Báo Cáo Thực tập tổng hợp về Công tác quản lý ngân sách huyện Quế Võ

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Bống Hà, 29/6/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Thực tập tốt nghiệp là một phần không thể thiếu trong chương trình đào tạo và học tập của sinh viên sau khi kết thúc các khoá học tại trường đại học. Là một khâu quan trọng của quỏ trình đào tạo một chuyên nghành. Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có một cái nhìn tổng thể, trực quan hơn, sinh động hơn và thực tế hơn đối với các vấn đề kinh tế, xã hội. Qua đó sinh viên có thể chủ động vận dụng sáng tạo những kỹ năng, kiến thức đã học vào thực tiễn.
    Được sự giới thiệu của nhà trường, em đã đến thực tập tại phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Quế Võ. Trong thời gian thực tập tổng hợp tại đây, em đã đến các phòng ban trong Cơ quan để quan sát và tìm hiểu chung về: cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, nhân sự và nội dung các hoạt động chủ yếu của đơn vị.
    Sau thời gian thực tập tổng hợp tại đơn vị em đã phần nào nắm được các hoạt động, nhiệm vụ cơ bản của phòng Tài chính cấp quận, huyện nói chung và phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Quế Võ nói riêng.
    Với những gì quan sát và tìm hiểu được, em viết báo cáo tổng hợp này để khái quát tình hình chung phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Quế Võ.
    Báo cáo bao gồm 3 phần chính:
    - Phần I bao gồm các vấn đề chung
    - Phần II là các nhận xét đánh giá
    - Phần kết luận

    Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Ngân hàng - Tài chính, đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của PGS TS Nguyễn Thị Bất cùng sự giúp đỡ ân cần của các cô chú, anh chị cán bộ tại phòng Tài chính- kế hoạch huyện Quế Võ- tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt báo cáo này.
    Với thời gian tiếp cận và khả năng kiến thức còn hạn chế nên báo cáo không thể tránh khỏi những thiểu sót, em rất mong nhận được sự nhận xét, chỉ bảo của thầy cô để em có thêm những kinh nghiệm, kiến thức quý báu nhằm phục vụ tốt hơn trong việc hoàn thành chuyên đề và luận văn sắp tới.
    I. Những vấn đề chung:
    1.Mét sè ®Æc tr­ng vÒ kinh tÕ, v¨n ho¸, xã hội của huyện Quế Võ- tỉnh Bắc Ninh:
    1.1. Về địa lý hành chính:
    Huyện Quế Võ nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Ninh; phía Bắc giáp tỉnh Yên Dũng- Bắc Giang, phía Nam giáp huyện Gia Lương- Bắc Ninh, Phía Đông giáp huyện Chí Linh- Hải Dương,phía Tây giáp thành phố Bắc Ninh.
    Huyện Quế Võ bao gồm 24 xã và thị trấn, là huyện lớn nhất của tỉnh Bắc Ninh.
    Phòng Tài chính Kế hoạch nằm ngay trung tâm của huyện.Đó là thị trấn Phố Mới, là điểm nối giữa các tuyến giao thông liên tỉnh liên huyện và liên xã. Đây cũng chính là địa bàn cơ sở của nhiều cơ quan hành chính quan trọng.
    Do có điều kiện địa lý như vậy nên việc thực hiện các chủ trương- chính sách của Đảng và Nhà nước rất thuận lợi và nhanh chóng.Ngoài ra việc chỉ đạo, kiểm tra của phòng với các cơ quan đơn vị trực thuộc cũng có nhiều thuận lợi.
    1.2. Về kinh tế:
    Đến cuối năm 2006 cơ cấu kinh tế của huyện như sau:
    + Nông- lâm- ngư nghiệp : 43,0%
    + Công nghiệp- XDCB : 34,2%
    + Thương mại dịch vụ : 22,8%
    1.2.1. Nông- lâm- ngư nghiệp:
    Sản xuất Nông- lâm- ngư nghiệp tiếp tục phát triển và giữ vai trò ổn định trong nền kinh tế.
    1.2.2. Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp:
    Sản xuất tiểu thủ công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp ngày càng được mở rộng và phát triển. Ngoài khu công nghiệp tập trung của tỉnh đã được xây dựng,quy hoạch cụm công nghiệp của huyện: Cụm công nghiệp Phương Liễu- Nhân Hòa, Việt Hùng, Ngọc Xá, Ngọc Xá, Châu Phong, cụm công nghiệp làng nghề Phù Lãng.
    Cho đến hết năm 2006 đã có hàng chục doanh nghiệp đầu tư và đi vào hoạt động, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề trong nông thôn: Chế biến gỗ, cơ khí nhỏ, chế biến lương thực,thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng.
    1.2.3. Thương mại dịch vụ và quản lý thị trường:
    Hoạt động thương mại, dịch vụ- du lịch trên thị trường có sự chuyển biến tích cực, một số vùng đã và đang dần hình thành khu du lịch sinh thái, mạng lưới chợ nông thôn tiếp tục được quy hoạch và đầu tư xây dựng.
    Công tác quản lý thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại, kiểm tra hàng giả, hàng kém chất lượng được tiến hành thường xuyên.
    Dịch vụ bưu điện có sự phát triển.Toàn huyện có trên 60 điểm phục vụ bưu chính và nâng cao được chất lượng đời sống nhân dân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...