Tài liệu Thực tập tốt nghiệp: Những điều còn trăn trở

Thảo luận trong 'Ngoại Thương - Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    “Thực tập” theo Từ điển tiếng Việt có nghĩa là: tập làm trong thực tế để vận dụng và củng cố kiến thức lý thuyết, trau dồi thêm về nghiệp vụ. Nhưng đối với việc thực tập của các sinh viên năm cuối ở các trường đại học, định nghĩa này chỉ đúng với khoảng 5% còn đối với 95% còn lại thực tập là rất nhiều cái đáng để bàn.
    Thông thường, khi tuyển dụng nhân sự vào bất kỳ một vị trí nào, Doanh nghiệp vẫn có những ưu tiên hàng đầu dành cho những ứng cử viên đã có kinh nghiệm làm việc là từ ít nhất một năm đến hai năm. Và điều này tưởng chừng vô lý khi đem áp dụng đối với SV mới tốt nghiệp? Lý giải vấn đề, rất nhiều nhà tuyển dụng cho rằng kinh nghiệm của SV chính là sự tích lũy kiến thức thực tế ngay trong quá trình thực tập.
    Thế nhưng, quá trình tích luỹ kiến thức ấy như thế nào, chắc cũng chỉ có các sinh viên thực tập tốt nghiệp họ mới biết được. Tuỳ theo ngành nghề đào tạo mà thời gian dành cho sinh viên thực tập cuối khoá là khác nhau giữa các trường. Chẳng hạn như đối với khối ngành kỹ thuật là khoảng một tháng. Trong thời gian thực tập ngắn ngủi đó thì nhiều bạn sinh viên cho rằng chỉ đủ thời gian để “cưỡi ngựa xem hoa” thôi chứ không thề nào tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn được. Thực tế là các bạn học về kỹ thuật nhưng khi đi thực tập lại không được tiếp cận với máy móc hiện đại của doanh nghiệp được. Như vậy cả đợt thực tập một tháng thực chất chỉ có vài ba ngày lấy số liệu về để báo cáo cho xong chuyện thực tập.
    Còn đối với sinh viên khối ngành kinh tế thì đợt thực tập kéo dài từ 15 đến 16 tuần tuỳ từng trường khác nhau. Khoảng thời gian đó là quá dài so với khối kỹ thuật. Thế nhưng trong thời gian đó, các bạn sinh viên thường làm gì?. Khi được hỏi thì phần lớn cho rằng họ có thể tận dụng thời gian đó để về quê, tranh thủ đi làm thêm hoặc cũng có thể ngồi nhà chơi. Một số ít các bạn may mắn được doanh nghiệp tận tình hướng dẫn, chỉ bảo. Bởi các doanh nghiệp muốn tận dụng cơ hội này để đào tạo nguồn nhân lực sẵn có này khi các bạn vừa ra trường. Tuy nhiên số trường hợp như vậy thường không nhiều.
    Về phía các doanh nghiệp thì phần lớn họ nhận sinh viên đến thực tập chỉ là để giải quyết mối quan hệ xã hội của mình. Thế nên dẫn đến bê tha trong công tác quản lý sinh viên thực tập. Xét về nguyên nhân chủ quan của những hành động này là do sự liên hệ lỏng lẻo giữa các trường đại học và các đơn vị nhận sinh viên thực tập. Còn nguyên nhân khách quan là trong khi các đơn vị nhận sinh viên thực tập cũng rất bận với công việc của họ và nếu xảy ra hư hỏng máy móc thiết bị hoặc là lộ các bí mật kinh doanh thì ai sẽ chịu trách nhiệm các tổn thất này?.
