Tiến Sĩ Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa V

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam mà Đảng,
    Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng là Nhà nước của nhân dân, do nhân
    dân và vì nhân dân. Về bản chất, đó chính là Nhà nước luôn tôn trọng và đề
    cao các quyền dân chủ của nhân dân, xây dựng và thực hiện nền dân chủ
    XHCN. Giữa thực hiện dân chủ và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN có
    mối liên hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ, tác động qua lại và bổ sung cho nhau.
    Dân chủ và thực hiện dân chủ là một trong những đặc trưng cơ bản của Nhà
    nước pháp quyền; là một trong những điều kiện tiên quyết để hiện thực hóa,
    xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền XHCN. “Dân chủ xã hội chủ
    nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát
    triển đất nước” [21, tr. 47]. Ngược lại, xây dựng Nhà nước pháp quyền
    XHCN là sự bảo đảm có tính chất nền tảng cho việc thực hiện dân chủ; bởi lẽ,
    chức năng của Nhà nước pháp quyền là phục vụ nhân dân, giữ mối liên hệ
    mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ các quyền dân chủ của nhân dân,
    tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
    Hơn nữa, chỉ Nhà nước pháp quyền XHCN mới có cơ chế, các biện pháp
    kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vô trách
    nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân. Có thể khẳng định
    rằng, một nền dân chủ thực sự với việc phát huy đầy đủ các quyền dân chủ
    của nhân dân chỉ có thể có được trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp
    quyền XHCN.
    Nền dân chủ XHCN và việc đảm bảo thực hiện dân chủ ở nước ta hiện
    nay không chỉ được khẳng định trong chủ trương, đường lối của Đảng, mà
    còn được thể chế hóa và đảm bảo thực hiện thông qua Hiến pháp và hệ thống
    pháp luật của Nhà nước. Sau khi Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số
    03-CT/TW, ngày 18/02/1998 về Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ
    sở và các văn bản liên quan khác, Nhà nước đã xây dựng, ban hành nhiều văn
    bản quy phạm pháp luật (QPPL)để triển khai quan điểm chỉ đạo của Đảng vềvấn đề này, như Nghị định số 29/1998/NĐ-CP, ngày 11/5/1998 ban hành Quy
    chế thực hiện dân chủ ở xã; Nghị định số 79/2003/NĐ-CP, ngày 07/7/2003
    ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã và hiện nay là Pháp lệnh Thực hiên
    dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
    Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã triển khai thực hiện nhiều
    giải pháp nhằm không ngừng phát huy dân chủ; đưa dân chủ ở cấp xã, thực sự
    đi vào các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội ở các xã, phường, thị trấn
    trên phạm vi cả nước. Quá trình thực hiện pháp luật (THPL)về dân chủ ở cấp
    xã đã và đang làm chuyển biến đáng kể nhận thức của các cấp ủy đảng, chính
    quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội về
    vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ, phát huy, mạnh mẽ quyền
    dân chủ của các tầng lớp nhân dân; góp phần tích cực, hiệu quả vào công tác
    xây dựng Đảng, chính quyền các cấp, nhất là cấp xã trong sạch, vững mạnh,
    nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC), xây dựng khối đại
    đoàn kết toàn dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.
    Bên cạnh những thành tựu, kết quả đã đạt được, việc THPL về dân chủ
    ở cấp xã trên phạm vi cả nước nói chung, ở từng địa phương nói riêng còn
    bộc lộ những hạn chế, nhược điểm nhất định do những nguyên nhân khác
    nhau. “Quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một vài lĩnh vực còn
    bị vi phạm. Việc thực hành dân chủ còn mang tính hình thức; có tình trạng lợi
    dụng dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến
    trật tự, an toàn xã hội” [21, tr. 171]. Có nơi, có lúc quyền làm chủ của nhân
    dân chưa thực sự được tôn trọng và phát huy tối đa. Một bộ phận CBCC các
    cấp, trong đó có cấp xã, bị thoái hóa, biến chất trước những cám dỗ vật chất,
    quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu người dân. Ở một số địa phương, cấp ủy,
    chính quyền, MTTQ, các đoàn thể nhân dân và đội ngũ CBCC cấp xã chưa
    thực sự làm tròn vai trò, trách nhiệm của mình trong tổ chức THPL về dân
    chủ ở cấp xã. Đây là một trong những nguyên nhân phát sinh tình trạng người
    dân khiếu kiện, tố cáo vượt cấp kéo dài khi quyền, lợi ích hợp pháp của họ
    chưa được giải quyết thỏa đáng, dứt điểm ngay từ cấp xã.Thực trạng trên đây đã và đang gây ra những khó khăn cho việc tiếp tục
    triển khai thực hiện có hiệu quả pháp luật về dân chủ ở cấp xã; tác động tiêu
    cực tới tiến trình cải cách hành chính, xây dựng chính quyền cấp xã trong
    sạch, vững mạnh; làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với hiệu lực, hiệu
    quả của bộ máy hành chính nhà nước; từ đó, cản trở việc thực hiện dân chủ,
    xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
    Từ những lý do trên cho thấy, việc củng cố, phát triển các vấn đề lý luận
    về THPL về dân chủ ở cấp xã, đánh giá thực trạng, nguyên nhân để từ đó, đề ra
    các giải pháp bảo đảm THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà
    nước pháp quyền XHCN Việt Nam là một vấn đề có tầm quan trọng và mang
    tính cấp thiết. Đó cũng là lý do tác giả chọn vấn đề “Thực hiện pháp luật về
    dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
    nghĩa Việt Nam” làm đề tài luận án Tiến sỹ luật học.
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    - Mục đích của luận án là trên cơ sở nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn
    đề lý luận và đánh giá thực trạng THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây
    dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, luận án đề xuất các quan điểm
    và giải pháp bảo đảm THPL về dân chủ ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà
    nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay.
    - Để thực hiện mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ sau:
    Một là, nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc THPL về dân chủ
    ở cấp xã theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, bao gồm: khái
    niệm, đặc trưng, hình thức, nội dung, các điều kiện bảo đảm THPL theo yêu
    cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; những yêu cầu của
    Nhà nước pháp quyền XHCN đối với THPL về dân chủ ở cấp xã.
    Hai là, nghiên cứu, khảo sát, điều tra xã hội học (ĐTXHH) về THPL về
    dân chủ ở cấp xã trên địa bàn 19 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong
    cả nước; từ đó làm sáng tỏ, đánh giá những kết quả đạt dược, hạn chế và
    nguyên nhân của thực trạng THPL về dân chủ ở cấp xã ở Việt Nam trong
    những năm qua.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...