Luận Văn Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện hoài đức, hà nội

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện hoài đức, hà nội​
    Information
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 4
    1. Tính cấp thiết của đề tài 4
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài 5
    3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của luận văn 7
    4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 7
    5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 8
    6. Đóng góp của luận văn 8
    7. Kết cấu của luận văn: 8
    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ 9
    1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ 9
    1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ.
    1.3. VAI TRÒ CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG
    CHƯƠNG 2
    THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI
    2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI HUYỆN HOÀI ĐỨC
    2.2. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI 39
    2.3. HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI. 56
    CHƯƠNG 3
    PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI 63
    3.1. PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI. 63
    3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC. 66
    KẾT LUẬN 93
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
    PHỤ LỤC 99

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Với tư cách là một thiết chế chính trị - xã hội, một hình thức nhà nước, dân chủ có mối quan hệ hữu cơ với pháp luật, bởi pháp luật là một yếu tố cấu thành của nội dung dân chủ. Nền dân chủ chúng ta đã và đang phấn đấu xây dựng là nền dân chủ triệt để, trong đó nội dung cơ bản nhất là toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân. Mặt khác, dân chủ phải đi liền với kỷ cương, pháp chế. Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sự kết hợp hài hoà giữa quyền và trách nhiệm, gắn lợi ích cá nhân với lợi ích của sự phát triển xã hội.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ". Câu nói toát lên sự đồng nhất, tính xuyên suốt của những vấn đề xoay xung quanh chữ DÂN. Với ý nghĩa đó, dân là "tất cả". Bắt đầu từ DÂN, mọi việc do DÂN, kết cục vì DÂN. DÂN vừa là điểm xuất phát, vừa là mục tiêu cuối cùng. DÂN là chủ thể xuyên suốt, là động lực quyết định mọi sự phát triển: "mọi việc do dân".
    80 năm qua, vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, về mối quan hệ giữa dân chủ và nhà nước, giữa Đảng và nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát huy dân chủ, nhất là dân chủ ở cơ sở trong mọi hoạt động đời sống xã hội.
    Quá trình thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở đã làm chuyển biến đáng kể nhận thức của cấp ủy, chính quyền và đoàn thể, phát huy được quyền làm chủ trực tiếp của cán bộ, công chức, người lao động, góp phần tích cực, hiệu quả vào công tác xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, xây dựng khối đoàn kết trong cơ quan, đơn vị, giữ vững ổn định chính trị từ cơ sở, tạo động lực quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.
    Tìm hiểu việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng trong việc đề ra những nội dung, hình thức, giải pháp thiết thực, hiệu quả, nhằm nâng cao ý thức thực hiện pháp luật của người dân trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt phương châm “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, phát huy mạnh mẽ dân chủ ở cơ sở với quyền tham gia ngày một rộng rãi, bình đẳng và thiết thực của nhân dân vào việc quản lý xã hội của Nhà nước là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn mới.
    Bên cạnh những cố gắng và thành tựu bước đầu đạt được, việc thực hiện pháp luật về dân chủ trên từng địa phương còn có những hạn chế, thiếu sót, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Có nơi, có lúc, quyền làm chủ của nhân dân chưa thực sự được tôn trọng và phát huy một cách tối đa. Các chủ thể thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở chưa thực làm tròn vai trò, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ trong thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.
    Với những lý do đó, học viên xin chọn đề tài Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn Hoài Đức (Hà Nội) làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    2.1. Sách
    Thái Ninh - Hoàng Chí Bảo: “Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa”, NXB Sự thật, Hà Nội, 1991; Nguyễn Khắc Mai: “Dân chủ - di sản văn hóa Hồ Chí Minh”, NXB Sự thật, Hà Nội 1997; Nguyễn Đình Lộc: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân”; Lương Gia Ban: “Dân chủ và việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”, NXB CTQG, Hà Nội, 2003
    Các công trình này tập trung làm rõ giá trị nên tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh về dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa, đánh giá khách quan những thành quả, tiến bộ mà chủ nghĩa tư bản có được cũng như chỉ ra hạn chế do bản chất giai cấp tư sản quy định.
