Thạc Sĩ Thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ cấp xã giai đoạn đến 2015 (100 trang)

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Chính sách cán bộ là một bộ phận quan trọng của công tác cán bộ, là công cụ và biện pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ. Có hệ thống chính sách cán bộ đúng sẽ hỗ trợ, thúc đẩy các mặt công tác cán bộ, tạo động lực cho sự phát triển của đội ngũ cán bộ; ngược lại, chính sách cán bộ không tốt sẽ gây khó khăn cho công tác cán bộ, thậm chí làm làm biến dạng sự phát triển của đội ngũ cán bộ, gây ra những hậu quả tiêu cực không lường hết. Đảng ta nhận thức: thực hiện chính sách đối với cán bộ là khâu rất quan trọng, là điều kiện cần thiết để xây dựng đội ngũ cán bộ [4, tr.108].

    Xã là địa bàn sinh sống của phần lớn dân cư nước ta, là nơi trực tiếp thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Thấy rõ vị trí, tầm quan trọng của cơ sở xã và đội ngũ cán bộ cơ sở ở đây, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về xây dựng hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ cơ sở xã; đã thực hiện một số chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, sử dụng, đề bạt, bầu cử, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ cơ sở phù hợp với tình hình mới. Nhờ đó, cán bộ cơ sở xã ngày càng tiến bộ về trình độ, năng lực, phong cách làm việc, năng động, sáng tạo, hăng hái thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

    Qua thực hiện các Nghị quyết của Đảng về xây dựng cán bộ cơ sở, đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn từng bước được phát triển cả về số lượng, chất lượng. Việc thực hiện tiêu chuẩn hóa các chức danh cán bộ và chính sách thu hút cán bộ trẻ, sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng về công tác ở xã đã từng bước nâng cao được trình độ và trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

    Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức nói chung, cán bộ, công chức cấp xã luôn là vấn đề mang tính chiến lược của sự nghiệp cách mạng. Nó chi phối khả năng thành công hay thất bại của các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bởi xét đến cùng thì mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều phải được triển khai thực hiện ở cơ sở và thông qua hoạt động tác nghiệp của đội ngũ cán bộ cơ sở.
    Mặt khác, Đảng ta thấy rõ hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ xã còn nhiều hạn chế. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân quan trọng như ý kiến của Trung ương, Bộ Chính trị đã nhấn mạnh trong Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX) là: Nguyên nhân chưa nhận thức đúng vai trò, vị trí của cơ sở, quan liêu, để một thời gian quá dài không có chính sách đồng bộ đối với cán bộ, thiếu chăm lo bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ cho cơ sở, không kịp thời bàn và đưa ra những chính sách để củng cố và tăng cường đội ngũ cán bộ cơ sở.

    Để xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, Đảng ta chủ trương tiến tới xây dựng hệ thống chính sách cán bộ một cách đồng bộ và nhất quán, công bằng, thống nhất phù hợp với từng loại đối tượng cán bộ, khuyến khích những cán bộ có tài, trân trọng những cán bộ có đóng góp lớn, đồng thời xử lý nghiêm minh và kịp thời những người có sai phạm. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xây dựng hệ thống chính sách cán bộ chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

    Trong những năm qua, thành phố Hà Nội rất quan tâm đến việc thực hiện chính sách cán bộ đối với đối với cán bộ xã ở Thành phố. Việc thực hiện chính sách cỏn bộ xã đó đạt được một số kết quả quan trọng. Đội ngũ cán bộ xó từng bước phát triển về số lượng và chất lượng; việc thực hiện chính sách thu hút cán bộ trẻ, sinh viên mới tốt nghiệp về công tác ở cơ sở đó tạo nờn sự chuyển biến tớch cực về chất lượng của đội ngũ cán bộ xã, trỡnh độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ này từng bước được nâng lên và xu thế ngày càng được trẻ hoá. Phong trào học tập nõng cao trỡnh độ của cán bộ, công chức xó được đẩy mạnh hơn. Việc chuyển từ chế độ sinh hoạt phí sang chế độ tiền lương, từ hưởng trợ cấp hàng tháng khi nghỉ việc sang hưởng chế độ hưu trí, đã tạo sự an tâm phấn khởi trong đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở, trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức xã ở thành phố Hà Nội.

    Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả thu được, việc thực hiện chính sách đối với cán bộ xã nói chung và ở Hà Nội nói riêng hiện nay đã và đang phát sinh những vướng mắc, bất cập, như: bố trí tỷ lệ chưa tương xứng giữa cán bộ giữ chức vụ bầu cử và công chức chuyên môn; số lượng cán bộ, công chức cấp xã chưa đủ để bố trí cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới; chế độ, chính sách đãi ngộ (tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội .) đối với cán bộ, công chức xã, đến nay còn nhiều bất cập, mâu thuẫn; việc ban hành và thực hiện các văn bản, quy định về chính sách cán bộ cơ sở của Đảng và Nhà nước hầu hết vẫn mang tính giải pháp tình thế, chưa cơ bản, chưa đồng bộ. Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã những năm qua thường xuyên thay đổi, không ổn định. Điều đó chứng tỏ quan điểm, nhận thức về cán bộ cơ sở còn rất khác nhau. Việc giải quyết chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ xã mới chỉ chạy theo những vấn đề phát sinh, chưa cơ bản và toàn diện.

