Báo Cáo Thực tập : Thiết Kế Mạng LAN Công Ty TNHH HIỆP THÀNH

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 25/8/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    THIẾT KẾ MẠNG LAN CHO CÔNG TY TNHH HIỆP THÀNH
    1.1 Các thiết bị LAN cơ bản:
    Mạng cục bộ LAN lad hệ chuyền thông tốc độ cao được thiết kế để kết nối các máy tính và các thiết bị xử lý dữ liệu khác nhau cùng hoạt động với nhau trong một khu vực địa lý nhỏ như ở một tầng của toà nhà, hoặc trong một toà nhà . Một số mạng LAN có thể kết nối lại với nhau trong một khu làm việc.
    Các mạng LAN trở nên thông dụng vì nó cho phép những người sử dụng dùng chung những tàI nguyên quan trọng như máy in màu, ổ đĩa CD- ROM, các phần mềm ứng dụng và những thông tin cần thiết khác. Trước khi phát triển công nghệ LAN các máy tính là độc lập với nhau, bị hạn chế bởi số lượng các chương trình tiện ích, sau khi nối mạng LAN rõ ràng hiệu quả của chúng tăng lên gấp bội.
    1.1.1.Các thiết bị nối chính của LAN:
    1.1.1.1.Card mạng – NIC(Network Interface Card)
    Card mạng _ NIC là một thiết bị được cắm vào trong máy tính để cung cấp cổng kết nối vào mạng.Card mạng được coi là thiết bị hoạt động ở lớp 2 của mô hình OSI. Mỗi card mạng có chứa một địa chỉ duy nhất là địa chỉ MAC- Media Access Control. Card mạng điều khiển việc kết nối của máy tính vào các phương tiện truyền dẫn trên mạng. Card thực hiện các chức năng quan trọng:
    - Điều khiển liên kết luận lý: liên lạc với các lớp trên trong máy tính.
    - Danh định: cung cấp một danh định là địa chỉ của MAC.
    - Đóng Frame: định dạng, đóng gói các bit để truyền tải.
    - Điều khiển truy xuất môi trường: cung cấp truy xuất có tổ chức để chia sẻ môi trường.
    - Báo hiệu: tạo các tín hiệu và giao tiếp với môi trường bằng cách dùng các bộ thu phát tích hợp sẵn.
    Card mạng quyết định phần lớn các đặc tính của LAN như:
    - Kiểu cáp.
    - Topo.
    - Phương pháp truy nhập mạng.
    - Tốc độ truyền thông tin.
    Thiết bị host không phải là một phần của bất cứ lớp nào của mô hình OSI, chúng hoạt động tại tất cả 7 lớp của mô hình OSI: kết nối vật lý với card mạng với các lớp OSI khác được thực hiện bằng phần mềm bên trong host.

    1.1.1.2. Repeater Bộ lặp:
    Repeater là một thiết bị hoạt động ở mức 1 của mô hình OSI khuyếch đại và định thời lại tín hiệu. Thiết bị này hoạt động ở mức 1 (Physical. repeater khuyếch đại và gửi mọi tín hiệu mà nó nhận được từ một port ra tất cả các port còn lại. Mục đích của repeater là phục hồi lại các tín hiệu trên đường truyền mà không sửa đổi gì.
    1.1.1.3. Hub:


    Là một trong những yếu tố quan trọng nhất của LAN, đây là điểm kết nối dây trung tâm của mạng, tất cả các trạm trên mạng LAN được kết nối thông qua hub. Một hub thông thường có nhiều cổng nối với người sử dụng để gắn máy tính và các thiêt bị ngoại vi. Mỗi cổng hỗ trợ một bộ kết nối dây xoắn 10 BASET từ mỗi trạm của mạng. Khi có tín hiệu Ethernet được truyền tự một trạm tới hub, nó được lặp đI lặp lại trên khắp các cổng của hub. Các hub thông minh có thể định dạng, kiểm tra, cho phép hoặc không cho phép bởi người điều hành mạng từ trung tâm quản lý hub.
    Có ba loại hub:
    - Hub đơn (stand alone hub ).
    - Hub phân tầng (stackable hub, có tài liệu gọi là hub sắp xếp ).
    - Hub modun (modular hub ) Modular hub rất phổ biến cho các hệ thống mạng vì nó có thể dễ dàng mở rộng và luôn có chức năng quản lý, modular có từ 4 đến 14 khe cắm, có thể lắp thêm các modun 10 BASET.
    Stackable hub là một ý tưởng cho những cơ quan muốn đầu tư tối thiểu ban đầu cho nhưng kế hoạch phát triển LAN sau này.
    Nếu phân loại theo khả năng ta có 2 loại:
    - Hub bị động (Passive hub): Hub bị động không chứa những linh kiện điện tử và cũng không xử lý các tín hiệu dữ liệu, nó có chức nưng duy nhất là tổ hợp các tín hiệu từ một số đoạn cáp mạng.
    - Hub chủ động (Active hub ): Hub chủ động có những linh kiện điện tử có thể khuyếch đại và xư lý tín hiệu điện tư truyền giữa các thiết bị của mạng. Quá trình xử lý dữ liệu được gọi là táI sinh tín hiệu, nó làm cho tín hiệu trở nên tốt hơn, ít nhậy cảm và lỗi do vậy khoảng cách giữa các thiết bị có thể tăng lên. Tuy nhiên những ưu điểm đó cũng kéo theo giá thành của hub chủ động cao hơn nhiều so với hub bị động.
    Về cơ bản, trong mạch Ethernet, hub hoạt động như một repeater có nhiều cổng.
    - Dây cáp đồng trục sợi tơ (thick coax ) thì gọi là 10 BASET5 (Tốc độ 10 Mbps, tần số cơ sở, khoảng cáp tối đa 500m ).
    - Dây cáp đồng trục sợi nhỏ (thin coax ) gọi là 10 BASET2 (Tốc độ 10 Mbps, tần số cơ sở, khoảng cáp tối đa 200m ).
    - Dây cáp xoắn không vỏ bọc (twisted pair ) gọi là 10 BASET (Tốc độ 10 Mbps, tần số cơ sở, sử dụng cáp sợi xoắn ).
    - Dây cáp quang (Fiber Optic Inter- Repeater Link ) gọi là FOIRL.
     
Đang tải...