Luận Văn Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn xã Phổng Lăng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La - Thực t

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài

    Bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa là dân chủ, theo đó dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta xây dựng. Từ lâu, Đảng ta rất coi trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào dân, nên đã đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dân chủ hoá đời sống xã hội đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là một trong những nội dung cốt lõi, trọng tâm. Đặc biệt là dân chủ hoá đời sống xã hội từ cơ sở.

    Chính vì vậy mà ngày 18/02/1998, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị 30 CT/TW về xây dựng QCDC ở cơ sở. Tiếp đó, ngày 15/05/1998, để cụ thể hoá Chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ ra nghị định 29 NĐ/CP về ban hành “Quy chế thực hiện dân chủ ở xã” nhằm phát huy sức sáng tạo của nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, tăng cường đoàn kết toàn dân, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể vững mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Qua quá trình triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở, thực tế đã cho thấy kết quả bước đầu là rất quan trọng. Tuy vậy, vẫn còn bộc lộ những thiếu sót, yếu kém như: quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực. Tệ quan liêu, cửa quyền, hách dịch, mệnh lệnh, tham nhũng, gây phiền hà cho dân vẫn còn khá phổ biến và nghiêm trọng mà chưa đẩy lùi được. Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chậm đi vào cuộc sống.

    Do vậy, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã tiếp tục nêu rõ: “Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để dân tham gia quản lý xã hội, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng, khắc phục mọi biểu hiện dân chủ hình thức; xây dựng luật trưng cầu ý dân” [8, 134].

    Để không ngừng tăng cường việc thực hiện QCDC ở cơ sở và góp phần xem xét, đánh giá vấn đề một cách khách quan, khoa học, việc đi sâu nghiên cứu, tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện trên phạm vi toàn quốc hay từng địa phương cụ thể đều có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn.

    Với tầm quan trọng trên, tác giả mạnh dạn chọn vấn đề “Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn xã Phổng Lăng - Thực trạng và giải pháp” để làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, nhằm vận dụng kiến thức đã học làm rõ hơn vấn đề thực hiện QCDC ở cơ sở trên một địa bàn xã cụ thể.

    7. Kết cấu của đề tài

    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm ba chương:

    Chương 1: Lý luận chung về dân chủ và ý nghĩa của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn xã Phổng Lăng hiện nay.

    1.1. Những căn cứ lý luận và thực tiễn chủ yếu của việc ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở

    1.1.1. Dân chủ - vấn đề thuộc bản chất của chế độ XHCN

    1.1.2. Thực hiện dân chủ ở xã, phường - nội dung quan trọng của dân chủ XHCN ở nước ta

    .2. Thực hiện QCDC ở cơ sở với quá trình đổi mới xã Phổng Lăng hiện nay

    1.2.1. Những điều kiện cơ bản về kinh tế - xã hội tác động đến quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn xã Phổng Lăng

    1.2.2. Thực hiện QCDC ở cơ sở - mục tiêu và động lực của quá trình đổi mới trên địa bàn xã Phổng Lăng hiện nay

    Chương 2: Kết quả bước đầu của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn xã Phổng Lăng và những vấn đề đặt ra.

    2.1. Quá trình tổ chức, triển khai

    2.1.1. Xây dựng kế hoạch triển khai QCDC ở cơ sở trên địa bàn xã

    2.1.2. Tổ chức thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn xã

    2.2. Những kết quả và hạn chế của quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở xã Phổng Lăng

    2.2.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân của nó

    2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân của nó

    2.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết


    Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn xã Phổng Lăng.

    3.1. Những phương hướng cơ bản

    3.2. Những giải pháp chủ yếu

    KẾT LUẬN


    Việc tổ chức triển khai, thực hiện QCDC ở cơ sở, trước hết là bộ phận dân cư trên địa bàn xã; xét trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn đều là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách. Từ những kết quả nghiên cứu việc thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn xã Phổng Lăng, có thể rút ra một vài kết luận sau:

    - Thứ nhất, QCDC và việc thực hiện QCDC ở cơ sở là chủ trương lớn, lâu dài của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện bản chất của Nhà nước XHCN. Việc xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta là hết sức quan trọng nhằm bảo đảm mở rộng dân chủ XHCN trong nhân dân. Bằng thực tiễn chứ không chỉ bằng lời nói, Đảng và Nhà nước ta đã tạo ra mọi điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, giáo dục tư tưởng cần thiết để người dân có thể sử dụng quyền làm chủ và phát huy khả năng làm chủ xã hội, làm chủ Nhà nước của mình ngày càng nhiều hơn. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực đối với quá trình đổi mới của nước ta nói chung, trên địa bàn xã Phổng Lăng nói riêng.

    - Thứ hai, để thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, phải tiến hành đồng bộ các giải pháp. Bởi đó được xem là những yếu tố vật chất và tinh thần quan trọng vừa có ý nghĩa tác động trực tiếp, vừa gián tiếp đối với sự thành công của việc xây dựng, triển khai, thực hiện quy chế. Các phương hướng, giải pháp vừa có nội dung riêng, vừa tác động hỗ trợ nhau - đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ các giải pháp là đòi hỏi quan trọng.

    - Thứ ba, để đạt hiệu quả việc thực hiện quy chế phải coi trọng công tác tổng kết, kiểm tra, giám sát thường xuyên và định kỳ (theo quý hoặc năm). Thực hiện QCDC ở cơ sở còn đòi hỏi gắn với việc đổi mới hệ thống chính trị nhằm mục tiêu dân chủ hoá XHCN cũng có nghĩa là phải dân chủ hoá bản thân hệ thống chính trị. Dân chủ hoá hệ thống chính trị là nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy tinh thần, quyền và khả năng làm chủ của nhân dân, hạn chế và từng bước khắc phục tệ quan liêu, vô trách nhiệm, tham nhũng trong nội bộ tổ chức Đảng và các cơ quan Nhà nước, chống các khuynh hướng Đảng bao biện, làm thay Nhà nước hoặc buông lỏng sự lãnh đạo, “quan liêu hoá Nhà nước”, “nhà nước hoá các tổ chức quần chúng”, củng cố mối quan hệ sống còn giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, thực hiện “Đảng, Nhà nước tin dân và dân tin Đảng và Nhà nước”.

    Qua nghiên cứu, tìm hiểu quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn xã Phổng Lăng (Thuận Châu – Sơn La) với hi vọng địa bàn xã sẽ tiếp tục triển khai, thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Việc thực hiện QCDC trên địa bàn xã còn khá phức tạp do điều kiện địa bàn ít thuận lợi, hạn chế về mặt nhận thức, tâm lý dân cư. Mặt khác, khả năng thâm nhập, vận dụng lý luận dân chủ vào thực tiễn địa phương của cá nhân tôi cũng còn nhiều hạn chế. Vì vậy, chắc chắn đề tài “Thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn xã Phổng Lăng - Thực trạng và giải pháp” còn nhiều thiếu sót, khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của các thầy cô, các bạn sinh viên để đề tài hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...