Thực nghiệm một số biện pháp phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên trong dạy hóa vô cơ ở trường

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung về đề tài

    Mã số: V2010-06NCS (Đề tài cấp Viện- Nghiên cứu sinh)
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Hồng Gấm

    2. Tính cấp thiết của đề tài

    Vấn đề phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh là một yêu cầu không thể thiếu trong việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông. Điều này đã được nêu trong chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2010 đến 2020.

    Tuy nhiên thực trạng dạy học theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh, sinh viên trong môn Hóa học còn có nhiều hạn chế. Riêng đối với sinh viên trường sư phạm thì trước khi trở thành người thầy có tính sáng tạo trước tiên phải được phát triển năng lực sáng tạo khi còn là học sinh, sinh viên. Vì vậy cần phải đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường sư phạm nói riêng và trường Đại học, Cao đẳng nói chung theo hướng phát huy năng lực sáng tạo cho sinh viên.

    Một số biện pháp phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên thông qua dạy học Hóa vô cơ ở trường Cao đẳng sư phạm đã được nghiên cứu và đề xuất. Tuy nhiên cần phải tổ chức thực nghiệm ở một số trường để khẳng định tính khả thi của các biện pháp đó.

    Do đó đề tài “Thực nghiệm một số biện pháp phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên trong dạy học Hóa vô cơ ở trường Cao đẳng sư phạm” là hết sức cần thiết.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Thực nghiệm một số biện pháp phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên trong dạy học Hóa vô cơ ở trường Cao đẳng sư phạm, nhằm khẳng định tính khả thi của các biện pháp đã nghiên cứu, đề xuất.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Nghiên cứu, lựa chọn biện pháp phát triển năng lực sáng tạo để thực nghiệm.

    - Nghiên cứu, lựa chọn bài thực nghiệm.

    - Nghiên cứu địa bàn thực nghiệm: chọn trường, chọn lớp.

    - Nghiên cứu cách kiểm tra trước tác động và sau tác động.

    - Nghiên cứu cách đo lường, thu thập dữ liệu.

    - Nghiên cứu số liệu thực nghiệm.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    - Về nội dung: nội dung tiến hành thực nghiệm thuộc phần Hóa vô cơ ở các ban đào tạo Hóa cao đẳng sư phạm.

    - Về địa bàn thực nghiệm: Trường cao đẳng, đại học các tỉnh đồng bằng phía Bắc hiện đang đào tạo Cao đẳng sư phạm ban Hóa - Sinh, ban Sinh - Hóa, ban Toán - Hóa (khoảng 4 trường).

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1/ Phương pháp nghiên cứu lí luận; 2/ Phương pháp chuyên gia; 3/ Phương pháp thực nghiệm sư phạm; 4/ Phương pháp điều tra; 5/ Phương pháp thống kê toán học.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 04 phần

    Phần 1. Cơ sở lí luận về năng lực sáng tạo và biện pháp phát triển năng lực sáng tạo
    1.1. Quan điểm về năng lực, sáng tạo, tư duy sáng tạo, năng lực sáng tạo
    1.2. Biểu hiện năng lực sáng tạo của sinh viên và công cụ đánh giá năng lực sáng tạo
    1.3. Biện pháp phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên trong dạy học Hóa vô cơ ở trường Cao đẳng sư phạm

    Phần 2. Cơ sở lý luận về thực nghiệm sư phạm
    2.1. Thiết kế nghiên cứu tác động thực nghiệm
    2.2. Cách phân tích, xử lý, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

    Phần 3. Thực nghiệm sư phạm
    3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
    3.2. Nội dung thực nghiệm
    3.3. Đối tượng thực nghiệm
    3.4. Giáo án thực nghiệm

    Phần 4. Kết quả thực nghiệm sư phạm
    4.1. Kết quả thực nghiệm biện pháp 1
    4.2. Kết quả thực nghiệm biện pháp 2
    4.3. Kết quả thực nghiệm biện pháp 3

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài đã xây dựng được hệ thống quan điểm lí luận về năng lực sáng tạo và biện pháp phát triển. Ngoài những khái niệm liên quan đến về nội dung đề tài như: năng lực, sáng tạo, năng lực sáng tạo, tư duy sáng tạo, đề tài đã chú trọng đến những biểu hiện năng lực sáng tạo và công cụ đánh giá năng lực sáng tạo. Từ đó, đưa ra những biện pháp phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên dạy Hóa vô cơ ở các trường Cao đẳng sư phạm.

    Đề tài xây dựng cơ sở lý luận về thực nghiệm sư phạm: đưa ra 4 dạng thiết kế nghiên cứu tác động thực nghiệm phổ biến và các cách phân tích, xỷ lý, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.

    Đề tài tiến hành các thực nghiệm sư phạm và thu được những kết quả tích cực.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Kết luận

    Lựa chọn 4 trường có hệ Cao đẳng sư phạm, có lớp phù hợp đại diện cho các tỉnh và các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình để thực nghiệm với sự tham gia của 6 giảng viên.

    Mỗi biện pháp đưa ra đều được thực nghiệm và kiểm tra đánh giá về mặt định lượng và định tính. Đã thực nghiệm 7 giáo án dạy học theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên sư phạm trong dạy học Hóa vô cơ, cụ thể: 1/ Thực nghiệm 5 giáo án về phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên thông qua dạy học theo dự án. Kết quả định tính và định lượng cho thấy dạy học theo dự án có khả năng phát triển năng lực sáng tạo của sinh viên tốt nhất; 2/ Thực nghiệm 2 giáo án về sử dụng bài tập vô cơ đa dạng để phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên, từ đó rút ra kết luận những bài tập này đều phát triển tốt năng lực sáng tạo của sinh viên, dễ thực hiện, có tính khả thi cao; 3/ Thực nghiệm ban đầu về biện pháp phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên qua yêu cầu đề xuất giải pháp thay thế trong thí nghiệm thực hành hóa vô cơ, kết quả cho thấy biện pháp này có thể phát triển tốt năng lực sáng tạo của sinh viên và có tính khả thi cao.

    Tóm lại, các kết quả thực nghiệm sư phạm và số liệu điều tra thu được khẳng định tính đúng đắn, khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề ra.

    Khuyến nghị

    Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án được triển khai và áp dụng trong dạy học Hóa vô cơ ở các trường Cao đẳng sư phạm trên toàn quốc.

    Việc cần dạy học theo hướng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, sinh viên cần được thực hiện trong các môn học, các cấp học từ phổ thông đến đại học.

    Từ khóa: 1/ Năng lực sáng tạo; 2/ Hóa vô cơ; 3/ Thực nghiệm sư phạm.

    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...