    Từ những vấn đề nêu trên và trước yêu cầu, đòi hỏi mới đối với cán bộ, công chức cơ sở cho thấy cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn để đề ra các giải pháp góp phần tiếp tục hoàn thiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã. Do vậy, tôi chọn đề tài “Thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay " làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Xây dựng Đảng.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Chính sách cán bộ nói chung và chính sách cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn là một vấn đề lớn trong công tác cán bộ, được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Nhiều nhà khoa học và hoạt động thực tiễn cũng đã có những nghiờn cứu về chính sách cán bộ ở các góc độ khác nhau, tiêu biểu như:
    * Sách, đề tài khoa học
    - TS Thang Văn Phúc, TS Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên): “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức", Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004.
    - Nguyễn Đặng: “Chính sách, chế độ đối với những cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn", Nxb Lao động Thương binh Xã hội, Hà Nội 2004;
    - PGS,TS Nguyễn Phú Trọng, PGS.TS Trần Xuân Sầm: “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
    - Đề tài độc lập cấp nhà nước: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng thang bảng lương mới (Bộ Nội vụ). 2005. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Trọng Điều.
    - TS. Dương Quang Tung: (Đề tài nhánh): Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
    - TS. Hồ Công Dũng: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên" (Đề tài cấp Bộ), Bộ Nội vụ, 2007.
    -TS. Nguyễn Thị Hải Vân - Lê Xuân Từ: “Hỏi đáp về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn", Nxb Thống kê, Hà Nội, 2007. Nội dung cuốn sách gồm 5 phần: Phần thứ nhất: Những vấn đề chung; Phần thứ hai: Chế độ, chính sách về tiền lương, sinh hoạt phí và phụ cấp; Phần thứ ba: Chế độ bầu cử, tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật; Phần thứ tư: Chế độ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác; Phần thứ năm: Một số văn bản quy phạm pháp luật áp dụng đối với cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn.
    - Đề tài khoa học cấp bộ: “Mẫu hình và con đường hình thành người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở" của Học Viện Nguyễn Ái Quốc, 1992.
    - Đề tài khoa học cấp bộ: “Nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cơ sở", chủ nhiệm đề tài TS Nguyễn Thế Vịnh - chuyên viên cao cấp Bộ nội vụ, Hà Nội, 2009.
    - Báo cáo chuyên đề: Quan điểm, chính sách đào tạo, sử dụng và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp của ban Tổ chức Trung ương, 1998
    * Cỏc bài viết trờn tạp chớ:
    + TS. Nguyễn Hữu Đức, Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ: “Bàn về chế độ, chính sách đối với cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn" (http://www.caicachhanhchinh.gov.vn/ .71111220/attachments/1933_BAI 12 TRANG 40.rtf).
    Tác giả trình bày số lượng xã, phường, thị trấn theo 3 loại được quy định tại Nghị định 159/2005/NĐ-CP ngày 29/12/2005 của Chính phủ và đánh giá về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo một số tiêu chí cơ bản. Bên cạnh đó, tác giả nêu lên những bất cập về chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách ở cơ sở xã, phường, thị trấn về chế độ, chính sách lương, bảo hiểm xã hội: còn bất hợp lý về chế độ tiền lương cán bộ bầu cử và công chức chuyên môn có cùng trình độ đào tạo; về bảo hiểm xã hội: theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức xã là 20 năm và phải đủ 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam mới đủ điều kiện nghỉ hưu, việc này có nhiều bất cập cho cán bộ, công chức xã, nhất là những vùng đặc biệt khó khăn. Chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ cấp xã trước đây có quy định "chức danh khác" đó tham gia bảo hiểm xó hội theo Nghị định số 09/1998/ NĐ-CP của Chính phủ đến nay nghỉ việc chưa được giải quyết.
    Theo nội dung bài viết, tác giả đề cập đến đối tượng cỏn bộ chuyờn trỏch giữ chức vụ bầu cử cấp xó, nếu cả trỡnh độ chuyên môn từ trung cấp trở lên được xếp ngạch và hưởng chế độ tiền lương theo bảng lương hành chính; trường hợp chưa có bằng cấp chuyên môn thỡ được hưởng lương chức vụ theo quy định hiện nay của Nghị định 121/2003/NĐ-CP. Đồng thời cả hai trường hợp trên được cộng thêm phụ cấp chức vụ lónh đạo. Mức phụ cấp lónh đạo tùy theo mô hỡnh phõn loại xó, tương đương với phụ cấp lónh đạo của trưởng, phó phũng cấp huyện.
    + Lê Thanh Hà, “chính sách với cán bộ, công chức cơ sở cần đồng bộ, sát thực tế”http://www.xaydungdang.org.vn/details.asp? Object=4&news _ID =51177710.
    Theo tác giả: trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã và đang quan tâm chăm lo đối với cán bộ cơ sở. Chớnh phủ đã ban hành nhiều văn bản về thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ cơ sở ở xó, phường, thị trấn. Điển hỡnh là Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10-10-2003 và Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21-10-2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, biên chế, tiờu chuẩn và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cơ sở xó, phường, thị trấn - đội ngũ cán bộ có một thời gian dài bị “bỏ quờn”, làm việc không lương, chỉ có sinh hoạt phí. Sau một thời gian thực hiện, cả hai Nghị định trên bộc lộ một số bất cập, thiếu đồng bộ, chưa sát thực tế. Ví dụ, chế độ chớnh sỏch đối với phú cụng an xó và xó đội phú; giữa xó đội phó với trưởng công an xó; giữa bớ thư đảng uỷ xó, cú trỡnh độ đại học, có thâm niên công tác hàng chục năm nhưng tiền lương không bằng cán bộ chuyờn mụn ở xó ra trường chỉ 5-6 năm. Tác giả đưa một số kiến nghị sửa đổi những quy định về chế độ, chớnh sỏch đối với cỏn bộ ở xó, phường, thị trấn.
