Báo Cáo Thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Hà Nội

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Bống Hà, 6/12/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Quá trình hình thành và phát triển
    Ngày 26 tháng 3 năm 1988 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 53/HĐBT thành lập các Ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Việt Nam (nay là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam). Ngân hàng nông nghiệp được phát triển trên một số Cục, Vụ ngân hàng nhà nước Trung ương; các chi nhánh trực thuộc được tách từ các ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố và tiếp nhận toàn bộ mạng lưới, con người, bộ máy, cơ sở vật chất của các chi nhánh ngân hàng nhà nước huyện, thị. Để mở rộng mạng lưới hoạt động của mình, ngân hàng phát triển Nông nghiệp Việt Nam đã thành lập các chi nhánh, các sở giao dịch, và các phòng giao dịch trên phạm vi khắp cả nước.
    Theo tinh thần đó, Chi nhánh Ngân Hàng Phát triển Nông Nghiệp Thành phố Hà Nội (nay là NHNo&PTNT Hà Nội) đã được thành lập theo quyết định số 51-QĐ/NH/QĐ ngày 27/6/1988 của Tổng Giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN Việt Nam) trên cơ sở 28 cán bộ cùng với 21 Công ty, xí nghiệp thuộc lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp được điều động từ Ngân hàng Công-Nông-Thương thành phố Hà Nội và 12 chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện được đổi tên từ các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước đã hội tụ về trụ sở chính tại số 77 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
    Từ những ngày đầu thành lập, với 1.182 lao động, 18 tỷ nguồn vốn, chủ yếu là tiền gửi Ngân sách huyện và 16 tỷ dư nợ mà hầu hết là nợ cho vay các xí nghiệp Quốc doanh, các hợp tác xã đã trở thành nợ tồn đọng,trụ sở, phương tiện, kho tàng không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh. Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Hà Nội đã gặp không ít khó khăn và sớm phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh với các Ngân hàng đã có bề dày hoạt động kinh doanh và có nhiều lợi thế hơn hẳn, không những thế còn luôn trong tình trạng thiếu vốn, thiếu tiền mặt. Những năm đầu cùng với sự hỗ trợ nguồn vốn của Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Trung ương cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn của Liên hiệp các Công ty Lương thực Hà Nội để mua gạo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...