Thạc Sĩ Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử các chức danh lãnh

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ quản lý trong giai đoạn hiện nay


    Luận văn năm 2010 dài 121 trang

    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất nước ta đã và đang chuyển mạnh sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) - với những thời cơ và vận hội, đồng thời cũng đặt ra những khó khăn, thử thách đòi hỏi Đảng ta phải tiếp tục đổi mới toàn diện, trong đó việc đổi mới công tác cán bộ là vấn đề then chốt để từng bước xây dựng được đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn hiện nay.
    Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là cách mạng Việt Nam 80 năm qua đã chứng minh cho thấy, cán bộ và công tác cán bộ có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng. Nếu luôn xây dựng được đội ngũ cán bộ ngang tầm và đồng bộ, có cơ cấu hợp lý, có chính sách sử dụng nhân tài phù hợp, thì việc xây dựng đường lối, chính sách sẽ đúng đắn, bám sát vào yêu cầu thực tiễn, đồng thời đường lối, chính sách đó sẽ được thực thi nghiêm túc và đi vào cuộc sống có hiệu quả. V.I. Lênin đã khẳng định: "Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào được giành quyền thống trị, nếu không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào" [22, tr. 473]. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Cán bộ là gốc của mọi công việc" [29, tr. 269]; "công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" [29, tr. 273]. Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Hội nghị Trung ương 3 (khóa VIII) thông qua đã khẳng định: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng" [11, tr. 66].
    Để từng bước xây dựng được đội ngũ cán bộ ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ mới đòi hỏi hệ thống tổ chức đảng, các cấp ủy đảng và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị phải nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của cán bộ và công tác cán bộ, đồng thời phải quán triệt và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong các khâu của công tác cán bộ. Công tác cán bộ là vấn đề con người; đánh giá, bố trí, sử dụng, đối xử, đãi ngộ cán bộ là vấn đề phức tạp và tế nhị, có liên quan đến tâm lý, lợi ích, danh dự, tình cảm của con người. Những quyết định về chủ trương, chính sách cán bộ và nhân sự phải do tập thể cấp ủy có thẩm quyền quyết định và cá nhân có trách nhiệm thực hiện quyết định của tập thể. Trong tình hình hiện nay, việc nắm vững và thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ là khâu then chốt của công việc đổi mới đội ngũ cán bộ, đổi mới cơ chế quản lý cán bộ và là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho công tác cán bộ đạt hiệu quả cao. Tình trạng thiếu dân chủ, hoặc dân chủ hình thức đã làm cho việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ thiếu chính xác, thiếu công bằng và đây cũng là một nguyên nhân làm cho cán bộ không thoải mái, nảy sinh thắc mắc, một bộ phận cán bộ có trình độ, năng lực cao nhưng bức xúc đã bỏ vị trí công chức nhà nước ra các doanh nghiệp ngoài nhà nước làm việc. Cá biệt một số nơi vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng, không tạo được động lực cho đội ngũ cán bộ phấn đấu, phát triển. Đã đến lúc cần nhìn nhận một cách nghiêm túc và quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ, đặc biệt là khâu bổ nhiệm và giới thiệu các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị ở từng cấp, từng ngành, nhằm tạo sự thống nhất cao để thực hiện đồng bộ.
    Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã thực sự quan tâm chăm lo đến cán bộ, công tác cán bộ. Nhiều nghị quyết chuyên đề quan trọng về công tác cán bộ được ban hành. Trung ương cũng đã cụ thể các quy chế, quy định, quyết định về phân công, phân cấp, nhằm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ. Những văn bản đó đã tạo cơ sở pháp lý cho các cấp ủy đảng và những người có trách nhiệm làm công tác cán bộ thực hiện đúng đắn hơn. Vì vậy, công tác cán bộ những năm qua đã có bước đổi mới, Đảng ta đã từng bước xây dựng được một đội ngũ cán bộ có số lượng và cơ cấu hợp lý, chất lượng ngày một nâng cao, đặc biệt đội ngũ cán bộ trẻ nhanh thích ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ cách mạng mới.
    Quán triệt đầy đủ những quan điểm, những nguyên tắc của Đảng về công tác cán bộ, những năm qua Tỉnh ủy Phú Thọ đã tập trung triển khai và thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, quy chế, quy định của Đảng về công tác cán bộ. Bám sát hệ thống văn bản của Trung ương, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Phú Thọ đã cụ thể hóa thành hệ thống văn bản của Tỉnh ủy làm cơ sở cho việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ nói chung, đặc biệt là khâu bổ nhiệm và giới thiệu nhân sự chủ chốt cho các cấp ủy đảng, chính quyền, (Mặt trận Tổ quốc) MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội diện Tỉnh ủy quản lý nói riêng. Nhờ đó, Tỉnh ủy đã khắc phục được một phần thiếu sót trước đây, coi công tác cán bộ là công việc của một số người, của cơ quan tổ chức, tạo ra bước tiến đáng kể trong việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ. Vì vậy, công tác cán bộ thời gian qua của tỉnh Phú Thọ đã có bước đổi mới, từng bước xây dựng được đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành cơ bản có chất lượng, với số lượng và cơ cấu hợp lý, đặc biệt một đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, có phẩm chất, năng lực tốt, nhanh thích ứng với yêu cầu nhiệm vụ.
    Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ của tỉnh Phú Thọ vẫn còn một số hạn chế cần được nghiên cứu để đưa ra giải pháp khắc phục. Nhận thức của một số cấp ủy và người đứng đầu về nguyên tắc tập trung dân chủ chưa đầy đủ và sâu sắc, nên khi thực hiện vào các khâu trong công tác cán bộ chưa nhuần nhuyễn; việc quán triệt để nâng cao nhận thức về nguyên tắc tập trung dân chủ cho các cấp ủy chưa thường xuyên và còn hạn chế. Việc mở rộng dân chủ, công khai lấy ý kiến của cán bộ cấp dưới, của tập thể, cá nhân cán bộ và các đoàn thể nhân dân trong quyết định nhân sự cán bộ chưa trở thành nề nếp; chất lượng thực hiện các quy chế, quy trình bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ cho các chức danh chủ chốt diện Tỉnh ủy quản lý chưa cao, chưa đồng đều. Một số bước trong quy trình xem xét, bổ nhiệm và giới thiệu nhân sự chủ chốt cho các tổ chức trong hệ thống chính trị chưa chặt chẽ và còn hình thức, có lúc, có nơi chưa thực hiện tốt quy trình dân chủ, công khai, minh bạch trong bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử các chức danh cán bộ chủ chốt. Điều đáng chú ý là trong mấy nhiệm kỳ đại hội gần đây, trong quá trình làm công tác nhân sự, nhiều đồng chí trong dự kiến có số phiếu cao, nhưng khi tiến hành đại hội chính thức, bầu ban chấp hành thì lại không trúng cử (kể cả cán bộ chủ chốt), làm cho việc sắp xếp cán bộ sau đại hội gặp khó khăn; có trường hợp tuy biết cán bộ chủ chốt cấp dưới không còn đủ tín nhiệm, nhưng khi duyệt nhân sự lại không kiên quyết đưa ra, vẫn giới thiệu định hướng đưa vào nhân sự cấp ủy khóa mới, nên khi bầu cử không được đại biểu, đảng viên trong đại hội chấp nhận, làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Đảng và giảm sút lòng tin của cán bộ và nhân dân.
    Xuất phát từ thực trạng công tác cán bộ nói chung và việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ nói riêng của Tỉnh ủy Phú Thọ những năm qua, xét thấy cần có một nghiên cứu toàn diện để đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp nhằm thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của tỉnh Phú Thọ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Với lý do trên, tác giả chọn đề tài "Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ quản lý trong giai đoạn hiện nay" để làm luận văn thạc sĩ. Đây là vấn đề nhạy cảm cần thiết, phù hợp với nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng hiện nay và đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đòi hỏi đổi mới công tác cán bộ ở tỉnh Phú Thọ.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài


