Báo Cáo Thực tập tại Tổng Công ty Dệt May Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Bống Hà, 4/12/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NỘI DUNG CHÍNH
    I . GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CễNG TY
    1. Quỏ trỡnh ra đời
    Ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam ra đời từ những năm 1958 ở miền Bắc và những năm 1970 ở miền Nam, tuy nhiên sau khi đất nước thống nhất, thì dệt may Việt Nam mới có sự phát triển đáng kể. Tuy nhiên, thời kỳ này hàng dệt may của chúng ta chủ yếu xuất sang thị trường Liên Xô và các nước Đông Âu theo nghị định thư được ký kết hằng năm giữa các Chính phủ.
    Việc xuất khẩu hàng dệt may theo nghị định thư hoàn toàn chịu sự quản lý của Nhà nước, chỉ tiêu hàng dệt may xuất khẩu được giao cho một số đơn vị làm đầu mối xuất khẩu, sau đó các tổ chức đầu mối này mới giao cho các đơn vị sản xuất thực hiện. Việc mua bán sản phẩm dệt may giai đoạn này được hiểu theo nghĩa tương trợ là chính.
    Chiến lược phát triển nền kinh tế theo hướng mở cửa từ Đại hội VI của Đảng năm 1986 với việc nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đã đưa lại cho ngành dệt may những định hướng và động lực phát triển mới. Tuy nhiên, do mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, tư tưởng bao cấp vẫn còn tồn tại nên thời kỳ này, việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và mẫu mã của sản phẩm chưa được chú trọng do cơ cấu đầu tư của ngành thời kỳ này chỉ chủ yếu xuất khẩu sang các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô và Đông Âu.
    Năm 1987, Liên hiệp các xí nghiệp dệt được chuyển thành Liên hiệp sản xuất – xuất khẩu Dệt, kết hợp sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu.
    Năm 1993, Liên hiệp sản xuất – xuất khẩu Dệt được chuyển đổi thành Tổng công ty dệt Việt Nam (TEXTIMEX) với 2 chức năng chính:
    - Trung tâm thương mại của ngành dệt, lấy xuất nhập khẩu là trung tâm hoạt động để thúc đẩy quá trình phát triển của ngành.
    - Làm đầu mối của ngành Kinh tế – kỹ thuật và là hạt nhân của Hiệp hội dệt Việt Nam.
    Tuy vậy, mô hình này chưa đáp ứng được yêu cầu củng cố và phát triển ngành dệt, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp, không tạo được thế và lực để thúc đẩy và phát triển sản xuất kinh doanh.
    Mặt khác, Nghị định 388-HĐBT đã tạo điều kiện cho các cơ sở dệt may phát huy thế chủ động nhưng các cơ sở này lại thiếu sự liên kết với nhau để tạo thành sức mạnh, bên cạnh đó còn xuất hiện tình trạng tranh mua, tranh bán trong sản xuất kinh doanh. Do quản lý phân tán nên chúng ta không đủ sức có đại diện ở một số nước cũng như các cuộc triển lãm ở nước ngoài. Nhiều công ty nước ngoài đã lợi dụng sơ hở về mặt quản lý để chèn ép và thực hiện những thủ đoạn dẫn đến thua thiệt cho đất nước ta nói chung và các cơ sở dệt may nói riêng.
    Hơn nữa, năm 1989-1990 Liên Xô cũ và các nước Đông Âu tan rã, thị trường quen thuộc chiếm thị phần 90% của ta không còn. Thêm vào đó, lệnh cấm vận của Mỹ đối với nước ta càng làm cho ngành dệt may vốn đã khó khăn càng trở nên khó khăn. Tuy vậy, ngành dệt may cũng chứng tỏ đã trưởng thành về mọi mặt, ngành dệt may nước ta đã nhanh chóng chuyển hướng xuất khẩu sang các nước kinh tế thị trường: Các nước EU, Hàn Quốc, Nhật Bản . Thị trường mới yêu cầu chất lượng rất cao, đòi hỏi ngành dệt may phải đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...