    Một vấn đề đáng bàn nữa là nạn sao chép luận văn tốt nghiệp (đồ án tốt nghiệp) hiện nay đã đạt đến mức độ phổ biến rộng rãi. Chỉ với 8.000 đồng đến 10.000 đồng thì bạn sẽ có ngay một CD sưu tập các luận văn hay đồ án tốt nghiệp của các “bậc đàn anh, đàn chị” để lại. Tuy nhiên còn có cả một bộ sưu tập các đề tài hay đang lưu thông trong cái gọi là “thế giới ngầm “ của sinh viên. Đó là những đề tài độc đáo, sáng tạo mà các anh chị khoá trước để lại nhưng không hề có mặt trên thị trường băng đĩa. Vì thời gian thực tập ngắn ngủi hay tại vì lười biếng mà nhiều bạn sinh viên đã “xào nấu” hoặc sao chép gần như toàn bộ nguyên văn đề tài các năm trước để biến thành cái của mình. Tuy nhiên, “quả quít dày, có móng tay nhọn” nên hội đồng phản biện chỉ “chất vấn” vài câu là các cô cậu sinh viên chỉ có biết “ú ớ” mà thôi. Không ít các trường hợp các bạn sinh viên phải chấp nhận “trôi” một năm vì những hiện tượng này.
    Một vấn đề nữa là đề tài của sinh viên. Hầu hết các đề tài rất hay, rất sáng tạo của sinh viên được hội đồng phản biện đánh giá từ 9 đến 10 điểm nhưng liệu có đề tài nào được mang ra ứng dụng vào thực tiễn hay không, hay là vẫn nằm trơ trên giấy trắng mực đen?. Điều này đã gây ra sự lãng phí rất lớn cho xã hội. Chắc có lẽ lãng phí lớn nhất là các đồ án tốt nghiệp của các sinh viên Đại học Kiến Trúc. Được biết chi phí cho mỗi bản vẽ đó án được in ra trên khổ giấy Ao với giá không dưới 200.000 đồng. Mỗi đồ án theo qui định phải có ít nhất là 16 bản vẽ như thế. Thử hỏi số tiền để hoàn thành xong đồ án đó là bao nhiêu? Chắc là những sinh viên nghèo chỉ biết mơ mà thôi. Thế nhưng những đồ án ấy sau khi được bảo vệ xong thì chẳng có “nhà đầu tư” nào dám mạo hiểm bỏ vốn ra để xây dựng cả. Thôi thì đằng nào cũng ra trường rồi thì đành “xếp xó” vậy.
    Nếu nhà trường giảm và tiến tới xóa bỏ một học kỳ thực tập thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí đào tạo. Trong khi đó, các trường lại có thể xây dựng những mô hình ảo, phòng thí nghiệm và thực tập ngay trong trường, đưa thực tế vào bài giảng Thực tế là có một số trường đã thành công trong việc đưa mô hình ảo vào công tác giảng dạy. Chẳng hạn trường Đại Học Kinh Tế Hồ chí minh đã áp dụng mô hình giao dịch chứng khoán ảo vào công tác giảng dạy. Số lượng sinh viên hưởng ứng rất đông. Tuy nhiên số lượng các trường làm như vậy còn chưa nhiều. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải có phòng đào tạo để giúp nhân viên mới làm quen với công việc. Như vậy, hiệu quả đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực sẽ cao hơn rất nhiều.
    Theo ý kiến chung của các trường, các luận văn đều có thể bị “xào nấu” phần nội dung nền. Nhưng người thầy và hội đồng phản biện chính là người đưa ra những đề tài cho sinh viên thực hiện, hướng dẫn và đánh giá khách quan. Nên vấn đề này có thể khắc phục được hiệu quả hay không còn phụ thuộc rất nhiều ở người giáo viên hướng dẫn.
    Để khắc phục sự lãng phí của các đề tài của sinh viên, như theo lời ông Nguyễn Hữu Thiết, Giám đốc nhân sự Công ty Dutch Lady Việt Nam thì nhà trường nên gắn với DN để hai bên có thể tham gia trực tiếp vào một số công đoạn nhất định nhằm thực hiện được những đề tài có hiệu quả, có khả năng ứng dụng được trong thực tế.
    Đức Trịnh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...