối thủ cạnh tranh trên thị trường ngày càng nhiều và mạnh. Tuy vậy, Công ty vẫn phát huy được những thế mạnh của mình, điều đó được thể hiện ở mạng lưới hoạt động, uy tín và quan hệ của Công ty với các bạn hàng ngày càng tốt đẹp.
    Tình hình vốn của Công ty

    Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch 2002/2001 Chênh lệch 2003/2002
    Số tiền
    (1000đ) Tỷ lệ
    (%) Số tiền
    (1000đ) Tỷ
    lệ
    (%) Số tiền
    (1000đ) Tỷ lệ
    (%) Số tiền
    (1000đ) Tỷ lệ
    (%) Số tiền
    (1000đ) Tỷ
    lệ
    (%)
    Tổng số vốn 3.721.669 100 4.334.645 100 6.126.428 100 612.976 16.5 1.791.783 41.3
    Vốn cố định 973.342 26.2 892.735 20.6 1.096.372 17.9 -80.607 203.673
    Vốn lưu động 2.748.327 73.8 3.441.910 79.4 5.030.056 82.1 693.583 1.588.146

    Qua bảng trên ta thấy: tổng số vốn của Công ty ngày càng tăng.
    Cụ thể: Năm 2002 so với năm 2001 tăng 16.5%
    Năm 2003 so với năm 2002 tăng 41.3%
    Với quy mô của một DN thương mại thì tỷ lệ vốn cố định thấp hơn vốn lưu động là hợp lý.
    2.1.3. Công tác tổ chức bộ máy của Công ty.
    - Giám đốc Công ty: là người đứng đầu Công ty, người đại diện pháp nhân duy nhất của Công ty, chịu trách nhiệm toàn diện trước cơ quan chủ quản và Nhà nước.
    - Phó giám đốc: là người giúp Giám đốc điều hành 1 hoặc 1 số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của Giám đốc. Thay mặt Giám đốc giải quyết công việc được phân công, những công việc giải quyết vượt quá thẩm quyền của mình thì phải trao đổi và xin ý kiến của Giám đốc.
    - Phòng tổ chức hành chính: là cơ quan chuyên môn, có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong công tổ chức văn thư, bảo hiểm lao động và các công tác hành chính khác, theo đúng pháp luật, đúng quy định của Nhà nước.
    - Phòng nghiệp vụ kinh doanh: là cơ quan chuyên môn, có chức năng tham mưu giúp ban Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tổ chức, xây dựng, thực hiện công tác kinh doanh của Công ty. Thực hiện việc cung ứng hàng hoá, xây dựng các hợp đồng mua bán, đại lý, ký gửi hàng hoá, dịch vụ trong phạm vi Công ty.
    - Phòng kế toán tài vụ: là cơ quan chuyên môn giúp Giám đốc Công ty trong việc quản lý tài chính, xây dựng các kế hoạch tài chính ngắn hạn, dài hạn, thực hiện công tác kế toán thống kê của Công ty.

     
Đang tải...