Tiến Sĩ Thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2014
    Đề tài: Thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra ở Việt Nam


    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8
    1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài luận án trong nước và trên thế giới 8
    1.2. Đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan tới thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra và những vấn đề cần tiếp tục tập trung nghiên cứu trong luận án 23
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC DO CÔNG CHỨC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GÂY RA Ở VIỆT NAM 31
    2.1. Khái niệm, hình thức, vai trò thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra 31
    2.2. Nội dung, yêu cầu và các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra 59
    2.3. Thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra ở một số nước trên thế giới và những giá trị Việt Nam có thể tham khảo 76
    Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC DO CÔNG CHỨC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GÂY RA Ở VIỆT NAM 89
    3.1. Khái quát tình hình và hệ thống tổ chức thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở Việt Nam 89
    3.2. Những kết quả đạt được đối với thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra ở Việt Nam và nguyên nhân 98
    3.3. Những hạn chế đối với thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra ở Việt Nam và nguyên nhân 109
    Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC DO CÔNG CHỨC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GÂY RA Ở VIỆT NAM 124
    4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra ở Việt Nam 124
    4.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra ở Việt Nam 132
    KẾT LUẬN 153


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Từ khi đất nước ta giành được độc lập đến nay, Nhà nước luôn coi việc xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy và hoàn thiện hệ thống pháp luật là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân hiện nay, việc bảo đảm lợi ích của Nhà nước và các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cần được tôn trọng và thực hiện công bằng giữa các chủ thể trong xã hội. Mối quan hệ giữa Nhà nước với cá nhân và tổ chức trong xã hội là mối quan hệ đặc biệt, trong đó, vấn đề công bằng giữa một bên chủ thể là Nhà nước và một bên chủ thể là cá nhân, tổ chức được xác định thông qua các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với nhau và được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” [93, tr.3] và “Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật” [93, tr.5]. Với nguyên tắc hiến định trên, Nhà nước Việt Nam đã không ngừng nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
    Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là trách nhiệm bắt buộc khi cơ quan Nhà nước xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đây không chỉ là vấn đề dân sự mà còn là vấn đề chính trị - pháp lý - xã hội, phản ánh trình độ phát triển và dân chủ của chế độ nhà nước, phản ánh một Nhà nước do dân làm chủ. Nhà nước với tư cách là một chủ thể công quyền trong chế độ chính trị - xã hội, được hình thành từ nhân dân và được nhân dân uỷ thác cho trách nhiệm điều hành, quản lý xã hội, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong quốc gia mình. Với tinh thần đó, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là một trong những yếu tố góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, mở rộng dân chủ xã hội, tạo lập sự công bằng trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân.
    Những năm qua, mặc dù trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã được ghi nhận từ rất sớm trong Hiến pháp, từ Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). Những nguyên tắc hiến định về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định trong các bản Hiến pháp nêu trên được thể chế hóa thành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 (sửa đổi, bổ sung năm 2003), Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005), Nghị định số 47/CP ngày 03 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức, người có thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc bồi thường cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước chưa được đánh giá đúng mức, quan niệm về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tương đối mờ nhạt và đến ngày 18 tháng 6 năm 2009, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XII mới thông qua một đạo luật riêng biệt - Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
    Do hoạt động quản lý hành chính, đặc biệt là hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương là hoạt động mang tính quyền lực tác động tới các quan hệ xã hội trên các lĩnh vực trong đời sống xã hội, liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp chân chính của cá nhân, tổ chức. Một mặt nó thừa nhận, bảo vệ, bảo đảm sự phát triển kinh tế xã hội vì dân giàu, nước mạnh, mặt khác do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan từ phía Nhà nước xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước liên quan đến nhiều người, nhiều lĩnh vực, nhiều mối quan hệ đan xen, có sự tham gia của nhiều chủ thể trong xã hội, chịu sự điều chỉnh của nhiều loại quy phạm của cả luật nội dung lẫn hình thức và phải tuân theo những trình tự, thủ tục khác nhau. Việc giải quyết bồi thường thiệt hại giữa cơ quan hành chính Nhà nước và người bị gây thiệt hại được đặt trong mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và công dân khi thực thi quyền hành pháp. Vì vậy, trách nhiệm bồi thường trong lĩnh vực quản lý hành chính, hay nói cách khác trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra cần được xác định trong các đạo luật. Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã quy định phạm vi trách nhiệm bồi thường trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, lĩnh vực thi hành án, hoạt động tố tụng . Đây là bước phát triển đáng kể trong hoạt động lập pháp, đáp ứng đòi hỏi khách quan trong một xã hội dân chủ, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, vì vậy, vấn đề thực hiện Luật này nói chung và thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra nói riêng là vấn đề có tính cấp thiết. Bồi thường nhà nước là vấn đề hết sức phức tạp, nó thể hiện quan hệ đặc biệt giữa một bên chủ thể là Nhà nước - với tư cách là chủ thể thực thi và duy trì quyền lực công theo pháp luật - với một bên là cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do chính hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra. Bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật trong mối quan hệ này là không hề đơn giản. Trong bối cảnh đó, việc thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra đòi hỏi phải có nhận thức đúng đắn, thực hiện nghiêm minh theo trình tự luật định.
    Những vấn đề nêu trên đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu một cách toàn diện, sâu rộng, có hệ thống đối với thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra ở Việt Nam. Đồng thời, cần nghiên cứu thủ tục tố tụng trong việc xác định trách nhiệm của Nhà nước và yêu cầu chính đáng của công dân theo những mô hình và pháp luật tố tụng phù hợp. Do đó, cần tổng kết từ thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nhằm tìm kiếm các giải pháp bảo đảm cho việc thực hiện và các vấn đề cần hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này.
    Trên cơ sở nhận thức và với mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề cấp thiết về lý luận và thực tiễn việc thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, đánh giá những điểm tích cực và hạn chế nhằm đưa ra quan điểm và giải pháp về lĩnh vực này, nghiên cứu sinh đã chọn vấn đề: “Thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật thực định, phân tích, đánh giá các quan điểm trong khoa học pháp lý hiện nay, luận án nghiên cứu toàn diện, có hệ thống


