Tài liệu Thực hiện quyền tư pháp nhằm đảm bảo quyền tiếp cận công lý trong nhà nước pháp quyền

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực hiện quyền tư pháp nhằm đảm bảo quyền tiếp cận công lý trong nhà


    nước pháp quyền




    Tư tưởng về nhà nước pháp quyền khởi phát từ yêu cầu hạn chế quyền lực nhà nước nhằm bảo vệ quyền con người. Một trong những phương thức tốt nhất để hạn chế sự lạm quyền từ phía nhà nước là việc phân chia quyền lực nhà nước thành ba quyền trong đó có quyền tư pháp do các tòa án thực hiện. Mục đích của việc thực hiện quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền chính là thông qua pháp luật thực thi công lý, bảo vệ quyền con người. Chính vì
    vậy, trong tiếng Anh và tiếng Pháp một từ “justice” vừa được dùng để chỉ tư


    pháp (hoạt động xét xử của tòa án) vừa có nghĩa là công lý.




    Mặt khác, thực thi công lý không chỉ là mục đích mà còn là là tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động của tòa án có phải là tòa án trong nhà nước pháp quyền hay không? Nói cách khác, không thể có nhà nước pháp quyền đích thực khi việc thực hiện quyền lực tư pháp không đảm bảo công lý; tòa án không phải là người đại diện và thực thi công lý.


    Vấn đề thực thi công lý của tòa án gắn liền với việc đảm bảo quyền tiếp cận công lý của người dân bởi một lẽ rất tự nhiên: Khi có tranh chấp, không tự hòa giải được, người ta phải tìm đến tòa án đề phân giải đúng sai, khi có vi phạm pháp luật tòa án là nơi cuối cùng để xử lý trách nhiệm trên cơ sở công lý. Quá trình yêu cầu tòa án thực thi công lý chính là quá trình tiếp cận công lý của người dân. Quá trình đó bắt đầu từ nhu cầu được tiếp cận công lý và kết thúc là phán quyết và thực hiện phán quyết của tòa án. Để tiếp cận được với công lý người dân cần phải được biết và có khả năng để biết công lý nằm ở đâu? Đến với công lý bằng con đường nào
    và với phương tiện gì? Khác với nhà nước cực quyền, khi công lý nằm trong tay kẻ cai trị chuyên quyền và độc đoán, công lý đến với người dân bằng sự ban phát hoặc xin – cho của nhà nước, trong nhà nước pháp quyền, tiếp cận công lý là

    quyền của người dân và nghĩa vụ của nhà nước. Công lý chỉ tồn tại và thực thi trong nhà nước pháp quyền khi người ta được tự do bởi cơ sở của công lý phải được đặt trên nền tảng quyền cơ bản của con người.


    Chúng ta đang tiến hành cải cách tư pháp – hay còn gọi cách khác là tiến hành cải cách việc thực thi quyền lực tư pháp trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân mà trọng tâm là cải cách hệ thống tòa án. Mục đích của cải cách tư pháp không nằm ngoài việc đảm bảo cho tòa án thực thi công lý. Đề đạt được mục đích này thì việc bảo đảm quyền tiếp cận công lý cho người dân là điều hết sức quan trọn.




    1. Khái niệm quyền tiếp cận công lý và vai trò của tư pháp với việc đảm bảo


    quyên tiếp cận công lý




    Khi bàn về quyền tiếp cận công lý không thể không đưa ra khái niệm công lý là gì? Lịch sử cho thấy những quan niệm khác nhau về công lý. Người phương Tây quan niệm công lý là một khái niệm triết lý, pháp luật, đạo đức đặt ra trên cơ sở
    tôn trọng pháp luật và sự công bằng. Về mặt đạo đức: Công lý là thái độ, cách ứng


    xử tôn trọng chân lý và tự do của người khác, thái độ này là có nguồn gốc bẩm sinh và phổ biến trong ý thức mỗi con người. Dưới góc độ pháp luật, công lý là sự công bằng bình đẳng. Công lý là nền tảng của cuộc sống xã hội dân sự. John Rawls viết rằng: Công lý là đức hạnh thứ nhất cho các định chế xã hội cũng như chân lý là của các hệ thống tư tưởng. Một lý thuyết dù có lộng lẫy đến đâu nhưng nếu nó sai thì phải bị bác bỏ cũng như luât pháp và định chế có hoàn chỉnh đến đâu cũng cần phải dẹp bỏ nếu nó là bất công [1].


