Báo Cáo Thực tập tại Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Thăng Long

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Bống Hà, 3/12/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I:
    GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
    1- Qúa trình hình thành và phát triển
    Chi nhánh NHĐT&PT Thăng Long thường được gọi bằng tiếng anh là BIDV( Bank For Invesment and Development of Vietnam) là chi nhánh trực thuộc NHĐT&PT Việt Nam. Tiền thân là một phòng chuyên quản thuộc Ngân hàng Kiến thiết TW theo quyết định số 103-TC-QĐ/TCCB ngày 3/4/1974 với nhiệm vụ chính là cấp phát, thanh toán và kiểm tra vốn dầu tư xây dựng cơ bản cho công trình cầu Thăng Long
    Ngày 17/8/1981 theo quyết định số 75/NH-QĐ của Tổng Giám Đốc NHNNVN, phòng mang tên “Chi nhánh NHĐT&XD công trình trọng điểm cầu Thăng Long” được giao nhiệm vụ quản lý các nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản thuộc bộ GTVT, thực hiện các nghiệp vụ cấp phát, cho vay vốn, quản lý tiền mặt, kiểm soát thu chi quỹ lương đối với các doanh nghiệp xây lắp có mở tài khoản tại chi nhánh.
    Theo quyết định số 38/NH-QĐ ngày 2/4/1991 của Thống Đốc NHNNVN, chi nhánh được đổi tên thành Chi nhánh NHĐT&PT Thăng Long trực thuộc NHĐT&PTVN và chi nhánh được chuyển sang kinh doanh như một NHTM.
    Trụ sở chính của chi nhánh NHĐT&PT Thăng Long đặt tại đường Phạm Văn Đồng- Từ Liêm- Hà Nội.
    2- Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng
    Với xuất phát điểm là một phòng chuyên quản lý và cấp phát vốn ĐTXD, Ngân hàng Thăng Long đã thực hiện một cuộc chuyển mình để bước sang cơ chế kinh doanh của một NHTM. Với các chức năng và nhiệm vụ sau:
    - Huy động tiền gửi tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài là đồng Việt nam và đồng ngoại tệ.
    - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNNVN.
    - Làm dịch vụ thanh toán trong nước như mở tài khoản cá nhân, tổ chức kinh tế, chuyển tiền nhanh hoặc điện tử, thu hộ chi hộ, chi trả kiều hối, trả lương cho người lao động.
    - Dùng số vốn huy động cho vay ngắn hạn, trung-dài hạn đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bằng VNĐ và ngoại tệ
    - Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng đối ngoại như: thu đổi ngoại tệ, thanh toán séc, chuyển tiền Western Union, đại lý bảo hiểm và các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng.
    3- Đặc Điểm về tổ chức
    Bộ máy tổ chức của chi nhánh được bố trí thành 8 phòng ban: Phòng hành chính, phòng tổ chức cán bộ đào tạo, phòng nguồn vốn- kế hoạch tổng hợp, phòng tín dụng, phòng vi tính, phòng kế toán- ngân quỹ, tổ kiểm tra- kiểm toán và tổ nghiệp vụ thẻ.
    Được chuyển sang kinh doanh như một ngân hàng thương mại, nên việc mở rông thị trường để thực hiện kinh doanh thu lợi nhuận là một điều tất yếu. Vì vậy, chi nhánh đã mở rộng điểm giao dịch của mình trên khắp thành phố Hà nội tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tham gia giao dịch với Ngân hàng. Từ năm 1991 chi nhánh chỉ có 3 điểm giao dịch nay chi nhánh đã có thêm 5 điểm giao dịch: Quỹ tín dụng số 3, Quỹ tín dụng số 4, Qũy tín dụng số 5, Quỹ tín dụng số 7 và Quỹ tín dụng số 8. Trong đó, chỉ có 140 cán bộ công nhân viên và 34 lãnh đạo chủ chốt.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...