Báo Cáo Thực tập tại Tổng Công ty điện lực Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Bống Hà, 11/7/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổng Công ty Điện lực Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là ELECTRICITY OF VIETNAM (viết tắt là EVN), đặt trụ sở tại 18 Trần Nguyên Hãn, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Tổng Công ty Điện lực Việt Nam chịu sự quản lý của Bộ Công Nghiệp và của các cơ quan Nhà nước khác theo quy định của pháp luật; phối hợp với các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa phương để thực hiện nhiệm vụ của mình.
    Tổng Công ty điện lực Việt Nam được thành lập vào ngày 27 tháng 1 năm 1995 để thống nhất quản lý toàn ngành trên phạm vi cả nước nhằm huy động tối ưu mọi nguồn lực của cả ba miền trong việc xây dựng và phát triển ngành điện lực cho sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước.

    I. CHỨC NĂNG,NHIỆM VỤ CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM:
    Quyết định số 562/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ về việc thành lập Tổng Công ty Điện lực Việt Nam,căn cứ vào Nghị Định số 14/CP của Chính Phủ về thành lập Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam quy định chức năng và nhiệm vụ của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam như sau:
    1. Chức năng của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam:
    Tổng Công ty Điện lực Việt Nam là doanh nghiệp lớn của Nhà Nước, gồm nhiều doanh nghiệp thành viên và đơn vị sự nghiệp, hoạt động trong phạm vi cả nước về chuyên ngành kinh doanh điện (gồm các khâu nghiên cứu, khảo sát, thiết kế, xây lắp, sản xuất, truyền tải, phân phối điện, chế tạo thiết bị và phụ tùng điện, xuất nhập khẩu) và một số lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác liên quan đến ngành điện.
    2. Nhiệm vụ của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam:
    -Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh điện theo quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành điện của Nhà nước; chủ động trong công tác kinh doanh, bao gồm từ khâu xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đầu tư, đầu tư xây dựng cơ bản, khảo sát thiết kế, tổ chức xây lắp, sản xuất, truyền tải, tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư thiết bị; hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phù hợp với pháp luật, chính sách của Nhà nước.
    -Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân.
    -Nhận vốn, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và phát triển của Tổng Công ty.
    II. CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC
    Sơ đồ bộ máy tổ chức của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ( trình bày trang sau ).
    Trong đó:
    1. Hội Đồng Quản Trị Tổng Công ty Địên lực Việt Nam
    Thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu trực tiếp tài sản của Nhà nước giao cho Tổng Công ty quản lý, khai thác và sử dụng. Trong phạm vi quyền hạn của mình, HĐQT có trách nhiệm quyết định những vấn đề thuộc chủ trương, biện pháp lớn nhằm đảm bảo cho sản xuất kinh doanh điện có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao. Các thành viên HĐQT thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của HĐQT.
    1. Ban tổng hợp:
    Tham mưu giúp HĐQT chỉ đạo, quản lý công tác hành chính, văn thư, lưu trữ và công tác quản trị của Tổng Công ty; giúp HĐQT theo dõi, đôn đốc nhắc nhở Tổng Công ty thực hiện các nhiệm vụ, công tác được giao.
    2. Ban kiểm soát:
    Giám sát, kiểm tra hoạt động tài chính và sản xuất kinh doanh trong nội bộ Tổng Công ty theo pháp luật và Điều lệ Tổng Công ty.
    3. Tổng Giám Đốc
    Là thành viên HĐQT, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Thủ Tướng Chính Phủ và HĐQT về việc chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của Tổng Công ty theo đúng điều lệ và các quy chế của Tổng Công ty, về kết quả sản xuất kinh doanh điện của Tổng Công ty, về bảo toàn và phát triển vốn Nhà Nước giao cho Tổng Công ty.
    4. Phó Tổng Giám đốc sản xuất nguồn:
    Phụ trách lĩnh vực vận hành và sửa chữa nguồn điện sản xuất cơ khí nguồn điện, khoa học công nghệ môi trường.
    5. Phó Tổng Giám đốc sản xuất lưới:
    Phụ trách lĩnh vực vận hành và sửa chữa lưới điện, điều độ hệ thống điện, sản xuất cơ khí lưới địên.
    6. Phó Tổng Giám đốc kinh doanh:
    Phụ trách lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng, điện nông thôn; chỉ đạo công tác đàm phán mua, bán điện với các nước và các dự án đầu tư xây dựng theo hình thức BOT, IPP, BOO; công tác thị trường điện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...