Tài liệu Thực tập tốt nghiệp khoa chăn nuôi thú y – trung học nông nghiệp Hà Nội

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thực tập tốt nghiệp khoa chăn nuôi thú y – trung học nông nghiệp Hà Nội

    PHỤ L ỤC
    LỜI CẢM ƠN . 3
    PHẦN MỘT: ĐẶT VÂN ĐỀ . 4
    PHẦN II: ĐIỀU TRA CƠ BẢN . 6
    A. Đặc điểm của Quận Hoàng Mai . 6
    B.Phường Đại Kim 6
    1. Vị trí của Phường 6
    2. Đặc điểm của phường Đại Kim 7
    3. Điều kiện kinh tế của địa phương . 8
    4. Tình hình kinh tế 9
    5. Tình hình xã hội . 9
    6. Tình hình chăn nuôi thú y và dịch bệnh năm gần đây 9
    6.1Chăn nuôi 9
    6.2. Thú y . 11
    6.3. Tình hình dịch bệnh năm gần đây . 11
    PHẦN III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC TẬP . 13
    A. NỘI DUNG THỰC TẬP 13
    B. KẾT QUẢ THỰC TẬP . 14
    1. Phương pháp chăn nuôi tại phường: . 14
    2. Phòng dịch . 15
    2.1. Bệnh dại 16
    2.2. Bệnh lở mồm long móng (LMLM) 19
    2.3. Bệnh dịch tả lợn . 21
    3. Kết quả thực tập khám và điều trị bệnh cho gia súc tại phường Đại Kim và phòng chẩn đoán bệnh viện trung ương 22
    3.1 Hỏi bệnh . 23
    3.2 Lấy nhiệt độ 23
    3.3 Khống chế gia súc: 24
    3.4 Cho uống thuốc . 24
    3.5 Cách tiêm . 24
    3.6 Thụt rửa 25
    3.7. Đặt thuốc: 25
    3.8 Đỡ đẻ: 25
    3.9 Truyền dung dịch: 26
    C. MÔ TẢ MỘT SỐ CA BỆNH THƯỜNG GẶP Ở VẬT NUÔI MÀ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI PHƯỜNG VÀ PHÒNG CHẨN ĐOÁN 26
    1. Bệnh truyền nhiễm . 27
    2. Bệnh nội khoa . 30
    3. Bệnh ngoại khoa . 36
    4. Bệnh sản khoa 37
    5. Bệnh ký sinh trùng . 40
    6. Đỡ đẻ cho gia súc . 42
    7. Triệt sản cho gia súc 44
    D. KÊT QUẢ THỰC TẬP KIẾM ĐỘNG VẬT TẠI CHỢ KIM GIANG, CHỢ ĐẠI TỪ CỦA PHƯỜNG ĐẠI KIM QUẬN HOÀNG MAI . 48
    1. Dụng cụ khám và đóng dấu . 48
    2. Quan sát bên ngoài: . 49
    2.1-Quan sát trình tự: 49
    2.2. Cách phân biệt và xử lý thịt-Phủ tạng màu sắc bệnh truyền nhiễm: 50
    3. Tình hình thuốc thú y : 54
    PHẦN IV : KẾT LUẬN . 56
    PHẦN V : TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ . 57
    1.Tồn tại : . 57
    2. Đề nghị : . 57



    LỜI CẢM ƠN

    Kính gửi: Trung Tâm Chẩn Đoán Chi Cục Thú Y Hà Nội & Trạm Thú Y Quận Hoàng Mai.
    Em là : THÂN THỊ UYÊN học viên lớp CN trường trung học nông nghiệp Hà Nội.
    Trong thời gian vừa qua, được sự phân công của nhà trường và ban chăn nuôi thú y, em đã được thực tập tại trung tâm và quý trạm. Trong thời gian thực tập được sự giúp đỡ nhiệt tình và hướng dẫn tận tay của các Bác lãnh đạo, anh chị trong trung tâm cùng sự chỉ bảo của thày cô trong ban thú y, em đã được học tập nhiều kĩ năng và nâng cao nghiệp vụ của một nhan viên thú y.
    Vì vậy nay em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Bác, các anh chị trong trung tâm cùng các thầy cô trong trường. Em xin cảm ơn ban lãnh đạo trung tâm chẩn đoán trung ương chi cục thú y HN đã quan tâm tạo điều kiện cho em hoàn thành đợt thực tập vừa qua
    Em xin chân thành cảm ơn!
    Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2007

