Báo Cáo Thực tập tại Bộ Tài Chính

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Bống Hà, 7/12/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần 1
    Những vấn đề chung
    1/Giới thiệu về bộ Tài chính:
    Bộ Tài chính là cơ quan của chính phủ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp và hoạt động dịch vụ tài chính (gọi chung là lĩnh vực tài chính - ngân sách), hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập và giá cả trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực tài chính - ngân sách, hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập và giá cả; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
    1.1/Chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của Bộ Tài Chính:
    1.1.1/Chức năng,vị trí:
    Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp và hoạt động dịch vụ tài chính (gọi chung là lĩnh vực tài chính - ngân sách), hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập, giá cả, chứng khoán và thị trường chứng khoán trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực tài chính - ngân sách, hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập, giá cả, chứng khoán và thị trường chứng khoán; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
    1.1.2/Nhiệm vụ và quyền hạn:
    Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như sau:
    1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
    2. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
    3. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
    4. Quản lý ngân sách nhà nước.
    5. Quản lý thu thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước.
    6. Quản lý quỹ ngân sách, quỹ dự trữ nhà nước và các quỹ tài chính khác của Nhà nước.
    7. Quản lý dự trữ quốc gia.
    8. Quản lý tài sản nhà nước.
    9. Quản lý tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.
    10. Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ và nguồn viện trợ quốc tế.
    11. Quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán.
    12. Quản lý tài chính các ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng và dịch vụ tài chính.
    13. Quản lý hoạt động hải quan.
    14. Quản lý nhà nước về giá.
    15. Phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...