Luận Văn Thực hiện pháp luật về trợ giỳp phỏp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách ở tỉnh Thanh Hoá - T

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, hơn hai mươi năm qua nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng trên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Trong đó, chủ trương phát triển kinh tế gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội, giảm chênh lệch giàu, nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, làm cơ sở hình thành tương đối đồng bộ các chính sách xã hội với mục tiêu vì người nghèo đã trở thành hiện thực. Trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội là biện pháp pháp lý trong việc thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, của dân, do dân, vì dân, đòi hỏi tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật; theo nguyên tắc Hiến định: "Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật". Dịch vụ tư vấn pháp luật là một loại dịch vụ phát sinh và trở thành khá phổ biến trong nhà nước pháp quyền tư sản và xã hội công dân. Dịch vụ này tạo điều kiện cho mọi tổ chức và công dân tham gia các quan hệ pháp luật được đúng đắn và hiệu quả nhất. Tư vấn pháp luật có các dạng hoạt động cơ bản: Một là, đưa ra lời khuyên để "khách hàng" lựa chọn pháp luật, làm theo pháp luật một cách đúng đắn nhất, có lợi nhất; hai là, đưa ra lời khuyến cáo để "khách hàng" không làm những gì mà pháp luật cấm; ba là, hướng dẫn hoặc làm thay "khách hàng" trong việc soạn thảo các loại văn bản pháp lý, trong đó chủ yếu là văn bản hợp đồng; bốn là, tham gia các quá trình tố tụng với tư cách là luật sư, bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của "khách hàng". Các hoạt động trên thực hiện theo hợp đồng và có thu tiền công tư vấn. Ở nước ta, người nghèo và đối tượng chính sách xã hội cần được hưởng các dịch vụ tư vấn pháp luật, song họ ít hoặc không có tiền nên phải được ưu tiên bằng việc được trợ giúp pháp lý miễn phí, không phải trả tiền công. Vì vậy, Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VIII đã chỉ đạo: "Mở rộng loại hình tư vấn pháp luật phổ thông, đáp ứng nhu cầu rộng rãi, đa dạng của các tầng lớp nhân dân nhằm góp phần nâng cao ý thức pháp luật và ứng xử pháp luật của công dân trong quan hệ đời sống hàng ngày . cần nghiên cứu hệ thống dịch vụ tư vấn pháp luật không lấy tiền để hướng dẫn nhân dân sống và làm việc theo pháp luật" [56]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII tiếp tục khẳng định cần: "tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí . ".
    Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách. Đặc biệt là, ngày 29/6/2006, Luật Trợ giúp pháp lý đã được kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XI thông qua, theo đó ngày 12/01/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật trợ giúp pháp lý. Như vậy, ở Việt Nam pháp luật về trợ giúp pháp lý đã được xây dựng và có thể coi là khá hoàn chỉnh. Vấn đề còn lại là tổ chức thực hiện pháp luật ấy trong đời sống xã hội.
    Thực hiện pháp luật nói chung là một trong những phạm trù pháp lý được coi là thành tựu của khoa học về lý luận chung về nhà nước pháp luật. Song, thành tựu này chưa phải là đích cuối cùng bởi những yêu cầu từ thực tế của đời sống xã hội. Nói một cách khác, phạm trù "thực hiện pháp luật" cần được cụ thể hoá trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách là một lĩnh vực thực hiện pháp luật cụ thể. Do đó, coi đây là một đối tượng nghiên cứu cần thiết.
    Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý đã hỗ trợ một bộ phận không nhỏ dân cư như là người nghèo, các đối tượng chính sách được trợ giúp pháp lý. Hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội thời gian qua đã có những đóng góp quan trọng vào việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật miễn phí cho hàng triệu người. Trợ giúp pháp lý tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực pháp luật như: Dân sự, hôn nhân - gia đình, đất đai, việc làm và các chế độ chính sách . Nhiều vụ việc phức tạp, vượt cấp, kéo dài nhiều năm, đã được các tổ chức trợ giúp pháp lý hướng dẫn, giải quyết dứt điểm; trật tự an toàn xã hội, an ninh được giữ vững; thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Vì thế, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa được khẳng định trong thực tế cuộc sống; niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố và nâng cao.
    Tuy nhiên, thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách là một lĩnh vực mới mẻ còn nhiều hạn chế, bất cập do nhiều nguyên nhân cả về khách quan và chủ quan. Nên việc thực hiện pháp luật chưa đi vào nề nếp, quy củ, các đối tượng người nghèo ở nước ta khó xác định về định lượng và định tính. Việc thành lập và quản lý các tổ chức trợ giúp pháp lý còn lỏng lẻo, thủ tục, trình tự được thụ hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý còn bất cập, nhận thức về pháp luật của người dân còn thấp và không đồng đều.
    Thanh Hoá là một tỉnh đông dân, theo số liệu thống kê năm 2006, dân số trên 3,7 triệu người. Trong đó, người nghèo và đối tượng chính sách xã hội chiếm tỷ lệ đáng kể khoảng 33%. Vì vậy, vấn đề trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách được đặt ra cả về mặt lý luận và tổng kết thực tiễn cũng như việc đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật trên lĩnh vực này.
    Với những lý do phân tích trên, tôi chọn đề tài: " Thực hiện pháp luật về trợ giỳp phỏp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách ở tỉnh Thanh Hoá - Thực trạng và giải pháp " làm luận văn thạc sĩ Luật học.




    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI NGHÈO VÀ ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH 9
    1.1. Khái niệm nội dung pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội 9
    1.2. Khái niệm, đặc điểm và các hình thức thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội 21
    1.3. Vai trò của thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội 38
    Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI NGHÈO VÀ ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH Ở TỈNH HANH HOÁ (TỪ NĂM 1999 ĐẾN NAY) 42
    2.1. Một số nét về đặc điểm kinh tế, xã hội ở tỉnh Thanh Hoá ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội 42
    2.2. Thực trạng về thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội ở tỉnh Thanh Hoá 45
    Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI NGHÈO VÀ ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH Ở TỈNH THANH HOÁ HIỆN NAY 87
    3.1. Quan điểm chỉ đạo thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội ở Thanh Hoá 87
    3.2. Những yêu cầu khách quan đòi hỏi việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp luật cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội ở tỉnh Thanh Hoá 96
    3.3. Các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội 100
    KẾT LUẬN 110
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
     
Đang tải...