Tài liệu Thực hiện dự toán thu – chi Ngân sách tỉnh Đồng Nai

Thảo luận trong 'Kinh Tế Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Thực hiện dự toán thu – chi Ngân sách tỉnh Đồng Nai

    Chương 1: Tổng quan về NSNN.
    1. Khái niệm, bản chất, vai tṛ và đặc điểm của NSNN.
    1.1 Khái niệm và bản chất của NSNN.
    1.1.1 Khái niệm về NSNN.
    Thuật ngữ ngân sách (budget) bắt nguồn từ tiếng Anh có nghĩa là cái ví, cái túi . Tuy nhiên trong đời sống kinh tế, thuật ngữ này đă thoát ly ư nghĩa ban đầu và mang nội dung hoàn toàn mới. Cho tới ngày nay, khi bàn về khái niệm ngân sách cũng có nhiều quan điểm khác nhau.
    Trong cuốn “Tài chính công” nổi tiếng của ḿnh, tác giả Philip E.Taylor đă định nghĩa rằng “Ngân sách là chương tŕnh tài chính chính yếu của Chính phủ. Tài liệu này tập trung các dữ liệu thu và chi trong khoảng thời gian của tài khoá, bao hàm các chương tŕnh hoạt động phải thực hiện và các phương tiện tài trợ các hoạt động ấy”.
    Nước Pháp có từ điển Bách Khoa toàn thư về kinh tế đă định nghĩa “Ngân sách là văn kiện được Nghị viện hoặc Hội đồng thảo luận và phê chuẩn mà trong đó các nghiệp vụ tài chính (thu, chi) của một tổ chức công (Nhà nước, chính quyền, địa phương, đơn vị công) hoặc tư (doanh nghiệp, hiệp hội .) được dự kiến và cho phép.”
    Viện ngiên cứu tài chính cho ra đời quyển từ điển thuật ngữ tài chính tín dụng (1996) th́ lại cho rằng: “Ngân sách được hiểu là dự toán và thực hiện mọi khoản thu nhập (tiền thu vào) và chi tiêu (tiền xuất ra) của bất kỳ một cơ quan, xí nghiệp, tổ chức, gia đ́nh hoặc cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).
    Giáo tŕnh Luật NSNN của Nhà xuất bản công an nhân dân Hà Nội (2007) định nghĩa NSNN dựa trên hai phương diện:
    - Về phương diện kinh tế th́ NSNN là một phạm trù kinh tế học gồm 2 yếu tố:
    + NSNN là một bản dự toán thu và chi tiền tệ của quốc gia, là một bản dự toán được Quốc Hội thông qua trước khi Chính phủ đem ra thi hành trên thực tế. Và Quốc Hội c̣n là người giám sát Chính phủ trong quá tŕnh thi hành ngân sách.
    + NSNN chỉ có giá trị thực hiện trong thời hạn một năm, được gọi là năm ngân sách hay năm tài khoá, và được tính từ ngày 01 tháng 01 cho đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.
    (Nếu xét về khía cạnh kỹ thuật th́ mỗi bản dự toán NSNN chỉ được dùng cho một năm và phải được xây dựng, thiết kế phù hợp với t́nh h́nh kinh tế, chính trị, xă hội của năm đó nên đ̣i hỏi phải chi tiết, khoa học, khách quan, chính xác trên cơ sở thu thập và xử lư tốt các thông tin về kinh tế - chính trị - xă hội trong nước và quốc tế)
    - Về phương diện pháp lư th́ NSNN c̣n là một khái niệm pháp lư, gồm hai khía cạnh:
    + NSNN là đạo luật được cơ quan Lập Pháp làm ra theo một tŕnh tự riêng không hoàn toàn giống với tŕnh tự lập pháp thông thường.
    + NSNN là một đạo luật ngân sách thường niên (có nghĩa là bản dự toán thu chi các khoản tiền tệ của quốc gia đă được Quốc Hội biểu quyết thông qua và bao gồm cả văn bản nghị quyết của Quốc Hội về việc thi hành bản dự toán ngân sách đó.
    Nhưng tại Điều 1 - Luật NSNN được Quốc Hội nước cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua ngày 16/12/2002 th́ “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đă được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước”.

    1.1.2 Bản chất của NSNN.
    - NSNN mang tính áp đặt, bắt buộc các chủ thể kinh tế xă hội có liên quan phải tuân thủ: Nhà nước ban hành các luật thuế, các quy định pháp lư về các khoản thu trong nước, quy định chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu ngân sách của Nhà nước trong một năm.
    - NSNN là một bản dự toán thu – chi được các đơn vị có trách nhiệm lập và đề ra các thông số quan trọng có liên quan đến chính sách mà Chính phủ phải thực hiện.
    - Bản chất của NSNN do bản chất của giai cấp thống trị quyết định.
    - Hoạt động của NSNN thể hiện mối quan hệ giữa một bên là Nhà nước với một bên là xă hội (tổ chức kinh tế, các đơn vị thuộc lĩnh vực phi sản xuất, các hộ gia đ́nh và các tầng lớp dân cư, nước ngoài).
    - Về h́nh thức vật chất biểu hiện th́ NSNN là một quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước.
    - Về pháp lư th́ NSNN là một kế hoạch tài chính cơ bản của quốc gia. Hay nói cách khác NSNN là một đạo luật đặc biệt do Quốc Hội ban hành để cho phép Chính phủ thực hiện trong thời hạn xác định.
    - Về phương diện quản lư vốn: NSNN là một bảng dự toán thu – chi của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.

