Luận Văn Thực nghiệm ương cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) có bổ sung luân trùng Brachionus angularis và

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    1.1 Giới thiệu
    Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) là loài cá nuôi truyền thống của ngư dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bởi sự có mặt lâu đời của nó. Giai đoạn 1950 – 1955 nghề khai thác và ương cá tra giống từng bước phát triển. Có thể nói đây là giai đoạn đánh dấu sự chuyển biến nhận thức của người dân trong quá trình khai thác nguồn lợi tự nhiên cho nhu cầu tiêu dùng ở địa phương và vùng ĐBSCL (Dương Nhựt Long và ctv. 2010).
    Cá da trơn (Ca tra và Ba Sa) là một trong những mặt hàng chủ lực của ĐBSCL chiếm tỷ trọng cao về diện tích nuôi (92%), sản lượng nuôi (98%) và giá trị xuất khẩu (89%) của quốc gia. Trong cơ cấu giá trị sản phẩm thủy sản xuất khẩu (tôm, cá và các sản phẩm thủy sản khác) trong giai đoạn 2000 - 2007 thì cá da trơn chiếm tỷ trọng từ 40 - 53%. Đặc biệt năm 2000, riêng cá tra chiếm 91% trong tổng giá trị cá nuôi của ĐBSCL với kim ngạch xuất khẩu đạt 979 triệu USD. Có thể thấy được những thuận lợi từ nghề nuôi cá tra xuất khẩu như thị trường tiêu thụ nước ngoài được mở rộng, hiệu quả mô hình mang lại khá cao, nguồn giống chủ động đáp ứng được nhu cầu của người nuôi cá tra xuất khẩu
    Tuy nhiên đến nay những dẫn liệu về kỹ thuật ương cá tra giống ở ĐBSCL khá tự phát chưa có sự thống nhất, mỗi nơi đều có cách làm khác nhau không theo quy chuẩn nào. Hiện nay theo các chuyên gia trong ngành thủy sản, quá trình ương cá tra từ bột lên giống tỷ lệ hao hụt lên tới 90%. Nguyên nhân chính là do, người nuôi chưa biết được thức ăn ban đầu của cá tra bột ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lợi sống của cá, vì kích cỡ miệng của cá tra bột khi bắt đầu ăn thức ăn ngoài là nhỏ so với kích thước thức ăn, nên thức ăn cung cấp cho cá phải phù hợp, để nâng cao được tỷ lệ sống của cá.
    Bên cạnh đó lợi nhuận của người nuôi còn thấp, có khi phải thua lỗ vì giá thức ăn cao, thời gian nuôi kéo dài và FCR cao. Do đó cần phải tìm ra giải pháp kỹ thuật để rút ngắn thời gian ương và giảm FCR xuống mức thấp nhất, để nâng cao lợi nhuận cho người nuôi.
    Vì vậy việc tìm hiểu kỹ thuật ương cá tra giống làm cơ sở hoàn thiện cho quy trình kỹ thuật ương cho người dân vùng ĐBSCL là hết sức cần thiết. Trên cơ sở đó, được sự đồng ý của Khoa Thủy Sản- Đại học Cần Thơ đề tài “thực nghiệm ương cá tra(pangasianodon hypophthalmus) có bỗ sung luân trùng Brachionus angularis và Actigen tại “ Đồng Tháp ” được tiến hành.
     

    Các file đính kèm:

    • lv-.rar
      Kích thước:
      105.1 KB
      Xem:
      0
Đang tải...