Thạc Sĩ Thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở tỉnh Tuyên Quan

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỞ ĐẦU



    1. Lý do chọn đề tài

    Giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế của đất nước, là phương sách hàng đầu để kiến quốc lâu dài và có hiệu quả. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
    Ngày nay, trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường, giáo dục sẽ phải đương đầu với nhiều thách thức to lớn để đáp ứng những yêu cầu của xã hội. Do vậy dạy học không chỉ đơn thuần là cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng môn học mà theo UNESCO đã chỉ ra bản chất của dạy học hiện đại: học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để làm người. Theo quan điểm này chất lượng giáo dục không chỉ chú trọng đến thành tích học tập mà quan trọng là phải trang bị cho người học kỹ năng sống và năng lực hoạt động xã hội để họ có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh.
    Muốn vậy, quá trình giáo dục phải được diễn ra bằng nhiều con đường, nhiều phương thức và nhiều hoạt động. Chính thông qua hoạt động, nhân cách con người được hình thành và phát triển toàn diện. Trong nhà trường có hai hệ thống giáo dục cơ bản: một là các hoạt động giáo dục trong hệ thống các môn học cơ bản, hai là hoạt động giáo dục ngoài hệ thống các môn học. Giáo dục của nhà trường chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự phối hợp hài hoà cả hai hệ thống giáo dục trên. Đây cũng chính là lý do khiến giáo dục không chỉ bó hẹp trong không gian lớp học mà còn mở rộng trong các không gian với các hoạt động tương ứng.
    Ở các trường phổ thông, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là một trong những hoạt động đặc trưng, nó là nơi thể nghiệm, vận dụng và củng cố tri thức trên lớp, là cơ hội để học sinh tự bộc lộ nhân cách và tự khẳng định vị trí của mình, là môi trường nuôi dưỡng và phát triển tính chủ thể của học sinh và cũng là dịp tốt để thu hút cả ba lực lượng giáo dục cùng tham gia. Do vậy, việc tổ chức HĐGDNGLL một mặt nâng cao hiệu quả giáo dục mặt khác giúp học sinh dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo đáp ứng với đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập với sự phát triển kinh tế của khu vực và quốc tế.
    Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở (THCS) là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành. Ở lứa tuổi này, có sự phát triển mạnh mẽ nhưng thiếu cân đối về các mặt sinh lý, trí tuệ, đạo đức. Hoạt động giao tiếp của học sinh THCS rất phát triển, các em có nhu cầu cao về giao tiếp với bạn bè, có nguyện vọng được sống và hoạt động trong tập thể. Đặc biệt trong quan hệ giao tiếp với người lớn, các em mong muốn có được vị trí bình đẳng và được tôn trọng.

    Ngoài những đặc điểm chung của học sinh THCS, thì đối với học sinh THCS miền núi tỉnh Tuyên Quang còn có những đặc điểm riêng: phần lớn các em còn rụt rè, nhút nhát, ngại hoạt động, hạn chế về giao tiếp, thiếu kỹ năng sống và cách ứng xử với mọi người . Vì vậy, HĐGDNGLL lại càng trở nên cần thiết đối với các em. HĐGDNGLL vừa giúp các em tích lũy được kinh nghiệm thực tiễn đáp ứng nhu cầu học tập, giao tiếp lại vừa là con đường phát triển hài hoà cân đối về mọi mặt trong quá trình phát triển nhân cách.

    Trong thực tiễn, chất lượng tổ chức và thực hiện chương trình HĐGDNGLL ở trường THCS nói chung và ở trường THCS thuộc khu vực miền núi nói riêng còn nhiều bất cập. Trong quá trình dạy học và đánh giá phần lớn giáo viên chú trọng trang bị cho học sinh những tri thức các môn học cơ bản, ít chú trọng tới môn học HĐGDNGLL. Do vậy, việc thực hiện chương trình môn học này còn mang tính hình thức, thiếu sinh động, sáng tạo, không gắn kết với chương trình các môn học cơ bản cho nên chưa phát huy được hết vai trò bổ trợ, củng cố và mở rộng tri thức cho các môn học cơ bản nhằm hình thành những phẩm chất nhân cách toàn diện cho học sinh của con người mới. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn vấn đề “Thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài nghiên cứu.