    Trong truyền thống và văn hóa của người châu Phi và châu Á cũng có quan niệm khác nhau về công lý. Theo quan niệm của người châu Phi, công lý là sự ứng xử phù hợp với truyền thống của tiền nhân. Ở Ấn Độ, người Hindous coi công lý là sự tôn trọng và chấp nhận trật tự, đẳng cấp trong xã hội. Còn giáo lý đạo Ki-tô thì

    cho rằng công lý là sự công bằng, sự liêm khiết, sự phán quyết công minh phù hợp


    với pháp luật và trên hết là phù hợp với lề luật thiên chúa và luật tự nhiên.




    Như vậy, các quan niệm trên đều đã phần nào tiếp cận đến một khía cạnh nào đó của công lý như công bằng, tôn trọng trật tự xã hội và pháp luật Nhưng những quan niệm này hoặc gắn công lý với thế lực siêu nhiên thần bí, hoặc coi công lý là những gì tự nhiên có sẵn mà không thấy nguồn gốc hiện thực của công lý. Đó chính là vấn đề lợi ích. Mỗi nhóm người có lợi ích khác nhau có những tiêu chuẩn khác nhau về công lý. Lợi ích bao gồm lợi ích chung và lợi ích riêng. Công lý
    được xây dựng trên cơ sở lợi ích chung nhưng cũng cần thiết phải tôn trọng và bảo vệ ở mức hợp lý những lợi ích riêng đặc biệt là lợi ích của những kẻ yếu thế trong xã hội bởi vì “Công lý bùng nổ để bảo vệ kẻ yếu”- Bộ luật Hamurabi đã viết như vậy. Tuy nhiên, trong xã hội, cần có quan niệm về công lý chung theo đó mọi người đều chấp nhận và biết rằng những người khác cũng chấp nhận về quan một quan niệm công lý chung. Như vậy, công lý là một giá trị xã hội với nội dung là sự công bằng và lẽ phải, phù hợp với lợi ích chung, với đạo lí, được xã hội và pháp luật thừa nhận. Những giá trị như công bằng, lẽ phải, phù hợp với pháp luật phải được kiến tạo và thừa nhận bởi số đông trong xã hội.


    Công lý liên quan mật thiết với pháp luật nhưng không thể đồng nhất công lý là pháp luật. Chỉ khi nào pháp luật chuyển tải được toàn những giá trị của công lý thì lúc đó, pháp luật mới là biểu hiện của công lý. Ngược lại, một pháp luật không bảo vệ cho kẻ yếu chỉ nhằm bảo vệ quyên lợi cho thiểu số kẻ mạnh có quyền lực ấy là pháp luật bất công. Tóm lại, khi nào luật pháp công bằng, minh bạch và việc phán xử phù hợp với luật khi đó công lý hiện diện.


    Sự thật khách quan là cơ sở của phán quyết đạt đến công lý. Thế nhưng, đòi hỏi trong bất cứ vụ việc nào tòa án cũng phải tìm cho bằng được sự thật khách quan là điều không tưởng. Trong một số trường hợp cụ thể người ta phải chấp nhận rằng đã có công lý khi tòa án đã làm hết khả năng, và tuân thủ mọi quy định của luật

    pháp để ra phán quyết. Ví dụ A cho B vay nợ là sự thật, nhưng trước tòa A không thể chứng minh được sự việc này. Tòa án làm tất cả nhưng không thể chứng minh được việc này thì việc tòa bác yêu cầu của A được coi là đã đảm bảo công lý
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...