Báo Cáo Thực tập tại Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Bống Hà, 4/12/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I
    TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH I
    NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

    1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
    Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập ngày 26/4/1957 theo quyết định số 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chính) và là một trong hai ngân hàng ra đời sớm nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
    Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quyết định số 259/CP của Hội đồng Chính phủ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch Nhà nước.
    Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam chính thức đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo quyết định số 401/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với một nhiệm vụ mới: tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước; huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển.
    Từ 1/1/1995 đến nay, BIDV đã có sự thay đổi cơ bản: Được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước. Đây được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất nước”; chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của BIDV.
    1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch I, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
    1.2.1. Hoàn cảnh ra đời
    Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, hệ thống ngân hàng có những thay đổi mang tính bước ngoặt. Theo 2 Pháp lệnh về ngân hàng, hệ thống ngân hàng được chia thành hai cấp: Ngân hàng Nhà nước làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực ngân hàng còn các ngân hàng thương mại trực tiếp kinh doanh.
    Đối với Ngân hàng Đầu tư, sự đổi mới về tín dụng dài hạn bắt đầu từ đầu năm 1990 khi Chính phủ giao cho Ngân hàng thí điểm chống bao cấp tín dụng dài hạn trong lĩnh vực đầu tư phát triển. Cũng vào năm 1990, Nhà nước có quyết định đổi tên Ngân hàng Đầu tư xây dựng thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với ý tưởng là ngân hàng này phải phục vụ đắc lực cho công tác phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới bằng quyết định số 401/CT của Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng Chính phủ) ngày 14/10/1990.
    Đầu năm 1991, thực hiện các quyết định của Nhà nước và Thống đốc NHNN, BIDV triển khai hoạt động theo mô hình tổ chức mới. Ban lãnh đạo BIDV xác định: Vốn là mặt trận phía trước, tín dụng là trung tâm với phương châm “Hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV”. Đồng thời bước đầu triển khai các dịch vụ ngân hàng, mở rộng quan hệ đối ngoại và thanh toán quốc tế, đi vào tin học. Song song với việc ổn định tổ chức và đào tạo cán bộ, BIDV cũng bước đầu mơt thêm một số linh vực hoạt động nghiêp vụ mới như: Huy động vốn; Phát hành kỳ phiếu bảo đảm giá trị theo giá vàng, Thanh toán quốc tế; Cho vay xuất nhập khẩu; Cho vay làm nhà ở;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...