    Học viên



    Thân Thị Uyên


    PHẦN MỘT: ĐẶT VÂN ĐỀ

    Nước ta là một nước nông nghiệp nó giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, Trong đó ngành chăn nuôi chiếm vị chí rất quan trọng trong nông nghiệp.Nó không những cung cấp một lượng lớn thực phẩm cho con người như: trứng, sữa mà còn cung câp nguyên liệu cho xuất khẩu. Đồng thời ngành chăn nuôi còn góp phần tạo công ăn việc làm cho phần lớn nông dân ở các vùng nông thôn ở nước ta.
    Với ý nghĩa quan trọng đó đảng và chính phủ ta luôn lấy trọng tâm chính là nông nghiệp Đảng và nhà nước đã có nhiều khuyến khích ưu đãi cho nông dân phát triển ngành chăn nuôi ví dụ: phát triển ngành chăn nuôi ở vùng núi là đưa con giống giao cho từng hộ gia đình để lai hoá đàn bò việt nam tạo công ăn việc làm cho nông dân vùng sâu hay truyền thông những kinh nghiệm tìm con giống mới cho nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước.Trước tình hìnhnước ta gặp nhiều khó khăn mà trong đó 80 % dân số nước ta sống dựa vào nông nghiệp, vì thế mà mấy năm gần đây ngành chăn nuôi- thú y đã có những bước phát triển nhảy vọt song song với bước tiến ấy công tác giống ngày càng được trang bị những kiến thức khoa học kĩ thuật hiên đại để nâng cao chất lượng cũng như số lượng đàn gia súc, gia cầm các loại.
    Trong ngành chăn nuôi nếu có một nguồn thức ăn dôì dào, kỹ thuật chăn nuôi cao, công tác thú y tốt mà không có nguồn giống thật tốt thì hiệu quả chăn nuôi cũng không cao chất lượng sản phẩm kém thiệt hại về kinh tế đồng thời nguồn giống không tốt không dồi dào về số lượng phong phú về chủng loại cũng làm cho số lượng đàn gia súc giảm xuống ngành chăn nuôi xẽ kém phát triển .Chính vì vậy mà công tác giống chiếm một vị chí quan trọng trong ngành chăn nuôi nói riêng và trong ngành nông nghiệp nói chung.
    Xuất phát từ những nhận định chung trường trung học Nông Nghiệp Hà Nội cũng như các trường nông nghiệp khác trong cả nước đã và đang đào tạo ra hàng trăm cán bộ, công nhân có chuyên môn cao. Cá nhân em là một học sinh ở trường em luôn hiểu sâu sắc và xác định mục tiêu học là lý thuyết phải đi đôi với thưc hành đó là phải gắn liền với thực tế sản xuất.Cứ hàng năm sau mỗi khoá học nhà trường lại có kế hoạch hướng dẫn học sinh về các cơ sở sản xuất thực tập tốt nghiệp tạo điều kiện cho các học sinh học tập thực tế sản xuất nhằm bổ xung mở rộng thực tế sản xuất và nâng cao tay nghề.
    Dưới sự chỉ đạo của Ban Chăn Nuôi Thú Y trường Trung Học Nông Nghiệp Hà Nội em được về thực tập tại Phòng Chẩn Đoán của Chi Cục Thú Y Hà Nội và Phường Đại Kim thuộc Quận Hoàng Mai, đến nay thời gian thực tập của em đã hết em xin được viết báo cáo này nhằm hệ thống lại kết quả mà bản thân em đã đạt được trong thời gian qua.











