Tiểu Luận Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phường Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ PHƯỜNG HÙNG VƯƠNG – THỊ XÃ PHÚ THỌ - TỈNH PHÚ THỌ

    Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (Lớp Trung cấp Lý luan Chinh trị hành chính)


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài:

    Dân tộc Việt Nam ra trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Nhân dân Việt Nam đã anh dũng đấu tranh để giành thắng lợi liên tiếp từ cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác. Ngay từ khi giành được chính quyền về tay nhân dân tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, Người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam - lãnh đạo Đảng và nhân dân ta đoàn kết kết đấu tranh để giành, giữ chính quyền. Người luôn quan tâm xây dựng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Để xây dựng hệ thống chính trị ngày vững mạnh. Hồ Chí Minh đã đánh giá rất cao về dân chủ và thực hành dân chủ. Người cho rằng "Dân chủ là quý báu nhất ", “Thực hành dân chủ là chìa khoá vạn năng để có thể giải quyết mọi khó khăn ". Hơn nữa Người còn khẳng định "Nước ta là nước dân chủ địa vị cao nhất là nhân dân nếu dân làm chủ "

    Từ khi chính quyền thuộc về tay nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quảnlý và nhân dân làm chủ ngày một thêm gắn bó. Phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân, đã động viên được lực lượng toàn dân tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cách mạng nước ta đã liên tục đạt được những thành quả to lớn trêm mọi lĩnh vực, trong công cuộc đổi mới toàn diện hiện nay. Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo ra sức mạnh to lớn, góp phần quyết định vào sự thành công của cách mạng. Quyền làm chủ của nhân dân trong mọi mặt của đời sống xã hội đã được ghi nhận trong hiến pháp 1992 và được cụ thể hoá các văn bản pháp luật của Nhà nước, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội, tăng cường đại đoàn kết của toàn dân, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, xây dựng Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở trong sạch, vững mạnh. Thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình. Với những nội dung đó ngày 18/2/1998 bộ Chính trị Trung ương Đảng ra chỉ thị số 30/CT- TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội có Pháp lệnh số 34/2007/PL - UBTVQH 11 ngày 20/4/2007 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; ngày 11/5/1998 chính quyền ban hành nghị định số 29/1998 về việc ban hành nghị định số 29/1998 về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã. Đây là những văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nước ta ban hành nhằm tiếp tục phát huy quyền làm chủ của nhân dân, từng bước đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng chuyên quyền tạo ra động lực mạnh mẽ trong nhân dân, góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

    Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với yêu cầu bức thiết của cuộc sống hiện nay. Để thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, các cấp, các ngành cần xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực, có hiệu quả, khắc phục mọi biểu hiện quan liêu, thiếu trách nhiệm, thiếu gương mẫu, mất dân chủ trong giải quyết các công việc. Đội ngũ cán bộ cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng nên cần được thường xuyên quan tâm đào tạo bồi dưỡng về văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và phương pháp công tác cũng như tư tưởng đạo đức lối sống. Đồng thời cần tăng cường vai trò của các tổ chức quần chúng, đoàn thể ở cơ sở, các cộng đồng dân cư. Trong việc tập hợp các tầng lớp nhân dân tự quản, có cơ chế phát huy vai trò của đoàn thể quần chúng trong việc tuyên truyền sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân để có chủ động, tự giác thực hiện sáng tạo các quy định quy chế dân chủ ở cơ sở.

    Với yêu cầu đó, trong thời gian qua, hệ thống chính trị ở cơ sở đã tích cực thực hiện quy chế dân chủ, đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Những thành tựu nổi bật đó là phát triển nền kinh tế - văn hoá- xã hội - khoa học công nghệ - chính trị ổn định. Từ đó làm thay đổi nhanh chóng trên mọi địa bàn nông thôn và thành thị.

    Xuất phát từ ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn, tôi chọn đề tài: “Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phường Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ” làm tiểu luận tốt nghiệp.

    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

    2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài

    - Làm rõ cơ sở lý luận và phân tích, đánh giá khách quan thực trạng việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phường Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ. Từ đó đề ra phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao quy chế dân chủ ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay.

    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

    - Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau:

    + Khái quát những vấn đề lý luận chung:

    Về việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phường Hùng Vương, phân tích, đánh giá đúng thực trạng quy chế dân chủ thấy rõ những ưu điểm, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn về thực hiện quy chế dân chủ ở địa bàn phường Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ.

    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sơ phường Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:

    3.1. Đối tượng nghiên cứu:

    Đề tài tập chung nghiên cứu thực trạng và giải pháp thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phường Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.

    3.2. Khách thể nghiên cứu: Quần chúng nhân dân, các đoàn thể

    4. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng, hiệu quả việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phường Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ.

    5. Phương pháp nghiên cứu:

    - Phương pháp chung:

    Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận, nghiên cứu khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn bản, nghị định, chỉ thị của Đảng, Nhà nước

    - Phương pháp cụ thể:

    Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu như: phương pháp tham khảo, phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn, phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Đồng thời sử dụng số liệu của một số báo cáo có liên quan đến đề tài.

    6. Kết cấu của tiểu luận:

    Ngoài phần mở đầu kết luận và mục lục tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài gồm 3 chương, 9 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...