    1.2 Đặc điểm của NSNN.
    NSNN là một kế hoạch tài chính được Quốc Hội biểu quyết thông qua hằng năm trước khi thi hành. Việc thiết lập NSNN không chỉ là vấn đề kĩ thuật nghiệp vụ kinh tế (lập dự toán các khoản thu và chi định thực hiện trong một năm) mà c̣n là vấn đề mang tính kĩ thuật – pháp lư (nghĩa là phải trải qua giai đoạn xem xét), biểu quyết thông qua tại Quốc Hội giống như việc ban hành một đạo luật để làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lư nhất định cho các chủ thể tham gia vào hoạt động ngân sách. Do đó NSNN mang tính áp đặt và bắt buộc các chủ thể kinh tế - xă hội có liên quan phải tuân thủ.
    NSNN là một bản dự toán thu – chi của toàn thể quốc gia. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lập và đề ra các thông số quan trọng có liên quan đến chính sách mà Chính phủ phải thực hiện trong năm tài khoá tiếp theo (dựa trên cơ sở dự báo t́nh h́nh kinh tế, chính trị xă hội trong nước và thế giới) dưới sự giám sát của Quốc Hội. Sự giám sát thường xuyên của Quốc Hội đối với Chính phủ trong lĩnh vực này cũng là phương cách để củng cố và đề cao tính dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động tài chính nhà nước, góp phần quản trị tốt nền tài chính công. Trong đó, dân chúng đóng vai tṛ quyết định. Thu – chi NSNN là cơ sở thực hiện chính sách của Chính phủ. Chính sách nào mà không được dự kiến trong NSNN th́ sẽ không được thực hiện. Chính v́ lẽ đó, việc thông qua NSNN là một sự kiện chính trị quan trọng, nó biểu hiện sự nhất trí trong Quốc Hội về chính sách của Nhà nước. Quốc Hội mà không thông qua NSNN th́ điều đó thể hiện sự thất bại của Chính Phủ về chính sách, và có thể gây ra mâu thuẫn về chính trị.
    NSNN là một công cụ quản lư, hay nói cách khác là một đạo luật. NSNN đưa ra danh mục các khoản thu mà Chính Phủ chỉ được phép thu, và danh mục các khoản chi tiêu trong khuôn khổ NSNN được Quốc Hội phê duyệt. Đặc điểm này cho thấy NSNN là công cụ giúp Quốc Hội quản lư và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu, thu nhập của Chính Phủ trong mỗi năm tài khoá, nhằm bảo đảm quyền lợi cho toàn thể dân chúng. Việc chuyển hoá bản dự toán NSNN thành đạo luật c̣n làm cho bản dự toán thu – chi ngân sách có thể thực hiện dễ dàng hơn trong thực tế.
    NSNN được thiết lập và thực thi hoàn toàn v́ mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia, không phân biệt người thụ hưởng. Lợi ích chung là yếu tố ảnh hưởng mang tính quyết định đến việc tiến hành các nghiệp vụ thu – chi ngân sách của Chính Phủ mà ở đó Chính Phủ luôn t́m cách thoả măn tối đa các các nhiệm vụ chi đă được hoạch định và thông qua bởi Quốc Hội. Đôi khi, v́ thoả măn lợi ích chung của toàn thể quốc gia mà Chính Phủ buộc phải tiến hành những nhiệm vụ chi không chắc chắn đem lại một lợi ích cụ thể nào cho riêng ḿnh, như trợ cấp cho nhân dân các vùng bị thiên tai, dịch bệnh; hay việc tài trợ cho các doanh nghiệp trong nước bằng việc trợ giá nhằm bảo hộ, phục hồi một ngành sản xuất quan trọng nào đó của đất nước; hoặc có thể là xây dựng các công tŕnh công cộng phục vụ cho nhu cầu giải trí của nhân dân mà không thu phí .
    NSNN luôn phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và hành pháp trong quá tŕnh xây dựng và thực hiện ngân sách. Mối tương quan này thường nghiêng về phía cơ quan lập pháp. Tuy nhiên, trong thực tiễn đôi khi sự giảm sút vai tṛ của cơ quan lập pháp trong thời điểm nào đó sẽ khiến mối tương quan quyền lực giữa hai cơ quan này có xu hướng nghiêng về phía cơ quan hành pháp. Khi đó, nếu cơ quan hành pháp không biết tự kiềm chế để làm tốt bổn phận của người thừa hành của cơ quan lập pháp th́ có thể khiến cho việc quản trị nền tài chính công trở nên kém dân chủ và thiếu minh bạch hơn.
     
Đang tải...