    PHẦN II: ĐIỀU TRA CƠ BẢN

    A. Đặc điểm của Quận Hoàng Mai

    Hoàng Mai là một quận mới được hình thành từ năm 2004 từ một phần của huyện Thanh Trì cũ nằm ở phía nam của thành phố Hà Nội, có đường quốc lộ 1A, 1B chạy qua nên rất thuận lợi cho việc giao lưu vận chuyển hàng hoá nói chung và việc vận chuyển gia súc gia cầm, thực phẩm tiêu dùng nói riêng. Hàng ngày, lượng thịt gia súc gia cầm tiêu dùng trong thành phố được vận chuyển qua Quận. Mặt khác, quận Hoàng Mai cũng là một trong những địa điểm tiêu úng của cả thành phố nên đây là một trong những nguy cơ tiềm ẩn làm mầm bệnh lây lan, phát dịch cho đàn vật nuôi và ô nhiễm môi trường.
    Quận Hoàng Mai chia làm 14 phường gồm:

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]STT
    [/TD]
    [TD]Tên phường
    [/TD]
    [TD]STT
    [/TD]
    [TD]Tên phường
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1
    [/TD]
    [TD]Yên Sở
    [/TD]
    [TD]8
    [/TD]
    [TD]Giáp Bát
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD]Trần Phú
    [/TD]
    [TD]9
    [/TD]
    [TD]Mai Động
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3
    [/TD]
    [TD]Vĩnh Hưng
    [/TD]
    [TD]10
    [/TD]
    [TD]Tương Mai
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4
    [/TD]
    [TD]Thanh Trì
    [/TD]
    [TD]11
    [/TD]
    [TD]Hoàng Văn Thụ
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5
    [/TD]
    [TD]Thịnh Liệt
    [/TD]
    [TD]12
    [/TD]
    [TD]Hòang Liệt
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6
    [/TD]
    [TD]Tân Mai
    [/TD]
    [TD]13
    [/TD]
    [TD]Định Công
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]7
    [/TD]
    [TD]Lĩnh Nam
    [/TD]
    [TD]14
    [/TD]
    [TD]Đại Kim
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    B.Phường Đại Kim
    1. Vị trí của Phường
    Đại Kim là một trong 26 xã thuộc huyện Thanh Trì cũ nay là phường Đại Kim thuộc quận Hoàng Mai.
    Vị trí điạ lý của phường Đại Kim:
    -Phía bắc: giáp hai phường là phường Định Công và phường Khương Đình.
    -Phía đông: giáp phường Thịnh Liệt.
    -Phía tây: giáp xã Tân Triều.
    -Phía nam: giáp hai phường là phường Thanh Liệt và phường Hoàng Liệt.
    Phường Đại Kim có sông Tô Lịch chạy dọc theo hướng bắc- nam, phần đất phía đông là hồ nước Đại Từ.
    Phường Đại Kim gồm 4 cụm:
    - Cụm Đại Từ.
    - Cụm Kim Lũ.
    - Cụm Kim Văn.
    - Cụm Kim Giang.
    Phường có vị trí rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và khoa học kỹ thuật.

    2. Đặc điểm của phường Đại Kim.
    Phường Đại Kim là một phường nằm giữa quận Hoàng Mai, cạnh thị trấn Văn Điển và ven quốc lộ 1A nên có rất nhiều điều kiện phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm gia súc gia cầm. Bên cạnh đó, Đại Kim là một xã chuyển lên phường nên đây vẫn là nơi đồng trũng, hệ thống xử lý rác thải và nước thải sinh hoạt chưa được triệt để, lại có nhánh sông Tô Lịch chảy qua là nơi chứa nước thải của thành phố. Do vậy, đó là những nguy cơ tiềm ẩn của các mầm bệnh phát triển, phát bệnh cho gia súc gia cầm.
    Ngoài vấn đề nước thải, phường còn bị ảnh hưởng bởi rác thải công nghiệp của các công ty: công ty tóc giả, công ty bánh kẹo ., rác thải y tế và cả khu mai táng của Phường. Điều đó đã làm ảnh hưởng đến nguồn nước, không khí của phường.

