Báo Cáo Thực tập tại Vụ Kinh tế Nông nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Bống Hà, 22/12/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên sau khi tốt nghiệp kết thúc phần học lý thuyết tại trường. Thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên vận dụng kiến thức lý luận đã học được ở trường vào thực tế nhằm phân tích, lý giải và giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra, qua đó củng cố và nâng cao kiến thức đã được trang bị, làm quen với công tác quản lý kinh tế.
    Đợt thực tập này được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu là giai đoạn thực tập tổng hợp và giai đoạn 2 là giai đoạn thực tập chuyên đề. Đối với mỗi giai đoạn thực tập thì yêu cầu là khác nhau: Giai đoạn thực tập tổng hợp đòi hỏi mỗi sinh viên phải có cái nhìn tổng quan và những nhận xét, đánh giá của riêng mình về tình hình thực tế của cơ quan nơi mà sinh viên thực tập. Ngoài ra còn cần phải có kết quả hoạt động và phương hướng hoạt động của cơ sở thực tập trong thời gian tới.
    Với những yêu cầu trên, trong năm tuần thực tập tại Vụ Kinh tế Nông nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS Phan Thị Nhiệm và tập thể các cô chú, anh chị trong vụ đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo tổng hợp này. Bản báo cáo gồm có các nội dung sau:
    CHƯƠNG I: Giới thiệu chung về Bộ Kế hoạch và Đầu tư
    CHƯƠNG II: Giới thiệu về Vụ Kinh tế Nông nghiệp

    Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS Phan Thị Nhiệm đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt giai đoạn đầu của kỳ thực tập này.
    Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các chuyên viên trong vụ đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em hòan thành giai đoạn đầu cuả kỳ thực tập này.


    NỘI DUNG
    CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ VÀ VỤ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP.
    I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ
    1. Quá trình xây dựng và trưởng thành của Bộ kế hoạch và đầu tư.
    Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới được thành lập, ngày 31/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 78-SL thành lập ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ một kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hoá. Ủy ban gồm các ủy viên là tất cả các Bộ trưởng, thứ trưởng, có các Tiểu ban chuyên môn, được đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ.
    Đến ngày 14 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ (thay cho ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết).
    Ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập uỷ ban Kế hoạch Quốc gia và ngày 14 tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông tư số 603-TTg thông báo quyết định này.
    Năm 1961, uỷ ban Kế Hoạch Quốc gia được đổi tên thành uỷ ban Kế hoạch Nhà nước. Ngày 9 tháng 10 năm 1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, trong đó xác định rõ uỷ ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hoá quốc dân theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...