Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần bảo hiểm hàng không (VNI) I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần bảo hiểm hàng không (VNI) Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần bảo hiểm hàng không Tên tiếng anh : Việt Nam National Aviation Insurance Company Tên viết tắt : VNI Tên giao dịch : Bảo hiểm hàng không Trụ sở chính : Tầng 16 tòa nhà Việt Tower , 01 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội. Tel: + 84 – 4 – 276 5555 Fax: + 84 – 4 – 276 5556 E-mail: [email protected] VNI được thành lập theo quyết định số 49 GP/KDBH, ngày 23/04/2008 của Bộ Tài Chính. Với số vốn điều lệ 500.000.000.000 VNĐ. Trong đó, cổ đông sáng lập lớn nhất là Tổng Công ty Hàng không Việt Nam vốn góp 20%. Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam vốn góp 10%. Tổng công ty lắp máy Việt Nam vốn góp 10%. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hà Nội(GLEXIMCO) vốn góp là 10%. Công ty cổ phần Nam Việt vốn góp là 08% . Công ty cổ phần bảo hiểm hàng không là công ty bảo hiểm đầu tiên của ngành giao thông vận tải nói chung và ngành Hàng không nói riêng.Với các cổ đông như : Tổng công ty Hàng không Việt Nam Vietnam Airlines Add: 200, Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội Tel: 84- 4- 38 732 732 Fax: 84-4-32 700 222 Web: www.vietnamairlines.com Khởi đầu từ năm 1956 với đội ngũ máy bay chỉ gồm 5 chiếc, Vietnam Airlines đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển trước khi trở thành như ngày nay. Với tên gọi là Hàng không dân dụng Việt Nam, Vietnam Airlines bắt đầu bay với tư cách một hãng hàng không độc lập ngay sau khi tiếp quản sân bay Gia Lâm. Qua hơn 48 năm, Vietnam Airlines đã trải qua nhiều thay đổi. Và với mỗi đổi thay, chúng tôi không ngừng phát triển, mở rộng và cải thiện dịch vụ để trở thành một hãng hàng không đạt tiêu chuẩn quốc tế. Năm 1993, Vietnam Airlines đổi tên thành Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam. Năm 1995, Tổng công ty hàng không Việt Nam được thành lập với tư cách là một tập đoàn kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của nhà nước. Tổng công ty có chức năng nhiệm vụ kinh doanh, dịch vụ, phục vụ về vận tải hàng không đối với hành khách, hàng hóa ở trong nước và nước ngoài, trong đó có xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, xây dựng, tạo nguồn vốn, thuê và mua sắm tầu bay, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty; liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài. Từ đó đến nay, chúng tôi đã đạt được sự tăng trưởng vững chắc trong kinh doanh vận chuyển hành khách và các loại hình dịch vụ khác. Tiếp tục vươn tới tương lai, Vietnam Airlines đã xây dựng những định hướng lớn cho sự phát triển của mình. Đó là xây dựng Tổng công ty Hàng không Việt Nam trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, phát huy vai trò của một đơn vị kinh tế kỹ thuật hiện đại, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng. Trên cơ sở lấy kinh doanh vận tải hàng không làm cơ bản đồng thời đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, nhanh chóng hiện đại hóa, làm chủ công nghệ mới, nâng cao vị thế, xây dựng Vietnam Airlines trở thành một hãng hàng không có tầm cỡ, có bản sắc, là một trong những hãng hàng đầu của khu vực về chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh. Trong 3 năm trở lại đây, Vietnam Airlines không ngừng phát triển mạng bay và tiếp tục mở thêm nhiều đường bay mới quốc tế và nội địa. Hiện nay, chúng tôi khai thác và hợp tác đến 18 thành phố trong nước và 38 thành phố trên thế giới ở châu Âu, châu Á, châu Úc và Bắc Mỹ. Năm 2006, Vietnam Airlines đã vận chuyển được gần 6,8 triệu hành khách trong đó có gần 3,1 triệu khách trên các chuyến bay quốc tế, và 3,7 triệu khách trên các chuyến bay nội địa. Ngoài ra, Vietnam Airlines cũng chuyên chở được khoảng 106 nghìn tấn hàng hoá. Để làm cho sản phẩm của Vietnam Airlines đa dạng, phong phú và tiện lợi hơn đối với hành khách, chúng tôi đã liên danh liên kết với nhiều đối tác trên thế giới thông qua các hợp tác liên doanh; liên danh trao đổi chỗ và các hợp đồng trao đổi; chia chặng đặc biệt . Hiện nay, phạm vi kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam bao gồmnhững lĩnh vực sau: Kinh doanh, dịch vụ và phục vụ vận tải hàng không đồng bộ đối với hành khách, hàng hóa ở trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, Tổng công ty Hàng không Việt Nam còn kinh doanh một số ngành nghề khác như: Xăng dầu, các dịch vụ thương mại tại các cảng hàng không, dịch vụ ủy thác xuất – nhập khẩu, các dịch vụ thương mại tổng hợp, vận tải mặt đất, nhựa cao cấp, in, khảo sát thiết kế, xây dựng công trình, cung ứng lao động chuyên ngành.