    3. Điều kiện kinh tế của địa phương.
    Phường có 330000 hộ dân và 195000 nhân khẩu nên có nguồn nhân lực dồi dào.Hiện nay, nghề nghiệp chính là nông nghiệp và làm nghề tự do, một phần là công nhân viên chức. Để tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp nên phường dành 12,3 ha cho trông trọt nhằm tạo nguồn lương thực, thực phẩm vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, vừa cho chăn nuôi.
    Tuy phường có vị trí thuận lợi nhưng phường cũng có nhiều khó khăn do có sông Tô Lịch chảy qua_ là nơi chứa nước thải của thành phố. Hơn nữa, do quá trình đô thị hoá nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp thay vào đó là việc xây dựng nhà trung cư, xây dựng khu công nghiệp, các cửa hàng đã gây ra ô nhiễm môi trường là nguồn dịch bệnh. Bên cạnh đó, việc đô thị hoá đã cải thiện, nâng cao hệ thống thuỷ lợi nên việc tưới tiêu không gặp khó khăn trong mùa khô và việc thoát nước trong mùa mưa không gây úng ngập.
    Hiện nay, ngành chăn nuôi trong phường cũng không phát triển lắm, chỉ các hộ chăn nuôi thu nhỏ theo quy mô hình tận dụng. Các quy trình chăn nuôi theo tiến bộ khoa học kỹ thuật thì chưa được áp dụng nên sản lượng cung cấp thịt ra thị trường không nhiều.
    Để khắc phục được những khó khăn trên và phát huy được các mặt mạnh để đời sống kinh tế của người dân từng bước được cải thiện, phường có một số dự án đầu tư quy hoạch và nâng cấp cơ sở hạ tầng: xây thêm trường học, tu sửa bệnh xá, đường làng, ngõ xóm, cung cấp các loại giống, vật nuôi có năng suất giá trị kinh tế cao.



    4. Tình hình kinh tế
    Thu nhập của người dân trong phường nếu chỉ dựa vào cây lúa, hoa màu thì chưa đủ, vì vậy, các ngành nghề phụ xuất hiện và đang phát triển như: nấu rượu, buôn bán nhỏ và các xưởng sản xuất nhỏ mọc lên nên thu nhập của người dân cao hơn, đới sống được cải thiện.

    5. Tình hình xã hội
    Trước đây người dân chủ yếu sống bằng nghề nông cho nên thành phần xã hội phần lớn là nông dân. Từ khi chuyển lên phường và do sự phát triển của xã hội , do ý thức của người dân nên tầng lớp trí thức ngày càng nhiều, trình độ văn hoá ngày càng cao, ý thức của người dân cũng tăng lên. Số người học đại học tăng, thoát li nhiều nên các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, đánh nhau ít xảy ra, thay vào đó là mối đoàn kết ngõ, xóm.

    6. Tình hình chăn nuôi thú y và dịch bệnh năm gần đây
    6.1Chăn nuôi
    a. Chăn nuôi trâu bò
    Trong thời kỳ bao cấp trâu bò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó cung cấp phân bón và sức kéo. Nhưng ngày nay, do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, hơn nữa nông nghiệp đang phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá nên hình ảnh “con trâu đi trước, cái cầy theo sau” đã không còn. Số lượng trâu bò giảm đi đáng kể. Hiện nay toàn phường chỉ có 15 con cả trâu và bò.

    b. Chăn nuôi lợn
    Trong mấy năm gần đây chăn nuôi lợn cũng giảm, chủ yếu chăn nuôi theo mô hình tận dụng. Mỗi một hộ gia đình chỉ nuôi 1 đến 2 con, các hộ nuôi nhiều cũng thì 20 đến 40 con. Hiện nay, toàn phường có 323 con lợn.

    c. Chăn nuôi gia cầm
    Vì từ một xã chuyển lên phường và thuộc quận nên theo quyết định . Không được nuôi gia cầm trong nội thành nên lượng gia cầm trong phường không có nhiều, chỉ có một số gà, vịt, gà chọi và chim cảnh.

