Luận Văn Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nội nuôi con và lợn con theo mẹ nuôi trong nông hộ

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần 1
    MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề
    Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của nước ta đã và đang phát triển rất mạnh, theo hướng trang trại và hộ gia đình, đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn. Chăn nuôi lợn là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng, góp phần tăng trưởng kinh tế nâng cao đời sống nhân dân và một phần cho xuất khẩu. Trong đó phải nói đến sức sản xuất thịt có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
    Cùng với việc tăng số đầu lợn đã và đang áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất nhằm cải tạo con giống, hoàn thiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng, trong đó có chương trình nạc hoá đàn lợn. Đây là mục tiêu quan trọng của ngành chăn nuôi lợn, nhằm tạo ra giống lợn có tỷ lệ nạc cao, tiêu tốn thức ăn thấp, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
    Muốn đảm bảo cho ngành chăn nuôi ngày càng phát triển, đạt hiệu quả kinh tế cao thì việc đầu tiên ta phải đặc biệt chú ý đến quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc. Trong những năm gần đây mặc dù công tác chăn nuôi thú y ở huyện Hậu Lộc nói chung và ở xã Phong Lộc nói riêng đã được chú trọng, các cấp chính quyền địa phương đã quan tâm việc phòng chống dịch bệnh, tuy có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhưng ngành chăn nuôi lợn nái ở xã Phong Lộc cũng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề về kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc.
    Bên cạnh những mặt thuận lợi trên cùng với thực tế xã Phong Lộc huyện Hậu Lộc là một xã đồng bằng, trình độ dân trí còn thấp, chăn nuôi với quy mô hộ gia đình là chủ yếu nên trong chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ còn gặp một số khó khăn không nhỏ đó là sự kém hiểu biết về quy trình chăn nuôi chính vì thế chăn nuôi không đạt được hiệu quả cao, hay xảy ra dịch bệnh. Để nâng cao trình độ hiểu biết của người chăn nuôi về quy trình chăn nuôi nái nội sinh sản và giảm bớt thiệt hại do dịch bệnh gây ra nhằm nâng cao mức thu nhập, dưới sự hướng dẫn của Th.S. Phùng Đức Hoàn, tôi tiến hành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với nội dung sau: “Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nội nuôi con và lợn con theo mẹ nuôi trong nông hộ tại xã Phong Lộc - huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá”.

    MỤC LỤC
    Trang
    Phần 1: MỞ ĐẦU 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Sự cần thiết tiến hành chuyên đề . 2
    1.3. Điều kiện thực hiện chuyên đề . 2
    1.3.1. Điều kiện của bản thân: 2
    1.3.2. Điều kiện cơ sở, địa phương nơi triển khai thực hiện chuyên đề . 3
    1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên của xã . 3
    1.3.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 4
    1.3.2.3. Cơ sở hạ tầng . 5
    1.3.2.4. Cơ cấu nhân khẩu . 5
    1.3.3. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi lợn của xã và đội ngũ cán bộ thú y xã 6
    1.3.3.1. Tình hình chăn nuôi lợn của xã . 6
    1.3.3.2. Đội ngũ cán bộ thú y xã: . 8
    1.4. Mục tiêu đạt được sau khi kết thúc chuyên đề . 8
    1.5. Tổng quan tài liệu . 8
    1.5.1. Cơ sở khoa học 8
    1.5.1.1. Những hiểu biết về giống lợn nái nội nuôi tại các nông hộ . 8
    1.5.1.2. Những hiểu biết về đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái 10
    1.5.1.3. Những hiểu biết về yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất của lợn nái nội 11
    1.5.1.4. Những hiểu biết về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái nội giai đoạn đẻ 12
    1.5.1.5. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái nội nuôi con 16
    1.5.1.6. Những hiểu biết về đặc điểm của lợn con theo mẹ . 18
    1.5.1.7. Những hiểu biết về quy trình chăn nuôi lợn con theo mẹ 21
    1.5.1.8. Những hiểu biết về chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn nái nội: . 24
    1.5.2. Kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước . 25
    1.5.2.1. Kết quả nghiên cứu trong nước 25
    1.5.2.2. Kết quả nghiên cứu ngoài nước . 26
    Phần 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH CHUYÊN ĐỀ . 28
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 28
    2.2. Nội dung nghiên cứu 28
    2.3. Địa điểm, thời gian tiến hành 28
    2.4. Phương pháp tiến hành 28
    2.4.1. Tiến hành quy trình chăn nuôi lợn nái giai đoạn đẻ 28
    2.4.1.1. Chuẩn bị cho lợn nái đẻ 28
    2.4.1.2. Kỹ thuật đỡ đẻ 28
    2.4.1.3. Chăm sóc . 29
    2.4.1.4. Nuôi dưỡng lợn nái giai đoạn đẻ 30
    2.4.2. Tiến hành quy trình chăn nuôi lợn nái nuôi con 30
    2.4.3. Tiến hành chăn nuôi lợn con theo mẹ 32
    2.4.4. Tiến hành quy trình điều trị bệnh cho đàn lợn . 33
    2.4.5. Phương pháp tính và phương pháp xử lý số liệu 36
    2.4.5.1. Các công thức tính . 36
    2.4.5.2. Phương pháp xử lý số liệu 37
    Phần 3: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 39
    3.1. Kết quả công tác tham gia phục vụ sản xuất trên đàn lợn của xã . 39
    3.1.1. Công tác vệ sinh chuồng chăn nuôi 39
    3.1.2. Công tác tiêm phòng vaccine và điều trị bệnh cho đàn lợn 39
    3.2. Kết quả theo dõi và nghiên cứu 40
    3.2.1. Số lượng và cơ cấu đàn lợn nái tại địa phương . 40
    3.2.3. Số lượng lợn con đẻ ra còn sống sau 24 giờ 41
    3.2.4. Sinh trưởng tích lũy của lợn con . 42
    3.2.5. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con . 43
    3.2.6. Một số bệnh sinh sản của lợn nái và kết quả điều trị bệnh . 44
    3.2.7. Một số bệnh thường gặp ở lợn con và kết quả điều trị bệnh . 44
    Phần 4: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ . 46
    4.1. Kết luận 46
    4.2. Tồn tại 46
    4.3. Đề nghị . 46
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...