Báo Cáo thực tập sư phạm tại trường THCS Chánh Nghĩa và trường Nguyễn Thị Minh Khai

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN HAI:

    TỔNG QUAN

    I. LÍ DO VIẾT BÁO CÁO:
    Từ xa xưa ông cha ta đã dạy rằng “ Học đi đôi với hành”.Ngoài việc cung cấp cho người học những kiến thức mới thì người dạy còn phải tạo điều kiện cho họ được luyện tập,thực hành thêm nhằm củng cố kiến thức,hình thành kĩ năng,kĩ xảo cho người học.
    Chính vì lẽ đó mà hằng năm cứ vào dịp tháng 3 là nhà trường Sư phạm nói chung và trường ĐH Thủ Dầu Một nói riêng lại tổ chức kì Thực tập Sư phạm dành cho toàn thể sinh viên năm thứ 2,thứ 3 đi Kiến tập,Thực tập ở ngoài các trường Phổ thông.Đây là cơ hội để các giáo sinh chúng em thể hiện những gì đã tiếp thu được trong hơn 2 năm học ở trường ĐH Thủ Dầu Một về mọi mặt nói chung và rèn luyện tay nghề nói riêng.Không chỉ vậy,còn giúp trường ĐH Thủ Dầu Một đánh giá được chất lượng đào tạo của mình có hiệu quả như thế nào? Và đáp ứng được yêu cầu thực tế ở ngoài trường phổ thông ra sao?
    Trong lịch sử giáo dục của nhân loại, hoạt động giáo dục luôn phát triển theo định hướng phát triển chung của xã hội và giáo dục được xem là một “ Nhân tố then chốt của sự phát triển”.Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân,toàn xã hội.Trong đó,người trực tiếp gánh vác trách nhiệm này không ai khác là đội ngũ giáo viên, là những người kĩ sư tâm hồn luôn phấn đấu hết mình vì thế hệ trẻ.
    Không những thế,trong xã hội chúng ta có rất nhiều nghề có quan hệ trực tiếp đến con người như: Cán bộ quản lý, thầy thuốc, thầy giáo nhưng con người trong quan hệ thầy giáo không giống như các nghề khác.Vì vậy, thầy giáo là những người góp nhặt những tinh hoa của đất nước và gieo vào thế hệ trẻ những mầm xanh tương lai tươi đẹp của cuộc sống. Người ta thường bảo muốn biết đất nước đó như thế nào, phát triển không thì hãy nhìn vào nền giáo dục của nước đó nên một xã hội mạnh hay yếu, phát triển hay trì trệ còn tuỳ thuộc vào thế hệ hôm nay.
    Đối với sinh viên sư phạm ngoài việc học tập, rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ của mình chúng em còn phải tham gia vào các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, tích luỹ kinh nghiệm kiến thức .Vì vậy, mà đợt thực tập sư phạm chính là thời gian quan trọng và quý báu nhất để em tiếp cận với các em học sinh ở độ tuổi trung học, cùng hòa mình, thâm nhập vào cuộc sống của các em, xâm nhập thực tế để hiểu tâm tư tình cảm của các em, để biết được các em là lứa tuổi đang lớn, đang trưởng thành. Những tác động của giáo viên dù lớn hay nhỏ cũng đều ảnh hưởng đến nhân cách của đứa học sinh. Nhà Sư phạm phải không ngừng trao đổi về chuyên môn và tìm hiểu tâm lý học sinh, luôn gần gũi, lắng nghe và tận tình chỉ bảo cho học sinh “ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”.
    Qua đó ghi nhận lại những kết quả đạt được cũng như những kinh nghiệm rút ra từ công tác thực giảng chuyên môn và chủ nhiệm lớp. Từ đó cảm thấy bản thân cần phải phấn đấu hơn nữa để từng bước hoàn thiện mình cả về chuyên môn và phẩm chất đạo đức của bản thân.
    Thực tiễn giáo dục cho thấy mỗi người cần phải phấn đấu và học hỏi không ngừng để hoàn thiện mình và đủ sức cống hiến cho sự nghiệp giáo dục như tổ chức giáo dục liên Hiệp Quốc UNESCO đã đưa ra khuyến cáo về bốn trụ cột của nền giáo dục thế kỷ 21 là “Học để hiểu, học để hành, học để chung sống cùng nhau, học để tồn tại và phát triển”. Ngoài ra, báo cáo thu hoạch giúp sinh viên thực tập sư phạm nâng cao nhận thức về vai trò giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nắm vững những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người giáo viên trên cơ sở đó phấn đấu trở thành giáo viên giỏi. Tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức đã học và rèn luyện các kĩ năng giáo dục và dạy học trong thực tế nhà trường, từ đó hình thành năng lực sư phạm” (Điều 15 quy chế thực tập sư phạm).Đó chính là những lý do mà em viết bài báo cáo này.
    Trong thời gian thực tập tại trường, em đã đạt được một số kết quả như sau:


    Hoàn thành các tiết dạy theo đúng quy định.
    Thực hiện đúng các quy định của nhà trường, của chuyên môn tác phong sư phạm.
    Giúp các em lĩnh hội tri thức mới.

    Thông qua chủ nhiệm lớp sẽ giáo dục cho các em tư tưởng đạo đức tác phong trong học tập cũng như rèn luyện hành trang cho các em khi vào lớp.
    Tạo được mối quan hệ tốt giữa giáo sinh và giáo viên hướng dẫn, giáo sinh với quý thầy cô trong trường, giáo sinh với học sinh làm cho các em trong lớp gần gũi hơn
    Đồng thời, em cũng nhận ra rằng:
    Ngoài việc nâng cao chất lượng giảng dạy chuyên môn người giáo viên phải trao đổi về tư tưởng, đạo đức, chính trị, kịp thời nắm bắt những kiến thức mới từ đó đưa ra mục đích phấn đấu cho bản thân.
    Giáo viên hãy hết lòng yêu trẻ, luôn giúp đỡ học sinh, không bỏ mặt, không thiên vị, phải gương mẫu về mọi mặt để học sinh noi theo. Luôn tìm tòi, học hỏi những phương pháp mới.
    Năm học 2010 , trường ĐH Thủ Dầu Một có 49 sinh viên của ngành sinh học và tin học đi thực tập sư phạm được chia thành hai đoàn ở trường THCS Chánh Nghĩa và trường Nguyễn Thị Minh Khai. Riêng đoàn thực tập tại trường THCS Chánh Nghĩa gồm 24 sinh viên thuộc hai ngành SP tin và SP sinh. Trong đó, SP sinh được chia thành 2 nhóm. Nhóm em gồm 6 thành viên:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...