Tiến Sĩ Thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
    1. Thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là hành vi xử sự của chủ sở hữu quyền tác giả (cộng đồng công xã, nghệ nhân dân gian, người thực hành, người sưu tầm, nghiên cứu tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian) và của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền được tiến hành phù hợp với yêu cầu của các quy phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, đảm bảo để quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu quyền tác giả, của cộng đồng và của Nhà nước được thực hiện, nhằm bảo hộ và phát huy các giá trị tinh thần, nhân văn của tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian.
    2.Thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam thời gian qua còn nhiều hạn chế:
    1) Việc tuân thủ pháp luật, tự kiềm chế không phạm vào những quy định cấm của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian của các chủ thể còn nhiều hạn chế;
    2) Một số cơ quan, tổ chức chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ pháp lý của mình dẫn đến tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở nhiều địa phương bị sử dụng sai mục đích;
    3) Việc thi hành các quy định pháp luật về quyền sở hữu trít uệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian liên quan đến đăng ký, sử dụng tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian của nhiều chủ thể chưa nghiêm túc, tình trạng vi phạm pháp luật còn diễn ra khá phổ biến; 4)Ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý của nhiều chủ thể liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian nhìn chung còn thấp. Đa số các loại chủ thể thiếu chủ động thi hành pháp luật, thiếu tự giác, chưa tích cực sử dụng pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian.
    3. Để bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, cần tiến hành năm nhóm giải pháp sau:
    1) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, nội luật hóa kịp thời các Điều ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian mà Nhà nước Việt Nam là thành viên;
    2) Kiện toàn tổ chức, cơ chế phối hợp và tăng cường năng lực của các cơ quan bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian;
    3) Ủy quyền cho Hội Văn nghệ Dân gian giữ chức năng đại diện quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam và đổi mới tổ chức và hoạt động của tổ chức này;thành lập Trung tâm bảo trợ quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian;
    4) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian;
    5) Tiếp tục xã hội hóa, củng cố và nâng cao vai trò của các hội về quyền sở hữu trí tuệ, các Hội văn học nghệ thuật dân gian trong việc thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Với bất cứ quốc gia nào, di sản văn hóa là một trong những thứ thiêng liêng và quý báu nhất. Nó thể hiện “linh hồn” - cốt lõi của bản sắc dân tộc. Tài sản vô giá này có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo nên sự gắn kết bền chặt của cộng đồng, lưu giữ những giá trị truyền thống cao quý nhất của dân tộc, đồng thời là cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Việt Nam - đất nước với bề dày lịch sử mấy ngàn năm của 54 tộc người anh em, có nguồn tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian (TPVHNTDG) vô cùng phong phú và đa dạng. Với cộng đồng các dân tộc Việt Nam, TPVHNTDG là “thức ăn” tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống đã qua, hiện tại và tương lai. Chính vì vậy, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ Năm khoá VIII đã khẳng định: cần phải coi trọng, bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả vật thể và phi vật thể - đó chính là di sản văn hóa (trong đó có TPVHNTDG).
    Là tài sản chung của cả cộng đồng, nhưng không có nghĩa TPVHNTDG là vô chủ, bất cứ ai muốn khai thác, sử dụng thế nào cũng được. Nếu TPVHNTDG bị sử dụng, khai thác một cách tùy tiện sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực không nhỏ, thậm chí có thể theo chiều hướng ngược với những giá trị mà đáng ra TPVHNTDG mang lại cho cộng đồng. Do vậy, TPVHNTDG tất yếu phải được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ một cách hợp pháp và bình đẳng như các tác phẩm văn học nghệ thuật khác. Có nhiều phương diện khác nhau để bảo tồn, phát triển và phát huy những giá trị của các TPVHNTDG trong cuộc sống như: phương diện xã hội, phương diện văn hóa, phương diện pháp lý Mỗi phương diện có ý nghĩa và vai trò khác nhau nhưng chắc chắn rằng, đối với phương diện pháp lý, các 2 TPVHNTDG sẽ được bảo vệ, lưu giữ và phát huy giá trị bởi pháp luật là một phương tiện bảo vệ có hiệu lực và hiệu quả mạnh mẽ nhất. Bằng Hiến pháp và pháp luật, Nhà nước tuyên bố bảo vệ, khuyến khích việc giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa nói chung và của TPVHNTDG nói riêng. Với các TPVHNTDG, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tác giả đối với chúng - một loại chủ thể đặc biệt - là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, đó là quyền của cộng đồng (làng, xã, thôn, buôn bản, phum, sóc ) và cá nhân (nghệ nhân, người sưu tầm, nghiên cứu) đối với tài sản trí tuệ; bao gồm quyền tác giả (quyền của cộng đồng sáng tạo ra TPVHNTDG và quyền liên quan đến quyền tác giả/quyền cộng đồng sáng tạo ra TPVHNTDG).