    2. Mục đích nghiên cứu

    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề tài nhằm đề xuất một số biện pháp thực hiện chương trình HĐGDNGLL ở trường THCS tỉnh Tuyên Quang, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trên địa bàn miền núi hiện nay.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1. Khách thể nghiên cứu

    Quá trình giáo dục trong nhà trường THCS

    3.2. Đối tượng nghiên cứu

    Thực hiện chương trình HĐGDNGLL ở trường THCS tỉnh Tuyên Quang.

    4. Giả thuyết khoa học

    Hiệu quả của việc thực hiện chương trình HĐGDNGLL cho học sinh THCS phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó biện pháp thực hiện chương trình là một yếu tố cơ bản. Do vậy, nếu đề xuất được những biện pháp thực hiện hợp lý nhằm phát huy các yếu tố tích cực và hạn chế các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến HĐGDNGLL thì hiệu quả hoạt động này sẽ được nâng cao.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

    5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc thực hiện chương trình HĐGDNGLL

    cho học sinh THCS.

    5.2. Xác định thực trạng của việc thực hiện chương trình HĐGDNGLL

    ở một số trường THCS tỉnh Tuyên Quang.

    5.3. Đề xuất một số biện pháp thực hiện chương trình HĐGDNGLL ở trường THCS tỉnh Tuyên Quang.
    6. Phạm vi nghiên cứu

    - Về khách thể điều tra và địa bàn nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng việc thực hiện chương trình HĐGDNGLL trên 168 học sinh, 68 giáo viên và 6 cán bộ quản lý, 120 phụ huynh học sinh thuộc 3 trường THCS: Tân Loan, Việt Thành và Phù Lưu trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh
    Tuyên Quang.

    - Về nội dung nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp thực hiện chương trình HĐGDNGLL cho học sinh THCS tỉnh Tuyên Quang. Việc điều tra, khảo nghiệm tính khả thi và hiệu quả của biện pháp được giới hạn ở việc thực hiện chương trình môn học.
    7. Phương pháp nghiên cứu

    7.1. Phương pháp luận giải quyết vấn đề

    Vận dụng các quan điểm hệ thống, lôgic để nghiên cứu việc thực hiện chương trình HĐGDNGLL cho học sinh THCS trong mối quan hệ với các hoạt động khác trong nhà trường. Việc thực hiện chương trình được xem xét trong quan hệ với mục tiêu, phương pháp giáo dục và sự phát triển tâm lý, nhân cách của học sinh THCS.
    7.2. Những phương pháp nghiên cứu cụ thể

    Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu và xây dựng các giả thiết khoa học
    7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Chúng tôi sử dụng nhóm phương pháp lý thuyết để thu thập và xử lý các thông tin lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu:
    - Phân tích và tổng hợp lý thuyết.

    - Phân loại và hệ thống lý thuyết.

    7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, phương pháp đàm thoại, phương pháp điều tra viết, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia (các nhà khoa học, các nhà giáo dục và giáo viên).


    7.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán học thống kê: Dùng toán học để xử lý thông tin, số liệu thu thập được, từ đó lập bảng, so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu và rút ra nhận xét.
    8. Những đóng góp của đề tài

    - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề thực hiện chương trình HĐGDNGLL cho học sinh THCS.
    - Đề xuất một số biện pháp thực hiện chương trình HĐGDNGLL cho học sinh THCS, qua đó khẳng định vai trò của HĐGDNGLL trong việc hỗ trợ các hoạt động khác đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục, đáp ứng mục tiêu đổi mới của giáo dục phổ thông.
    9. Cấu trúc của đề tài

    Đề tài gồm ba chương, ngoài ra còn có phần mở đầu, kết luận và kiến nghị.


