Luận Văn Thực hiện tiêu bản cố định một số loài vi khuẩn lam (Cyanobacteria)

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài được thực hiện từ tháng 7/2008 đến tháng 5/2009 tại phòng thí nghiệm của Bộ môn Sinh học, Khoa Sư phạm, trường Đại học An Giang. Với 120 tiêu bản cố định (TBCĐ) của 06 giống VKL thể hiện được các đặc điểm của ngành như: cơ thể đơn bào sống thành tộc đoàn dạng khối đặc ở Microcystis; và đa bào dạng sợi không có dị bào, thẳng ở Oscillatoria và xoắn ở Spirulina; Sợi với dị bào ở giữa sợi ở Anabaena và dị bào ở đầu sợi ở Cylindrospermum; Sợi có bao với hiện tượng phân nhánh giả đơn và phân nhánh giả đôi ở Scytonema; Hình thức sinh sản sinh dưỡng bằng cách phân đôi tế bào ở Microcystis hay bằng tảo đoạn ở Oscillatoria; Sinh sản vô tính bằng bì bào tử nằm cạnh dị bào ở Cylindrospermum; Có đời sống tự do ở hầu hết VKL và dạng sống cộng sinh như Anabaena cộng sinh trong khoang lá của Bèo hoa dâu.
    Kết quả nghiên cứu còn cho thấy sử dụng thuốc nhuộm Fast Green pha trong formol với nồng độ 1% để định hình và nhuộm mẫu là thích hợp cho hầu hết các giống VKL vì các mẫu đều bắt màu tốt. Sau khi đã khử nước với ethanol, có thể sử dụng Butanol để khử nước tiếp tục vì mẫu không bị co hay bị biến dạng. Thời gian khử nước cho từng nồng độ của ethanol và Butanol pha trong ethanol và thao tác trãi mẫu lên lame thay đổi tùy theo đặc điểm của mỗi giống VKL. Baum Canada pha trong Butanol với tỉ lệ 1:1 là thích hợp vì khi dán mẫu đến khi khô cứng lại thì Baum Canada vẫn còn trãi đủ trong các tiêu bản.
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC
    DANH SÁCH HÌNH
    DANH SÁCH BẢNG
    TÓM TẮT Trang
    PHẦN I. MỞ ĐẦU .1
    I.
    MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1
    II.
    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1
    III.
    CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .2
    1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VI KHUẨN LAM 2
    1.1. Cấu tạo tế bào .2
    1.1.1. Tế bào dinh dưỡng 2
    1.1.2. Dị bào .3
    1.1.3. Bào tử .4
    1.2. Cấu tạo cơ thể (tản) .5
    1.2.1. Tản đơn bào 5
    1.2.2. Tản đa bào hình sợi 6
    1.3. Sinh sản .8
    1.3.1. Tản đơn bào .8
    1.3.2. Tản đa bào dạng sợi .8
    1.4. Sinh học 8
    1.4.1. Sự cử động .8
    1.4.2. Thích ứng sắc tố 9
    1.4.3. Phân bố và Sinh thái .9
    1.4.4. Sự dinh dưỡng 9
    1.5. Ý nghĩa thực tiễn .10
    1.6. Nguồn gốc và tiến hóa 13
    1.7. Một số nghiên cứu về Vi khuẩn lam .13 1.7.1. Trên thế giới 13
    1.7.2. Ở Việt Nam 14
    2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
    2.1. PHƯƠNG TIỆN 15
    2.1.1. Dụng cụ 15
    2.1.2. Hóa chất 16
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .17
    2.2.1. Thời gian và địa điểm thực hiện 17
    2.2.2. Phương pháp thực hiện 17
    a. Thu mẫu .17
    b. Xử lý mẫu .18
    c. Thực hiện tiêu bản cố định 18
    d. Đặc điểm và vị trí phân loại của các giống thu được .20
    PHẦN 2. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .23
    PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
    PHỤ LỤC HÌNH ẢNH CÁC GIỐNG ĐÃ THỰC HIỆN TIÊU BẢN CỐ ĐỊNH .26
    Anabaena với dị bào ở giữa sợi .26
    Cylindrospermum với dị bào ở đầu sợi và bì bào tử nằm cạnh dị bào 27
    Microcystis: tộc đoàn dạng khối đặc 28
    Oscillatoria dạng sợi thẳng không có dị bào 28
    Scytonema: sợi có bao và phân nhánh giả đơn (hình trên)
    và phân nhánh giả đôi (hình dưới) .29
    Spirulina dạng sợi xoắn không có dị bào .30
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...