Báo Cáo Thực tập tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Bống Hà, 7/12/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, tạo nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức, đối với sự phát triển của nhiều nuớc. Nước ta cũng không phải là một ngoại lệ. Chúng ta có rất nhiều điểm hấp dẫn để thu hút các nhà đầu thu trực tiếp nước ngoài. Một trong những điểm hấp dẫn đó là chúng ta có một lực lượng lao động thông minh, cần cù, thích nghi nhanh với môi trường làm việc mới.
    Tuy nhiên, từ những thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nền kinh tế thế giới có những biến chuyển sâu sắc do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là cách mạng công nghệ thông tin, sinh học, tự động hoá. Điều này đòi hỏi nước ta phải có những chính sách phát triển dân số và nguồn lao động hợp lí, phù hợp với xu hướng phát triển, vì dân số - nguồn nhân lực là lực lượng thúc đẩy hay cản trở quá trình phát triển kinh tế xã hội của một nứơc. Bên cạnh đó vấn đề tiền lương cũng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách vì nó không chỉ liên quan trực tiếp đến hàng triệu người lao động, mà còn tác động đến quyết định kinh doanh, mở rộng sản suất của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
    Theo nhà tương lai học Thierry Gaudin, kể từ cuối thế kỉ XX, một nửa kiến thức về công nghệ ( theo nghĩa rộng ) của nhân loại đã bị lỗi thời trong 5 năm, do vậy mà không có ít các đối tượng của nước ta đã bị đẩy ra khỏi cuộc chơi. Nên cần có các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội, đồng thời tạo điều kiện và môi trường lao động, để họ tự khẳng định khả năng nâng cao cơ hội tiếp xúc với những cơ hội mới, đảm bảo cuộc sống ổn định, đặc biệt đối với giới nữ, vốn từ lâu được xem là đối tượng “yếu thế”.
    Với vai trò, vị trí và nhiệm vụ như vậy mà ngày 14 tháng 4 năm 1978 tại QĐ79-CP của Hội đồng Chính phủ, Viện Khoa học Lao động được thành lập và đến đầu tháng 3 năm 1987 đựơc đổi tên thành Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội.
    Được sự giới thiệu của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh, Thạc sĩ Phạm Thị Hương Huyền và sự đồng ý của Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan-Phó giám đốc, nên tôi đã được thực tập tại trung tâm thông tin và phân tích dự báo chiến lược trong khoảng thời gian từ ngày 12 tháng 1 năm 2009 đến ngày 6 tháng 5 năm 2009. Báo cáo thực tập tổng hợp của tôi sẽ trình bày tổng quan về cơ sở thực tập cùng một số đề xuất về chuyên đề thực tập.

    PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
    1.1 Tóm lược lịch sử phát triển
    Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ngày nay được hình thành từ quá trình xây dựng và phát triển, tiếp thu, kế thừa và phát huy chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của 7 Bộ và cơ quan : Bộ Lao động, Bộ Cứu tế xã hội, Bộ Xã hội, Bộ Thương binh – Cựu binh, Bộ Nội vụ, Bộ Thương binh và Xã hội và Uỷ ban Điều tra tội ác chiến tranh.
    Quá trình hình thành và phát triển về tổ chức gồm 4 giai đoạn:
    - Giai đoạn 1945 - 1954
    - Giai đoạn 1955 - 1964
    - Giai đoạn 1965 - 1975
    - Giai đoạn 1976 - 1985
    - Giai đoạn từ 1986 đến nay
    1.2 Vị trí và chức năng
    Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp), an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội) trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực do Bộ quản lý.
    1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn
    Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
    1. Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt, các dự án, đề án và văn bản quy phạm pháp luật khác theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
    Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm và các chương trình mục tiêu quốc gia, các công trình, dự án quan trọng về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...