    MỤC LỤC


    Trang


    MỞ ĐẦU 0


    1. Lý do chọn đề tài 1

    2. Mục đích nghiên cứu 3

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

    3.1 Khách thể nghiên cứu. 3

    3.2 Đối tượng nghiên cứu. 3

    4. Giả thuyết khoa học 3

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3

    6. Phạm vi nghiên cứu 3

    7. Phương pháp nghiên cứu 4

    8. Những đóng góp của đề tài . 5

    9. Cấu trúc của đề tài 5

    NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN .6

    CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHưƠNG TRÌNH HĐGDNGLL CHO HỌC SINH THCS 6
    1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề . 6

    1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài . 6

    1.1.2. Các nghiên cứu trong nước . 9

    1.2. Một số khái niệm công cụ 13

    1.2.1. Hoạt động giáo dục 13

    1.2.2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp . 15

    1.2.3. Biện pháp thực hiện chương trình HĐGDNGLL . 16

    1.3. Một số vấn đề cơ bản về việc thực hiện chương trình

    HĐGDNGLL ở trường THCS hiện nay. . 20

    1.3.1. Chương trình HĐGDNGLL cho học sinh THCS . 20

    1.3.2. HĐGDNGLL với sự phát triển toàn diện nhân cách của học

    sinh thcs 25



    1.3.3. Vai trò của giáo viên trong việc thực hiện chương trình

    HĐGDNGLL. 31

    1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện chương trình

    HĐGDNGLL ở trường THCS 32

    1.4. Mối quan hệ giữa HĐGDNGLL với các hoạt động khác 39

    1.4.1. HĐGDNGLL và hoạt động giáo dục trong gia đình, ngoài xã

    hội . 39

    1.4.2. HĐGDNGLL và hoạt động dạy học chính khóa 39

    1.4.3. HĐGDNGLL và các hoạt động khác trong nhà trường . 40

    TIỂU KẾT CHưƠNG 1 41

    CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHưƠNG TRÌNH HĐGDNGLL Ở CÁC TRưỜNG THCS TỈNH TUYÊN QUANG 42
    2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế; văn hóa - giáo dục tỉnh

    Tuyên Quang 42

    2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, phân bố dân cư. . 42

    2.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hoá - giáo dục 42

    2.2. Thực trạng về việc thực hiện chương trình HĐGDNGL ở các trường THCS huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang 44
    2.2.1. Mục đích, đối tượng, nội dung, phương pháp và kĩ thuật đánh giá. 44

    2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng. . 45

    2.2.3. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân. . 71

    TIỂU KẾT CHưƠNG 2 74

    CHưƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHưƠNG TRÌNH

    HĐGDNGLL CHO HỌC SINH THSC TỈNH TUYÊN QUANG . 75


    3.1. Một số nguyên tắc để xây dựng biện pháp . 75

    3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục của cấp học

    THCS . 75

    3.1.2. Nguyên tắc thực hiện chương trình phù hợp với đăc trưng của loại hình hoạt động và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa
    tuổi học sinh THSC . 76


    3.1.3. Nguyên tắc kết hợp sự điều khiển của giáo viên với sự tự điều khiển hoạt động của học sinh. . 76
    3.2. Một số biện pháp tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh THCS tỉnh

    Tuyên Quang 77

    3.2.1. Biện pháp nâng cao nhận thức cho học sinh và các lực lượng

    giáo dục 77

    3.2.2. Thiết kế giáo án theo hướng tích hợp nội dung của các môn

    học khác . 80

    3.2.3. Đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL . 86

    3.2.4. Biện pháp đa dạng hóa nội dung giảng dạy và các hình thức

    tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh . 90

    3.2.5. Biện pháp xây dựng quy trình thực hiện HĐGDNGLL ở trường THCS . 95

    3.2.6. Biện pháp thi đua, khen thưởng 98

    3.2.7. Biện pháp phát huy và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, trang

    thiết bị cho HĐGD ở nhà trường 99

    3.2.8. Biện pháp phối hợp giữa các lực lượng giáo dục để nâng cao

    hiệu quả HĐGDNGLL . 101

    3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 102

    3.4. Khảo nghiệm tính khoa học và tính khả thi của các biện pháp . 103

    3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 104

    3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm 104

    3.4.3. Nội dung khảo nghiệm 104

    3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm. 105

    3.4.5. Kết quả khảo nghiệm 105

    TIỂU KẾT CHưƠNG 3 110

    KẾT LUẬN . 111

    KIẾN NGHỊ 113
    TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...