    Hoàng Chí Bảo: “Dân chủ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Thông tin lý luận, số 7-1989; Nguyễn Tiến Phồn: “Dân chủ và tập trung dân chủ - Lý luận và thực tiễn”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001
    Những tác phẩm này đã nêu rõ thành công, hạn chế trong xây dựng và thực hiện nền dân chủ ở các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam. Nêu ra những nguyên nhân, hạn chế và giải pháp khắc phục.
    2.2. Tạp chí
    Hoàng Chí Bảo: “Tổng quan về dân chủ và cơ chế thực hiện dân chủ: Quan điểm, lý luận và phương pháp nghiên cứu”, Tạp chí Thông tin lý luận, số 9-1992; Trần Quang Nhiếp: “Thực hiện dân chủ ở cơ sở là một hệ giải pháp đồng bộ thống nhất”, Báo Đại Đoàn kết, ngày 1-12-1997; PGS, TS Hoàng Văn Hảo: “Vấn đề dân chủ và các đặc trưng của mô hình tổng thể Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2/2003
    Những bài viết trên bổ sung nhận thức mới, đề xuất cách làm mới để xây dựng, thực hiện dân chủ phù hợp với đặc điểm lịch sử, truyền thống của dân tộc, đặc điểm của thời kỳ quá độ ở Việt Nam.
    2.3. Công trình luận án, luận văn
    Luận án: Lưu Minh Trị: “Đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn ngoại thành Hà Nội (cấp xã) trong giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ, 1993; Nguyễn Văn Long: “Lệ làng truyền thống với việc hình thành ý thức pháp luật cho nông dân Việt Nam thời kỳ đổi mới”, Luận án tiến sĩ, 2002
    Luận văn: Trần Quốc Huy: Hoàn thiện Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật, Hà Nội, 2005; Lê Xuân Huy: Ý thức pháp luật với quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay (Qua thực tế một số tỉnh phía Bắc), Luận văn thạc sĩ Triết học, 2005
    Có thể thấy, đã có nhiều công trình viết dân chủ, dân chủ ở cơ sở với phạm vi nghiên cứu khác nhau, có giá trị nghiên cứu khác nhau, làm rõ bản chất, nội dung, tính chất, cơ chế thực hiện dân chủ và vai trò của việc mở rộng quyền làm chủ của nhân dân đối với sự phát triển kinh tế xã hội và tiến bộ xã hội. Một số công trình đã nghiên cứu vấn đề dân chủ ở cơ sở trên địa bàn nông thôn. Song việc đưa ra những giải pháp nhằm thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đáp ứng nhu cầu dân chủ của người dân thời kỳ mở cửa hội nhập còn nhiều ý kiến khác nhau.
    Với đề tài nghiên cứu Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn Hoài Đức (Hà Nội), Luận văn đi vào nghiên cứu những quan điểm của Đảng và Nhà nước về dân chủ ở cơ sở; khảo sát thực trạng thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội) hiện nay; trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của địa phương trong thời gian tới.
    3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của luận văn
    Đề tài tiến hành nghiên cứu việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội.
    4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
    Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
    Qua phân tích những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở; từ việc đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Hoài Đức luận văn đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội).
    Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
    - Phân tích những vấn đề lý luận về dân chủ ở cơ sở và thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở cơ sở;
    - Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội), thành công, hạn chế, nguyên nhân.
    - Đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội) trong thời gian tới.
    5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
    - Luận văn được tiến hành trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về nhà nước và pháp luật, về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
    - Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong đó sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể, như: phân tích tổng hợp, thống kê và so sánh, phương pháp lịch sử và logic
    6. Đóng góp của luận văn
    - Góp phần bổ sung những vấn đề lý luận về dân chủ ở cơ sở và thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.
    - Làm rõ thực trạng thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội) với những thành công, hạn chế.
    - Nêu quan điểm và một số giải pháp có tính khả thi để nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội) trong giai đoạn hiện nay.
    7. Kết cấu của luận văn:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...