Báo Cáo Thực tập tại Nhà máy xử lý nước thải khu chế xuất Linh Trung

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục

    Chương 1:

    I. Mở đầu:

    II. Giới thiệu về KCX Linh Trung:

    Chương 2:

    I. Lịch sử thành lập và phát triển nhà máy:

    II. Địa điểm xây dựng, nguồn tiếp nhận:

    III. Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự:

    IV. Quy trình sản xuất và xác định các dòng vật chất:

    V. Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy:

    VI. An toàn lao động, PCCC:

    Chương 3: Lưu lượng và tính chất các dòng thải

    Chương 4:

    I. Sơ đồ công nghệ:

    II. Nhiệm vụ, cấu tạo các công trình chính:

    Tiền xử lý:

    Xử lý sinh học:

    Xử lý bậc cao:

    Xử lý bùn thải:

    IV.Phương pháp vận hành:

    1)Giai đoạn xử lý sinh học:

    2)Giai đoạn xử lý cấp cao:

    3)Bể hấp thụ than hoạt tính:

    4)Máy ép bùn:

    IV. Sự cố trong hệ thống và biện pháp khắc phục:

    1)Hố bơm nước thải:

    2)Bể xử lý sinh học:

    3)Bể lọc tinh:

    4)Bể hấp thụ than hoạt tính:

    5)Bể phân hủy bùn hiếu khí:

    6)Điều chỉnh liều lượng Clo khử trùng:

    V. Hiệu quả xử lý của từng công đoạn:

    Chương 5: Kinh tế

    Chương 6:

    I. Nhận xét:

    II. Kiến nghị:

    III. Kết luận:

    Chương 1:

    I. Mở đầu:

    Dưới áp lực của đô thị hóa và sự gia tăng dân số, các khu công nghiệp và khu chế

    xuất ra đời như một tất yếu khách quan nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất

    khẩu. Trong những năm gần đây trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã

    hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung, thu hút nhiều dự án đầu tư, góp phần giải

    quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động, nâng cao giá trị sản xuất công

    nghiệp trong tổng GDP vùng, tạo ra nhiều sản phẩm thiết yếu phục vụ cho nhu cầu

    tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân Việt Nam

    tranh thủ học hỏi kinh nghiệm và từng bước nâng cao trình độ sản xuất công nghiệp

    trong nước

    Đến nay Chính phủ đã có quyết định thành lập 36 khu công nghiệp tại Thành phố

    Hồ Chí Minh và vùng lân cận trong tổng số 60 khu công nghiệp trong cả nước, trong

    đó có hai khu chế xuất (KCX Tân Thuận và KCX Linh Trung) và 34 khu công nghiệp

    với tổng diện tích chiếm đất theo quy hoạch được duyệt là 18749 ha. Các khu công

    nghiệp ra đời nhằm góp phần giảm thiểu chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng và thúc đẩy

    sự phát triển của kinh tế khu vực.

    Tuy nhiên sự ra đời của các khu chế xuất và khu công nghiệp ngoài lợi ích trên lại

    nảy sinh một mâu thuẫn mới. Sự mất cân bằng về sinh thái, sự gia tăng áp lực của con

    người lên môi trường, sự biến đổi cấu trúc xã hội, những vấn đề liên quan đến sức

    khỏe cộng đồng, nước thải, khí thải, tiếng ồn, rác thải công nghiệp

    Hiện tại nhiều khu công nghiệp không chú trọng đến việc lắp đặt hệ thống xử lý

    nước thải mà thải trực tiếp nước thải ra hệ thống kênh rạch. Điều này dẫn đến nồng

    độ BOD, COD của các kênh rạch vào mùa khô rất cao, quá trình phân hủy kỵ khí tạo

    thành các loại khí có mùi hôi rất khó chịu.

    Ở phía Nam, hệ thống sông Sài Gòn và các kênh rạch mặc dù khả năng tự làm

    sạch là rất cao nhưng đến nay không còn nữa. Qua khảo sát thực tế, nước sông Sài

    Gòn hiện nay đã có sự nhiễm bẩn vượt mức cho phép về nước cấp. Hệ thống sông

    Đồng Nai nơi tiếp nhận nước thải của hơn 200 nhà máy đang hoạt động từ 6 khu công

    nghiệp, qua khảo sát cũng cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm vượt mức cho phép đối

    với nguồn nước cấp.

    Trước tình trạng trên, việc tiến hành xử lý nước thải của các khu công nghiệp phải

    đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là bắt buộc. Đối với từng

    nhà máy trong khu công nghiệp, việc bắt buộc phải tiến hành xử lý nước thải của

    mình đúng tiêu chuẩn thải mới được thải ra hệ thống xả chung của khu công nghiệp

    đã trở thành một gánh nặng cho mỗi nhà máy đặc biệt là những nhà máy có lưu lượng

    nước thải thấp và cũng là một trong những trở ngại khiến cho giới đầu tư cân nhắc khi

    tham gia xây dựng tại khu công nghiệp. Do đó, nhằm giảm chi phí cho các doanh

    nghiệp trong việc bảo vệ môi trường và giúp cho các chủ đầu tư giảm bớt nỗi lo về

    chất lượng nước thải đầu ra của mình khi thải vào hệ thống chung; giúp bảo vệ môi

    trường sống, lao động và làm việc, sinh hoạt của công nhân và nhân dân trong và

    xung quanh khu công nghiệp nên chủ đầu tư khu công nghiệp đã phải tiến hành xây

    dựng nhà máy xử lý nước thải chung cho toàn khu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...