    Số lượng gia cầm trong phường gồm:
    - Gà các loại : 53 con.
    - Vịt : 15 con.
    - Chim cảnh : 33 con.

    Vậy tổng số đàn gia súc gia cầm trong toàn phường là 439:

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]STT
    [/TD]
    [TD]Loài gia súc
    [/TD]
    [TD]Số lượng
    [/TD]
    [TD]Tỷ lệ đực
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1
    [/TD]
    [TD]Trâu, bò
    [/TD]
    [TD]15
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD]Lợn
    [/TD]
    [TD]323
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3
    [/TD]
    [TD]Gia cầm
    [/TD]
    [TD]101
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Qua bảng số liệu cho thấy tỷ lệ trâu bò ở phường không được phát triển, nhưng lợn phát triển nhiều hơn vì có một số hộ chuyên nuôi lợn để cung cấp thịt cho thị trường. Về gia cầm thì không phát triển vì là phường thuộc quận nội thành nên bị cấm không đựơc nuôi.

    d. Tình hình con giống
    - Lợn: chủ yếu là lợn lai kinh tế giữa Landarce với móng cái.
    - Trâu bò: thường là trâu bò Việt Nam, bò vàng lai với lai Sind.
    - Gia cầm: các loại gà ta ( gà ri), gà lương phượng, gà tre. Các loại vịt: vịt siêu trứng.
    Tất cả các giống trên đều dễ nuôi, phù hợp với bà con chăn nuôi thả ngoài đồng, lại cho hiệu quả kinh tế cao.

    6.2. Thú y
    Vì chính em là thú y trưởng và hai bạn thú y viên ở cụm Đại Từ và Kim Văn đã trực tiếp tham gia tổ chức các đợt tiêm phòng cho gia cầm gia súc như bệnh dại ở chó mèo, lở mồm long móng (LMLM), tụ huyết trùng ở trâu bò, 4 bệnh đỏ ở lợn. Hình thức tiêm phòng chủ yếu theo kiểu cuốn chiếu, tổ chức các dây tiêm. Ngoài ra, em tự đi điều trị các ca bệnh nếu chủ gia súc có nhu cầu.

    6.3. Tình hình dịch bệnh năm gần đây
    Năm 2006 xảy ra dịch LMLM tại nhà ông Nguyễn Văn Lập, Nguyễn Văn Thống và Nguyễn Văn Hiền tại tổ 22 của phường với tổng số con bị là 7 con b, trong đó có 3 con bị nặng và chết nhưng bệnh dịch đã được dập tắt nhanh chóng.Sau đó, bệnh không còn xảy ra do được tiêm phòngđầy đủ và triệt để. Chỉ xuất hiện một số bệnh như: viêm phổi, viêm ruột nhưng được điều trị kịp thời, đầy đủ và nhanh chóng bình phục.
    Vì phường xảy ra ổ dịch nên Quận lập ra 4 chốt trong đó có 1 chốt đặt tại phường Đại Kim để không cho xuất nhập gia súc vào phường. Tại chốt ở phường em cũng được tham gia trực tiếp từ ngày 22/8/2006 đến ngày 22/01/ 2007_ là ngày công bố hết dịch. Trong thời gian trực chốt em cũng tham gia phun thuốc tiêu độc và tham gia điều trị cho những con bò mắc bệnh.