    MỤC LỤC




    Trang

    MỞ ĐẦU
    1

    Chương 1: NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG BỔ NHIỆM VÀ GIỚI THIỆU CÁN BỘ ỨNG CỬ CÁC CHỨC DANH CHỦCHỐT THUỘC DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY PHÚ THỌ QUẢN LÝ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
    10
    1.1.
    Các chức danh cán bộ chủ chốt thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ quản lý
    10
    1.2.
    Nguyên tắc tập trung dân chủ trong bổ nhiệm và giới thiệu ứng cử các chức danh cán bộ chủ chốt thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý
    22

    Chương 2: BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY PHÚ THỌ THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG BỔ NHIỆM VÀ GIỚI THIỆU CÁN BỘ ỨNG CỬ CÁC CHỨC DANH CHỦ CHỐT THUỘC DIỆN QUẢN LÝ - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM
    54
    2.1.
    Tình hình chung đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ quản lý
    54
    2.2.
    Thực trạng việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử các chức danh diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ quản lý những năm qua (2005-2010)
    66

    Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỐT NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG BỔ NHIỆM VÀ GIỚI THIỆU CÁN BỘ ỨNG CỬ CÁC CHỨC DANH CHỦ CHỐT THUỘC DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY PHÚ THỌ QUẢN LÝ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
    85
    3.1.
    Phương hướng
    85
    3.2.
    Một số giải pháp chủ yếu
    91

    KẾT LUẬN
    113

    CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
    116

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    117

    PHỤ LỤC
    121
     
Đang tải...