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    * Tài liệu tham khảo tiếng Việt

    1. Lê Mai Anh (2004), Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.

    2. Arnel Cezar (2006), Trách nhiệm bồi thường nhà nước theo Luật của Philippin, Cục Dịch vụ nghiên cứu và tham vấn Văn phòng Hạ nghị viện Philippin, Hội thảo: Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường Nhà nước, Trung tâm Thông tin - Thư viện - Nghiên cứu khoa học Văn phòng Quốc hội.

    3. Ban Cán sự Đảng Toà án nhân dân tối cao (2008), Báo cáo tổng kết công tác giải quyết bồi thường thiệt hại theo Nghị quyết 388, Hà Nội.

    4. Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương (2009), Báo cáo số 01/BC-CCTP ngày 18/02/2009 sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tr.2-14.

    5. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) (1998), Thông tư số 54/1998/TT-TCCP ngày 04/6/1998 hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định số 47/CP ngày 03/5/1997 của Chính phủ quy định thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, Hà Nội.

    6. Nguyễn Thái Bình (2011), "Những nội dung cơ bản của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề Pháp luật về Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, tr.18-36.

    7. Bộ luật Hồng Đức.

    8. Bộ luật Gia Long.

    9. Bộ Dân luật giản yếu Nam kỳ năm 1883.

    10. Bộ Dân luật Bắc kỳ năm 1931.

    11. Bộ Dân luật Trung kỳ năm 1936.

    12. Bộ Tài chính (1998), Thông tư số 38/1998/TT-BTC ngày 30/3/1998 hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán ngân sách Nhà nước cho bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, Hà Nội.

    13. Bộ Tư pháp (2006), Kỷ yếu các toạ đàm về Luật Bồi thường nhà nước, Hà Nội.

    14. Bộ Tư pháp (2007), Dự án “Nghiên cứu, đánh giá vấn đề bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng”, Hà Nội.

    15. Bộ Tư pháp, Báo cáo chuyên đề về tình hình thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong 6 tháng đầu năm 2010 (Báo cáo chuyên đề phục vụ Hội nghị giao ban trực tuyến sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2010), Hà Nội.

    16. Bộ Tư pháp - Dự án VIE 02/015 (2007), Pháp luật bồi thường nhà nước Việt Nam - Trung Quốc - Hàn Quốc, Kỷ yếu Hội thảo, Quảng Ninh ngày 18-19/12.

    17. Bộ Tư pháp (2008), Báo cáo số 104/BC-BTP ngày 10/7/2008 tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức Nhà nước gây ra, Hà Nội.

    18. Bộ Tư pháp (2011), Báo cáo số 57/BC-BTP ngày 04/4/2011 về Sơ kết một năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

    19. Bộ Tư pháp (2011), Tài liệu phục vụ Hội nghị chuyên đề về một số lĩnh vực công tác tư pháp năm 2011, Báo cáo ngày 17/8/2011 về Tình hình triển khai thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và kiện toàn tổ chức, biên chế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường.

    20. Bộ Tư pháp, Cục Bồi thường Nhà nước (2011), Báo cáo số 163/BC-BTNN ngày 16/12/2011 về Kết quả kiểm tra công tác giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án dân sự tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2011.

    21. Bộ Tư pháp, Cục Bồi thường Nhà nước (2012), Báo cáo số 06/BC-BTNN ngày 16/01/2012 về Kết quả Tọa đàm “Thông tư liên tịch hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động tố tụng”.

    22. Bộ Tư pháp, Cục Bồi thường Nhà nước (2012), Báo cáo số 03/BC-BTNN ngày 12/12/2012 về Kết quả Tọa đàm về “Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án”.

    23. Bộ Tư pháp, Cục Bồi thường Nhà nước (2012), Báo cáo số 07/BC-BTNN ngày 16/01/2012 về Kết quả Tọa đàm “Các biện pháp đưa Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước vào cuộc sống”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...