    BẢNG SỐ LƯỢNG GIA SÚC GIA CẦM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY CỦA PHƯỜNG ĐẠI KIM

    [TABLE=width: 501, align: center]
    [TR]
    [TD]Năm
    [/TD]
    [TD]Trâu bò
    [/TD]
    [TD]Lợn
    [/TD]
    [TD]Gia cầm
    [/TD]
    [TD]Chó mèo
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2001
    [/TD]
    [TD]165
    [/TD]
    [TD]890
    [/TD]
    [TD]980
    [/TD]
    [TD]1300
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2002
    [/TD]
    [TD]148
    [/TD]
    [TD]600
    [/TD]
    [TD]890
    [/TD]
    [TD]1390
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2003
    [/TD]
    [TD]137
    [/TD]
    [TD]602
    [/TD]
    [TD]667
    [/TD]
    [TD]1210
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2004
    [/TD]
    [TD]106
    [/TD]
    [TD]495
    [/TD]
    [TD]525
    [/TD]
    [TD]1115
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2005
    [/TD]
    [TD]80
    [/TD]
    [TD]450
    [/TD]
    [TD]401
    [/TD]
    [TD]1200
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2006
    [/TD]
    [TD]91
    [/TD]
    [TD]400
    [/TD]
    [TD]300
    [/TD]
    [TD]1060
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2007
    [/TD]
    [TD]15
    [/TD]
    [TD]323
    [/TD]
    [TD]101
    [/TD]
    [TD]1398
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    Qua bảng số liệu trên ta có nhận xét sau:
    - Số đầu con của các năm luôn thay đổi tương đố:
    + Đặc biệt là trâu bò: năm 2001 là 165 con thì đến năm 2007 chỉ còn 15 con.
    + Lợn năm 2001 là 890 con thì đến năm 2007 chỉ còn 323 con.
    + Vì là Quận nội thành nên số lượng gia cầm giảm rõ rệt: năm 2001 là 980 con thì đến 2007 chỉ có 101 con.
    - Sở dĩ có sự thay đổi như như vậy là do sự phát triển kinh tế của phường thay đổi như chăn nuôi trâu bò không phù hợp với người dân. Họ có các nghề phụ có thu nhập kinh tế cao hơn nghề chăn nuôi trâu bò. Còn chăn nuôi lợn không còn được như trước vì một số gia đình chỉ nuôi theo mô hình chăn nuôi tận dụng các sản phẩm thừa, phế phẩm phụ từ nghề phụ như nghề làm đậu, nấu rượu Nhưng bên cạnh đó chăn nuôi chó ngày càng tăng do nhu cầu giữ nhà của chủ hộ. Do đó, hộ nuôi chó để giữ nhà với số lượng nhiều.

    PHẦN III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC TẬP.

    A. NỘI DUNG THỰC TẬP
    Để thực hiện tốt yêu cầu và mục đích cuả nhà trường nhằm đào tạo cán bộ chăn nuôi thú y không chỉ nắm vững về lý thuyết mà còn thành thạo về thực hành.
    Trong ba tháng thực tập vừa qua em đã học hỏi quan sát thực tế những nội dung mà trường và ban chăn nuôi đã đề ra với những nội dung sau:

    1.Công tác tuyên truyền tổ chức tiêm phòng bệnh truyền nhiễm cho gia súc gia cầm, phòng dại cho đàn chó, phòng LMLM cho trâu bò
    Tuyên truyền thuyết phục nhân dân trong, phường hiểu rõ được nghĩa tác dụng và tầm quan trọng của việc tiêm phòng.

    1. Tham gia điều trị bệnh cho gia súc.
    *Biết chẩn đoán và điều trị bệnh .
    *Thành thạo các thao tác: cho gia súc uống thuốc, thụt rửa ,lấy thân nhiệt, sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh cho gia súc.
    *Biết tẩy ký sinh trùng.
    3. Công tác kiểm dịch động vật
    Thực hiện quy trình kiểm tra vệ sinh thú-y tại các chợ trong phường, các quán ăn kinh doanh sản phẩm gia súc gia cầm.

