Báo Cáo Thực tập tổng hợp tại Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Bống Hà, 29/6/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI VÀ NHÀ MÁY THÀNH VIÊN – NHÀ MÁY MAY 3
    1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty
    1.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty

    * Tên tiếng Việt: Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội
    *Tên giao dịch quốc tế: HANOI TEXTILEX AND GARMENT CORPORATION;
    *Tên giao dịch quốc tế: HANOSIMEX;
    *Trụ sở chính: số 1 Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
    * Điện thoại: (84-4) 8621492 - 8622335 . Fax: (84-4) 8622334
    * Cơ quan quản lý cấp trên là: Tổng công ty Dệt May Việt Nam
    * Tổng Giám Đốc kiêm bí thư đảng ủy: Nguyễn Khánh Sơn
    * Địa chỉ web site: http://www.hanosimex.com.vn/
    * Địa chỉ email: [email protected]
    *Vốn điều lệ của Tổng công ty tại thời điểm 30 tháng 6 năm 2006 là 151.733.083.397 đồng (Một trăm năm mươi mốt tỷ, bảy trăm ba mươi ba triệu, tám mươi ba ngàn, ba trăm chín mươi bảy đồng); hiện nay là 205 tỷ đồng
    1.2. Quá trình hình thành và phát triển
    Được đánh giá là một trong số ít doanh nghiệp hàng đầu của ngành Dệt – May, hơn 20 năm xây dựng và phát triển,Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội luôn đảm bảo mức tăng trưởng hơn 20%/năm. Điều đặc biệt của Dệt May Hà Nội là phong cách “Dám nghĩ – dám làm, năng động – sáng tạo, chấp nhận thử thách – cạnh tranh” được kiên định giữ vững qua các thế hệ lãnh đạo và CBCNV Công ty. Dệt May Hà Nội tự hào bởi tình đoàn kết nội bộ đã đem lại sự phát triển ổn định và vững chắc cho Công ty như ngày hôm nay Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội là một công ty nhà nước chuyên sản xuất và kinh doanh hàng dệt may trực thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam( VINATEX) hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước và các quy định của pháp luật có liên quan, trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh và thực hiện việc đầu tư tài chính vào các công ty con, công ty liên kết. Hanosimex là công ty thành viên hạch toán độc lập của Vinatex, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có vốn và tài sản riêng, điều lệ tổ chức và hoạt động, bạc Nhà nướcđược mở tài khoản tại ngân hàng, kho nhà nước, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác bằng toàn bộ tài sản của Công ty mẹ.
    Ngày 7/4/1978: Ký ‎kết Hợp đồng giữa TECHNO-IMPORT Vietnam và Hãng UNIONMATEX(CHLB Đức)
    Tháng 2/1979: Công trình được khởi công xây dựng
    Tiền thân của Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội là nhà máy Sợi Hà Nội được chính thức đi vào hoạt động ngày 21/11/1984 theo Quyết Định số 211/CNN/TCLĐ ngày 24/2/1993 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ( nay là Bộ Công nghiệp). Những năm trong thời kỳ bao cấp Nhà máy chưa phát huy hết được tiềm năng của mình. Đến tháng 12/ 1989 thực hiện quy mô mở rộng và phát triển sản xuất theo chiều sâu với nguồn vốn nhà nước cấp, vốn tự có và vốn ngân hàng, nhà máy đã mạnh dạn đầu tư xây dựng phân xưởng dệt kim hiện đại, tổng số vốn dầu tư xây dựng phân xưởng dệt kim hiện đại, tổng số vốn đầu tư hơn 8 triệu USD với dây chuyền hoàn chỉnh. Ngay từ đầu thành lập, nhà máy Sợi Hà Nội được Bộ Kinh tế đối ngoại cho phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch Quốc tế là HANOSIMEX vào tháng 6/1960.
    Ngày 30/4/1991: Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định đổi tên Nhà máy Sợi Hà Nội thành Xí nghiệp Liên Hợp Sợi – Dệt Kim Hà Nội. Ở giai đoạn này Liên Xô và các nước Đông Âu lần lượt tan rã, thị trường Xuất nhập khẩu mất, công ty đã mạnh dạn chuyển sang thị trường Cộng Hòa Liên Bang Đức, nhật Bản Đổi mới trang thiết bị công nghệ, quy mô sản xuất ngày càng lớn mạnh, sáp nhập Nhà máy Sợi Vinh (10/1993) là thành viên thứ 6 của Xí nghiệp Liên Hiệp, Nhà máy Dệt Hà Đông. Tính đến năm 2003, thu nhập của Nhà máy Sợi Vinh và Nhà máy Dệt Hà Đông đã tăng lên khoảng 10 lần so với thời điểm đầu sáp nhập vào Hanosimex. Tháng1/1995 khởi công xây dựng Nhà máy thêu Đông Mỹ và đến ngày 2/9/1995 thì khánh thành, trở thành các nhà máy thành viên.
    19/6/ 1995: Bộ Công nghiệp quyết định đổi tên Xí nghiệp Sợi – Dệt Kim Hà Nội thành Công Ty Dệt Hà Nội.
    28/3/2000: Bộ Công nghiệp quyết định đổi thành Công ty Dệt- Hà Nội.
    Giai đoạn 2000 – 2005 là giai đoạn tiếp tục phát triển không ngừng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, chuyển đổi mô hình doanh nghiệp và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.Trong giai đoạn này theo yêu cầu của Tổng công ty Dệt May VIệt Nam, TCT lại nhận nhiệm vụ giúp đỡ, quản lý toàn diện Công ty Dệt kim Hoàn Thị Loan – đây là một doanh nghiệp đang trong tình trạng sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, việc làm và đời sống cán bộ công nhân viên rất khó khăn. Duới sự điều hành quản lý cùa TCT, Công ty Hoàng Thị Loan đã chặn được tình trang tụt dốc, thoát khỏi nguy cơ phá sản. Năng lực sản xuất khôi phục, các hoạt động được củng cố, đi vào hoạt động ổn định và phát triển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...