Báo Cáo Thực tập tại Công ty xi măng Hải Phòng.

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Bống Hà, 5/12/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I – Vài nét về quá trình hình thành và phát triển Công ty xi măng Hải Phòng.
    1.1 - Giới thiệu chung.
    Công ty Xi măng Hải Phòng là doanh nghiệp nhà n¬ước, trực thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam. Đư¬ợc thành lập theo Quyết định số 353/BXD-TCLĐ, ngày 09/8/1993 của Bộ tr¬ưởng Bộ Xây dựng. Tiền thân của Công ty là nhà máy Xi măng Hải Phòng, được Đế quốc Pháp xây dựng ngày 25/12/1899 trên vùng đất ngã ba Sông Cấm và Kênh đào Hạ Lý.
    - Xi măng Hải Phòng được ra đời sớm nhất ở Việt Nam và Đông Dương, từ lâu được coi là những trọng điểm kinh tế của đất nước và là cái “Nôi” của ngành Công nghiệp Xi măng Việt Nam.
    - Địa điểm của Công ty : Tràng Kênh -Thị trấn Minh Đức - Huyện Thuỷ Nguyên – Thành Phố Hải Phòng.
    - Trụ sở tại Số 1 đường Hà Nội - Quận Hồng Bàng - Thành phố Hải Phòng
    - Đăng kí nộp thuế tại Kho bạc Nhà nước.
    - Mã số thuế : 0200155219.
    - Tài khoản : 710A – 00328 Ngân hàng Công thương Hồng Bàng - Hải Phòng.
    - Điện thoại : 0313.824014 - Fax : 0313.842012.
    - wesbsite : Ximanghaiphong.com.vn
    1.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển.
    Lịch sử hình thành và phát triển trên 100 năm của Công ty luôn gắn liền với lịch sử phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam. Đây cũng là một trong những nhà máy đầu tiên hình thành nên giai cấp công nhân Việt Nam, Chi bộ Đảng đầu tiên tại Hải Phòng.
    Từ năm 1899 – 1925 : Đây là giai đoạn khởi công xây dựng và đi vào sản xuất, toàn bộ nhà máy có 04 lò đứng theo phương pháp khô ( nửa thủ công) năm 1925 phát triển thêm thành 25 lò đứng theo kiểu Vertical Candlot sản xuất Xi măng theo phương pháp khô, hoạt động nửa thủ công, nửa cơ khí. Công suất thiết kế có khả năng sản xuất 150.000 tấn/năm.
    Ngày 8/1/1930 dưới sự lãnh đạo và tổ chức của Chi bộ Đảng đã phát động cuộc đình công lớn thu hút gần 2000 công nhân tham gia đấu tranh với giới chủ, đòi tăng lương, giảm giờ làm . Ngày 8/1/1930 đã trở thành ngày truyền thống cách mạng của Công nhân xi măng Hải Phòng và nay trở thành ngày truyền thống của công nhân viên chức ngành Công nghiệp Xi măng Việt Nam.
    Trong thời kỳ giành chính quyền (1941-1945) cũng như trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) Đảng bộ Xi măng Hải Phòng luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường, sáng tạo để đóng góp sức người, sức của cho chiến tranh giải phóng dân tộc. Sau Hiệp định Giơ - Ne - Vơ về Đông Dương (1954), địch âm mưu phá hoại nhà máy, di chuyển máy móc thiết bị vào Nam, Cấp uỷ đảng đã lãnh đạo cán bộ đảng viên, công nhân Xi măng Hải Phòng mưu trí, dũng cảm phân tán cất giấu máy móc. Đến năm 1955 Chính quyền ta tiếp quản, hàng nghìn công nhân đã trở lại làm việc và mang máy móc đã cất giấu về lắp đặt, sửa chữa khôi phục nhà máy.
    Từ năm 1925 - 1954 Công ty sản xuất theo phương pháp ướt lò hiện đại (3 lò nung ) tổ chức theo giây truyền khép kín sản lượng đạt trên 305.000 tấn xi măng đen / năm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...