    4. Tìm hiểu công tác tổ chức quản lý của trạm thú y quận Hoàng Mai.



    B. KẾT QUẢ THỰC TẬP

    1. Phương pháp chăn nuôi tại phường:

    Như ta đã biết Việt Nam là một nước thuần nông , tỷ lệ nông nghiệp chiếm tới 80% trong cơ cấu ngành.Chính vì điều đó mà nó ảnh hưởng đến tập quán chăn nuôi của bà con nông dân rất nhiều .Từ trong chăn nuôi người nông dân luôn mang một suy nghĩ rằng nuôi lợn chỉ để tận dụng thức ăn thừa là chính còn không nghĩ nhiều lắm đến vấn đề sản xuất.Do vậy mà hiện nay tư tưởng đó tuy đã thay đổi nhiều nhưng vẫn còn một số gia đình áp dụng chăn nuôi theo kiểu tận dụng.
    Đại Kim là một phường tuy trong mấy năm gần đây đã có nhiều biến chuyển về kinh tế nhưng tập quán chăn nuôi vẫn không cải tiến, các hộ chủ yếu vẫn tận dụng các sản phẩm dư thừa của bữa ăn gia đình các phế phẩm như: bã bia, bã rượu, bã đậu được đưa vào làm thức ăn cho chăn nuôi. Bên cạnh đó cũng có một số gia đình làm kinh tế mới theo hướng công nghiệp họ nuôi rất nhiều (có gia đình nuôi tới 40 con lợn, tiêu biểu là anh Nguyễn Khắc Hiếu ở tổ 22 nuôi 41 con). Vì vậy thức ăn dư thừa không đảm bảo đủ số lượng cho gia súc như vậy. Cho nên ngoài thức ăn do gia đình tận dụng họ còn nuôi theo hướng công nghiệp cho ăn các sản phẩm: cám công nghiệp, các thức ăn hỗn hợp, thứ ăn bổ sung Chuồng trại được chú ý hơn, thông thoáng sạch xẽ có hệ thống nước thoát nước tiểu, phân Tuy nhiên số lượng này vẫn còn hạn chế trong phường Đại Kim nhưng cũng đang được cải thiện dần tỉ lệ chăn nuôi theo phương thức tận dụng của phường cao hơn so với tỉ lệ chăn nuôi theo phương thức công nghiệp (80% > 20%). Có tỉ lệ chênh lệch đó ngoài lý do về tư tưởng trong chăn nuôi như đã nêu trên thì còn do nguyên nhân chủ quan nữa là nguồn gốc thức ăn có sẵn. Đại Kim là một xã mới chuyển lên phương lên phần lớn người dân vẫn làm nghề nông, chủ yếu họ trồng rau màu, có gia đình trồng đến hàng mẫu rau. Chính điều này mà trong nguồn thức ăn cho chăn nuôi sản phẩm thức ăn tự nhiên được sử dụng rất nhiều, chiếm tỷ lệ chủ yếu trong bữa ăn của gia súc, cho nên người dân chọn phương thức chăn nuôi tận dụng là đa số. Điều này giúp bà con chăn nuôi kết hợp với trồng trọt được chặt chẽ và hiệu quả. Sản phẩm của trồng trọt được phục vụ cho con người nhưng những sản phẩm không hoàn hảo được tận dụng cho gia súc, gia cầm. Tuy phương pháp chăn nuôi tận dụng này giá thành rất thấp, tiết kiệm được một số chi phí nhưng thời gian chăn nuôi lại kéo dài và không được an toàn, năng xuất lại thấp.
    Có 2 nhà chăn nuôi theo hướng công nghiệp do hiểu được kỹ thuật chăn nuôi này, họ qua thử nghiệm và thu được kết quả khả quan nên họ phát triển phương thức chăn nuôi này. Tuy nhiên số hộ gia đình này chỉ là số ít trong phường.

    2. Phòng dịch

    Công tác tuyên truyền và tổ chức tiêm phòng bệnh truyền nhiễm cho đàn gia súc.
    Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan do vi sinh vật gây ra làm cho con vật có thể chết hàng loạt gây thiệt hại kinh tế ảnh hưởng tới số lượng đàn gia súc và làm cho số gia súc giảm đáng kể. Trong khi đó, số lượng đàn gian súc là nguồn cung cấp sản phẩm như sữa, thịt, và là nguồn cung cấp chất đạm trong bữa ăn hàng ngày của từng gia đình. Cho nên khi chúng ta ăn phải động vật bị mắc bệnh như Lepto, bệnh gạo đóng dấu, bệnh dịch tả, bệnh LMLM, tụ huyết trùng thì sẽ bị mắc bệnh và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ thậm chí còn đe doạ đến tính mạng. Trong một số bệnh truyền nhiễm, chỉ có ít bệnh có thể chữa được, còn lại chỉ có thuốc phòng.
    Chính vì vậy mà công tác phòng chống dịch bệnh là rất quan trọng. Nếu làm tốt công tác phòng bệnh dịch, sẽ ngăn chặn và hạn chế được các bệnh truyền nhiễm và các vụ dịch xảy ra. Như vậy, sẽ đảm bảo được số lượng đàn gia súc, an toàn sức khoẻ và tính mạng cộng đồng.

