Tài liệu Thực tập giáo trình chuyên môn nước ngọt

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I : GIỚI THIỆU​ Với diện tích mặt nước ngọt khoảng 600.000 ha và hệ thống sông ngòi chằng chịt Đồng Bằng Sông Cửu Long được xem là nơi có tiềm năng rất lớn cho việc nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Vùng có hai con sông lớn đó là sông Tiền và sông Hậu, thuộc hệ thống sông Mê Kông nên rất được thiên nhiên ưu đãi và có nhiều thuận lợi để phát triển thủy sản.
    Các đối tượng có giá trị được nuôi của vùng là cá tra, basa, cá lóc, cá trê, rô đồng, rô phi, chép . Đây là các dối tượng rất quan trọng vì nó có hàm lượng dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon, dễ chế biến, được nhiều người trong nước cũng như trên thế giới ưu chuộng nên được xem là đối tượng nuôi có giá trị xuất khẩu.
    Theo FAO, Việt Nam đang đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu thuỷ sản, thứ 5 về sản lượng nuôi trồng và thứ 12 về sản lượng khai thác. Năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 4,5 tỉ USD tăng 33,7% về khối lượng và 19,8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Trong năm nay nghề nuôi thủy ở ĐBSCL gặp nhiều khó khăn ,do thời tiết bất lợi và thị trường tiêu thụ cũng giãm ở hai đối tượng chủ lực là tôm sú và cá tra, cá basa Ở ĐBSCL người dan nuôi cá vói nhiều hình thức như: nuôi ao, bè,lồng,đăng quần với các mô hình khác nhau như: nuôi ghép, nuôi đơn, nuôi thâm canh, quảng canh ,bán thâm canh và đây là một nghề góp phần xóa đối giảm nghè hiệu quả ở nước ta . Chính vì thế mà nghàn thủy sản cũng nhận được nhiều đầu tư từ ngân sách nhà nước , đó là các chương trình hỗ trợ đân nghèo nuôi cá xóa đối giảm nghèo, vùng nhiễm mặn, vùng nhiễm phèn canh tác lúa kém hiệu quả , gốm phầm đa dạng đối tượng canh tác , tăng hiệu quả đầu tư trên cùng diện tích.

    Để góp phần thực hiên có hiệu quả mục tiêu này thì sự đống góp của các nhà khoa học về kỹ thuật là vô cùng toa lớn, đứng trước yêu cầu đó , là một sinh viên nghàn nuôi trồng thủy sản thì việc nắm vững các kiến thức về sinh sản, kỹ thuật nuôi , quản lý vận hàng các công trình là rất cần thiết, từ đây ta lại thấy được tầm quang trọng của môn “ Thực tập chuyên môn nước ngọt” đối với sinh viên nghàn thủy sản, yêu cầu chung cho sinh viên sau khi học xong môn học này là phải biết cách vận hành các công trình sản xuất cá giống , qui trình nuôi vỗ cá bố mẹ, kỹ thuật sinh sản, ưong nuôi cá bột và kỹ thuật nuôi cá thâm canh trong ao,lồng, bè, mô hình nuôi cá – lúa, tôm – lúa và mô hình VAC ,mô hình nuôi các loài thủy đặc sản và cách viết bài báo cáo thu hoạch.




    Sinh Viên Thực Hiện!

    PHẦN II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
    2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ NƯỚC NGỌT

    2.1.1 Cá Sặc Rằn (Trichogaster pectoralis)
    [​IMG]
    2.1.1.1 Đặc Điểm Hình Thái
    Thân cá dẹp bên. Vảy lược phủ khắp thân và đầu, có một số vảy nhỏ chồng lên gốc vi hậu môn, vi đuôi, vi lưng, vi ngực. Đường bên bắt đầu từ mép trên lỗ mang cong lên phía trên một đoạn ngắn rồi uốn cong đến trục giữa thân sau đó ngoằn ngoèo đến điểm giữa gốc vi đuôi. (theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).