    Những nội dung pháp lý liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (QSHTT) nói chung và QSHTT đối với TPVHNTDG nói riêng được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 1995 có hiệu lực từ ngày 01 /01/2006 (Chương ***IV - Quyền tác giả và quyền liên quan của Phần thứ sáu - Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ) và Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 (Phần thứ hai - Quyền tác giả và liên quan). Và gần đây, Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó (Điều 40); Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41).
    Những quy định trong Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ nêu trên cơ sở pháp lý để phát huy tác dụng tích cực trong hoạt động bảo hộ quyền tác giả, khuyến khích việc sáng tạo ra các giá trị văn học, nghệ thuật và khoa học phục vụ nhu cầu xã hội. Các tác giả đã có phương tiện pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tư pháp đã có công cụ pháp luật để quản lý và giữ gìn trật tự xã hội, nhằm “làm tốt công tác bảo vệ quyền tác giả” đúng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa 3 VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nhìn chung, trong xã hội bắt đầu có một cách nhìn nghiêm túc và khoa học hơn về quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả, cả về phía các tác giả, cơ quan bảo hộ tác giả cũng như từ phía các công dân. Nhiều người đã ý thức được việc tự bảo vệ bằng cách đăng ký xin bảo hộ tại cơ quan bảo hộ quyền tác giả. Một số hành vi vi phạm quyền tác giả trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về văn hóa và thông tin đã bị phát hiện và xử lý. Các tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm của người khác đã bắt đầu thực hiện nghĩa vụ tôn trọng các quyền của tác giả.
    Tuy nhiên, pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và QSHTT đối với TPVHNTDG nói riêng chưa được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đồng bộ. Nhiều hành vi vi phạm pháp luật về QSHTT ngày càng tinh vi và phức tạp, thậm chí có lúc tỏ ra hết sức trắng trợn, diễn ra ở nhiều công đoạn trong lĩnh vực này (từ xuất bản báo chí, sản xuất các chương trình, băng, đĩa âm nhạc, sân khấu, điện ảnh đến mỹ thuật, nhiếp ảnh và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật khác). Những hành vi đó đã và đang xâm hại nghiêm trọng tới quyền của các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, làm ảnh hưởng tiêu cực tới việc đầu tư sáng tạo, gây bất bình trong dư luận xã hội Riêng đối với TPVHNTDG, việc sử dụng loại hình này hiện nay hết sức tùy tiện, mạnh ai cứ khai thác, bất chấp các quy định pháp luật. Mặc dù Luật SHTT của Việt Nam (2005) đã quy định hết sức rõ ràng rằng: khi sử dụng TPVHNTDG, tổ chức, cá nhân sử dụng phải dẫn chiếu xuất xứ loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của TPVHNTDG và phải có sự thoả thuận bằng việc trả thù lao cho tác giả (cộng đồng), nhưng thực tế, rất nhiều TPVHNTDG đang bị sử dụng tự do theo kiểu “cha chung không ai khóc”.
    Nhận thức rõ mức độ nghiêm trọng của vấn đề này, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thẳng thắn đánh giá: “Quyền sở hữu trí tuệ chưa được coi trọng đúng mức và còn bị xâm phạm” [27, tr.172]. 4 Do đó, Đảng nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh “nâng cao ý thức chấp hành và hiệu lực thực thi tốt pháp luật về sở hữu trí tuệ” [27, tr.210]. Bảo đảm thực hiện một cách nghiêm chỉnh, toàn diện và đồng bộ pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam là một yêu cầu tất yếu khách quan xuất phát từ định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chủ trương hội nhập quốc tế, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian cần phải được thực hiện đầy đủ và đúng đắn để ngăn ngừa và đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi vi phạm đã và đang diễn ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, bảo đảm môi trường xã hội và môi trường pháp lý thuận lợi cho cộng đồng được thụ hưởng những giá trị tinh thần và nhân văn cao đẹp đã kết tinh trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
    Là một người công tác tại Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, với nhận thức nói trên, nghiên cứu sinh thực sự thấy rõ trách nhiệm của mình và hết sức mong muốn góp phần giải quyết một vấn đề hiện đang rất cần thiết và bức xúc trong công tác quản lý và thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với VHNTDG, nên đã chọn đề tài: “Thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài Luận án Tiến sĩ.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
    2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài
    Đề tài có mục đích làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt Nam hiện nay; xác định các quan điểm và giải pháp bảo đảm sao cho pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt Nam được thực hiện một cách đầy đủ, 5 nghiêm chỉnh và đồng bộ, thông qua đó góp phần lưu giữ, bảo vệ và phát huy những giá trị cao quý của TPVHNTDG trong tiến trình xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
    Để thực hiện mục đích nói trên, đề tài có các nhiệm vụ sau: Một là: Phân tích nội hàm khái niệm thực hiện pháp luật và đặc điểm của thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG; làm rõ vai trò và các yếu tố bảo đảm của thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG;Nghiên cứu, rút ra một số bài học kinh nghiệm thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở một số nước trên thế giới.