    2.1. Bệnh dại

    Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều loài gia súc và người do virut gây rối loạn thần kinh bắt nguồn từ tuỷ sống và óc. Bệnh xảy ra thường xuyên quanh năm nhất là vào mùa hè và mùa xuân, bệnh luôn đe doạ tính mạng của con người và gia súc. Bệnh xảy ra tất cả ở các động vật máu nóng nhưng mẫn cảm nhất là động vật ăn thịt như chó mèo đặc biệt là người cảm thụ mạnh với bệnh này. Virut cư trú ở não, tuỷ sống và tuyến nước bọt. Bệnh này xảy ra trực tiếp thông qua vết cắn, xây sát, tập trung ở nước bọt con bệnh. Ngoài ra còn xuyên qua niêm mạc mắt lành, qua nhau thai, qua đường hô hốp. Khi con vật ho, virut phân tán ra ngoài môi trường.
    Thấy được bệnh dại nguy hiểm như vậy nên hiện nay bệnh dại là mối quan tâm hàng đầu trong công tác phòng bệnh dại của quận nói riêng và cả nước nói chung. Theo thông báo của quận thì năm 2007 cả nước đã có 27 trường hợp chết vì bệnh gia súc dại cắn. Hàng năm, quận Hoàng Mai dưới sự chỉ đạo của chi cục thú y Hà Nội tổ chức các đợt tiêm phòng dại trong khu vực của quận. Đối tượng tiêm là vật súc như chó mèo mà chó mèo là vật nuôi rất gần gũi với con người và là nguồn lây bệnh trực tiếp sang người. Hơn nữa những năm gần đây, chó mèo rất được ưa chuộng. Vậy người ta nuôi không những để giữ nhà, bắt chuột, mà còn nuôi để làm cảnh nên số chó mèo ngày càng tăng. Do đó việc kiểm soát chó mèo là rất quan trọng. Vì vậy nắm được số lượng chó mèo thì mới tổ chức tiêm phòng được triệt để.



    Quy trình tiêm phòng dại cho chó mèo:

    Ban chỉ đạo phòng chống dại ở quận nhiệm vụ triển khai kế hoạch thực hiện tiêm phòng dại ở các phường dưới sự chỉ đạo của chi cục thú y Hà Nội.
    Cán bộ thú y lên kế hoạch ngày giờ tiêm phòng cụ thể cho từng phường, cụm, tổ.
    Sử dụng hệ thống thông tin tuyên truyền đại chúng để truyền tải thông tin nâng cao trình độ dân trí giúp họ hiểu được tác hại và nguy hiểm của bệnh dại và việc tiêm phòng dại là cần thiết như thế nào.
    Phường cần gửi thông báo cho từng tổ, viết lên bảng tin từng tổ dân phố.
    UBND phường giao cho công an, ban bảo vệ dân phố, tổ trưởng tổ dân phố cùng thú y đến từng hộ tiêm nên kết quả đạt được rất cao. Ban chỉ đạo căn cứ vào số lượng chó mèo để đăng kí vacxin. Trên mỗi lọ vacxin phải ghi nhãn đầy đủ, ngày sản xuất, hạn sử dụng.
    Vacxin phải được bảo quản kĩ trong hộp đá, phải tránh ánh nắng mặt trời.
    Ban thú y phường tổ chức các dây tiêm đi đến từng hộ gia đình vận động hướng dẫn chủ vật nuôi cố định con vật để tiêm phòng dại cho chó mèo bằng vacxin Rasbisin và Rabigen mono liều 1ml / con / lần.
    Hiệu lực bảo hộ là một năm.
     
Đang tải...