Chuyên Đề Thực hiện sự nghiệp đổi mới kinh tế

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực hiện sự nghiệp đổi mới kinh tế
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 96%"]LỜI MỞ ĐẦU
    THỰC HIỆN SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI KINH TẾ.


    Nước ta chuyển từ nền tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường và hạch toán kinh tế độc lập có sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy, mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp là thực hiện bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh. Để nắm bắt đầy đủ tình hình thực của doanh nghiệp và có biện pháp ứng phó kịp thời các biến động của thị trường, các nhà quản lý doanh nghiệp phải sử dụng nhiều công cụ quan trọng trong hệ thống các công cụ quản lý để quản lý vốn, tài sản và các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán, đồng thời là nguồn cung cấp thông tin kinh tế đáng tin cậy giúp Nhà nước điều hành vĩ mô nền kinh tế, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Nhận thức được tầm quan trọng đó, công tác tổ chức kế toán nói cung và tổ chức giá thành nói riêng luôn được các doanh nghiệp quan tâm, về: quản lý giá thành sản phẩm, phương pháp tính giá thành biện pháp tính giá thành.
    Giá thành là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng cho phép tổng hợp, đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nên đòi hỏi phải có phương pháp tính giá khoa học, hợp lý nhằm phát huy vai trò của giá thành.
    Giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm đồng nghĩa với việc lãng phí hay tiết kiệm lao động xã hội, bao gồm cả lao động sống và lao động vật hoá trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Hay giá thành sản phẩm cao hay thấp phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn của xí nghiệp. Việc quản lý, sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn của xí nghiệp. Việc quản lý, sử dụng hợp lý tiết kiệm các nguồn trên sẽ cho phép việc hạ giá thành sản phẩm và ngược lại. Đó cũng là đòi hỏi khách quan với các xí nghiệp hạch toán kinh doanh XHCN.
    Tuy vậy, với nước ta giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp phải tự quyết định lấy việc lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và phải hạch toán kinh tế một cách độc lập, lấy thu bù chi.
    Trong sản xuất kinh doanh, khi quyết định chọn phương án sản xuất, kinh doanh loại sản phẩm nào đó, doanh nghiệp phải tính đến chi phí bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tức là các doanh nghiệp cần xác định tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm một cách chính xác. Vấn đề là khi doanh nghiệp đã tính chính xác giá thành sản phẩm thì cũng có thể xác định được kết quả sản xuất, kinh doanh thực tế và hiệu quả tổ chức kỹ thuật đến sản xuất . Mặt khác, giá thành là cơ sở để xác định giá bán sản phẩm trên thị trường, là nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phạm vi phát triển của sản phẩm trên thị trường.
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...