    Phần lưng của thân và đầu có màu xanh đen hoặc xám đen và lợt dần xuống bụng. Có nhiều sọc đen nằm xiên vắt ngang thân cá. Ở cá nhỏ sọc ngang chưa rõ nhưng có một sọc dọc chạy từ mõm đến gốc vi đuôi, ở gốc vi đuôi có một chấm đen tròn. Chấm và sọc này lợt dần và mất hẳn theo sự lớn lên của cá. Vi cá có màu xanh đen hoặc xám đen (theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).

    2.1.1.2 Phân Bố

    Cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis Regan, 1909) cũng là đối tượng nuôi quan trọng hiện nay. Cá phân bố tự nhiên ở các thủy vực vùng Đông nam Á và Nam Việt nam. Cá sinh sản tự nhiên trong ao, mương, kênh, rạch, rừng tràm và ruộng lúa. Cá thích sống ở những thủy vực có nhiều cây cỏ thủy sinh với nhiều chất hữu cơ. Cà mau, Bạc liêu, Sóc trăng, Cần Thơ và Kiên giang là những tỉnh có cá phân bố tập trung và sản lượng cao hiện nay ở ĐBSCL.( Dương Nhật Long, 2003)

    2.1.1.3 Ðặc Điểm Dinh Dưỡng

    Thức ăn của cá sặc rằn là phiêu sinh vật, sinh vật bám và mùn bã hữu cơ. Thức ăn cho cá con ban đầu là phiêu sinh cỡ nhỏ như luân trùng, các chất hữu cơ lơ lửng trong nước, tảo. Cá càng lớn sử dụng càng nhiều loại thức ăn hơn, khi cá trưởng thành thì cá ăn thiên về thực vật.Cá cũng sử dụng tốt những loại thức ăn do người cung cấp như: bột ngũ cốc các loại, cám tấm, động vật.

    2.1.1.4 Ðặc Điểm Sinh Trưởng

    Cá sặc rằn có tốc độ tăng trưởng chậm. Trong điều kiện ở ĐBSCL nhiệt độ thích hợp 25oC – 30oC cá đạt trọng lượng khoảng 140g/con sau 2 năm, quan sát cá đực & cá cái cùng tuổi thường cá đực có trọng lượng nhỏ hơn.
    2.1.1.5 Ðặc Điểm Sinh Sản

    Cá sặc rằn thường đẻ vào mùa mưa từ tháng 4 - 10. Tuy nhiên trong điều kiện nuôi trong ao, cá đẻ quanh năm nhưng tập trung vẫn là những tháng mùa mưa. Cá thành thục sinh dục sau khoảng 7 tháng tuổi. Cá đực có vây lưng dài và nhọn, thân hình thon, bụng nhỏ. Ngược lại con cái có có vây lưng tròn và ngắn, thường không vượt quá cuốn vây đuôi. Bụng cá lúc mang trứng căng tròn, nhìn thẳng vuông gốc với vị trí đầu, bụng cá có hình chữ U.

    Trong tự nhiên cá đẻ trong ruộng lúa, ao nuôi nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh. Khi sinh sản, cá đực và cá cái bắt cặp tìm nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh, ven bờ và kín đáo. Con đực làm tổ, sau đó cá đực đưa cá cái đến gần tổ và cong mình ép cá cái đẻ trứng vào trong tổ. Trứng cá thuộc trứng nổi do có giọt dầu lớn.

    Sức sinh sản cá sặc rằn dao động từ 200.000 - 300.000 trứng/kg cá cái. Sau khi cá đẻ xong, cá đực bảo vệ trứng chống những cá khác xâm nhập vào tổ, ngay cả cá cái. Trong sinh sản nhân tạo, cá thường được kích thích bằng kích dục tố như HCG, LHRH + DOM

    2.1.2 Cá Rô Đồng (Anabas testudineus)

    2.1.2.1Đặc Điểm Hình Thái
    [​IMG]
    Cá có thân hình bầu dục, dẹp bên. Mặt lưng của đầu và thân có màu xám đen hoặc xám xanh và lợt dàn xuống bụng, ở một số cá thể ửng lên màu vàng nhạt. Cạnh sau xương nắp mang có một màng da nhỏ màu đen. Có một đốm đen đậm giữa gốc vi đuôi, ngoài ra còn có một số điểm đen mờ ằm rải rác trên thân. (theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).

    2.1.2.2 Phân Bố
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...