    Hai là: Phân tích những ưu điểm, hạn chế của pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG; làm rõ kết quả đã đạt được, những hạn chế, bất cập trong thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt Nam thời gian qua, đồng thời chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế và bất cập đó. Ba là: Hình thành các quan điểm và đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt Nam hiện nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là việc thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG cả về phương diện lý luận và thực tiễn.
    Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG từ năm 2006 khi có Luật SHTT được ban hành đến nay.
    4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu
    4.1. Cơ sở lý luận
    Việc nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, những luận điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta đối với VHNTDG và bảo hộ QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt Nam hiện nay. 6
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lê nin, luận án có sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp hệ thống, phương pháp lôgic, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp.
    - Phương pháp hệ thống được sử dụng trong chương 1 để phân loại và nghiên cứu nội dung các tài liệu nghiên cứu về QSHTT đối với TPVHNTDG; pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG và thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.
    - Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện chương 2, chương 3 và chương 4 của luận án. Theo đó, trong chương hai trước khi nghiên cứu cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG, tác giả đã nêu khái quát lý luận về thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG. Đồng thời nội dung của ba chương có mối quan hệ xuyên suốt. Những lý giải về mặt lý luận ở chương 2 là cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở chương 3 và từ đó đưa ra các quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt Nam trong chương 4.
    - Phương pháp lịch sử được sử dụng trong đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt Nam. Điều kiện cụ thể của đất nước là xuất phát điểm để tác giả đánh giá đúng thực trạng thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG trong thời kỳ đổi mới.
    - Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng trong cả chương 2, chương 3 và chương 4 của luận án. Phân tích khái niệm pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG, thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG, 7 đặc điểm, nội dung, hình thức, vai trò của thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG, các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG; phân tích nguyên nhân của thực trạng thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt Nam; phân tích các quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG.
    - Đối với việc nghiên cứu vấn đề thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở một số nước trên thế giới, tác giả chú trọng sử dụng phương pháp phương pháp so sánh và phân tích để rút ra kinh nghiệm về thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG có thể áp dụng ở Việt Nam.
    - Trong phần “Thực trạng thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt Nam” bên cạnh việc sử dụng phương pháp phân tích, tác giả còn sử dụng phương pháp tổng hợp các số liệu để chứng minh cho các luận giải đã nêu.
    5. Những đóng góp mới của luận án
    5.1. Về phương diện lý luận
    - Lần đầu tiên luận án xây dựng khái niệm thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG; làm rõ đặc điểm, hình thức, vai trò và các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG;
    - Từ pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia và thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG của một số nước, luận án đã rút ra một số bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo đối với nước ta.
    5.2. Về phương diện thực tiễn
    - Luận án là công trình đầu tiên làm rõ thực trạng pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG, phân tích những kết quả đã đạt được, những hạn chế, bất cập, nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt Nam thời gian qua.
    - Luận án luận chứng các quan điểm, đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt Nam hiện nay. 8
    6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
    Luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt Nam, là tài liệu để các cơ quan Nhà nước có liên quan tham khảo, ban hành các văn bản pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt Nam hiện nay.
    Luận án cung cấp luận cứ khoa học cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội giáo dục nâng cao ý thức pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật về QSHTT đối với TPVHNTDG ở Việt Nam.
    Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các đơn vị, bộ, ngành có liên quan trong việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy, nhất là trong lĩnh vực VHNTDG và bảo hộ QSHTT đối với TPVHNTDG.
    7. Kết cấu luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 4 chương, 10 tiết.

    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 9
    1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 9
    1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 17
    1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 20
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT DÂN GIAN 24
    2.1. Khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian và khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian 24
    2.2. Đặc điểm, vai trò và các điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian 37
    2.3. Thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở một số nước trên thế giới và một số bài học kinh nghiệm 55
    Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT DÂN GIAN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 73
    3.1. Thực trạng pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay 73
    3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay 85
    Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT DÂN GIAN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 108
    4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay 108
    4.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay 118
    KẾT LUẬN 135
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
    LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 140
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 141
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...