    * Luận án, luận văn
    - Phạm Công Khâm: “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay”, Luận án tiến sỹ, Học viện Chớnh trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2000.
    - Mạc Minh Sản: Hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận ỏn Tiến sĩ, Học viện Chớnh trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2008.
    - Trần Đình Gia (2008): Thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ thuộc diện Ban thường vụ Huyện uỷ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh quản lý trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sỹ, Học viện Chớnh trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    - Lê Văn Dũng (2008): Thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sỹ, Học viện Chớnh trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    - Trần Ngọc Danh (2005): Chính sách đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở tỉnh Nghệ An”, Luận văn thạc sỹ, Học viện Chớnh trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2008.
    Cỏc cụng trỡnh nghiờn cứu trờn, ở những góc độ và mức độ khác nhau đã bàn đến vấn đề chính sách cán bộ. Một số công trình đã đi sâu luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn việc thực hiện chính sách cán bộ, chỉ ra phương hướng và giải phỏp đổi mới chính sách cán bộ với một đối tượng, ở một địa bàn cụ thể. Tuy nhiờn, đến nay chưa có công trỡnh nào đi sâu nghiên cứu về thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
    3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
    3.1. Mục đích
    Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ cơ sở xã ở thành phố Hà Nội.
    3.2. Nhiệm vụ
    - Làm rõ hơn những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội.
    - Đánh giá đúng thực trạng việc thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội, tìm ra nguyên nhân, rút ra kinh nghiệm.
    - Đề xuất những giải pháp chủ yếu để thực hiện tốt chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    - Đề tài nghiên cứu việc thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội
    - Đề tài khảo sát việc thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội kể từ khi có Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX đến nay và định hướng giải pháp đến năm 2015
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    - Cơ sở lý luận: luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cán bộ, chính sách cán bộ.
    - Phương pháp nghiên cứu: luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; sử dụng các phương pháp khái quát hoá; tổng hợp, phân tích; tổng kết thực tiễn; lịch sử - lôgic, kết hợp với các phương pháp khảo sát, điều tra, so sánh .
    6. Những đóng góp về khoa học, thực tiễn của luận văn
    - Góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn việc thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ xã nói chung, cán bộ xã ở thành phố Hà Nội nói riêng; đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt chính sách đối với đội ngũ cán bộ đó.
    - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc thực hiện chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn ở Hà Nội và làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và học tập môn xây dựng Đảng.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương 6 tiết.

    MỤC LỤC
    [TABLE="width: 580"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Trang[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]MỞ ĐẦU[/TD]
    [TD]1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 1: THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CÁN BỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ XÃ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN [/TD]
    [TD]9[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1. Cán bộ xã và chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội[/TD]
    [TD]9[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2. Thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội – quan niệm, nội dung [/TD]
    [TD]31[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 2: THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CÁN BỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ XÃ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM[/TD]
    [TD]34[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1. Thực trạng thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội [/TD]
    [TD]34[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2. Nguyên nhân và kinh nghiệm[/TD]
    [TD]50[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN TỐT CHÍNH SÁCH CÁN BỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ XÃ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI[/TD]
    [TD]55[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1. Phương hướng thực hiện tốt chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở thành phố Hà Nội giai đoạn từ nay đến 2015[/TD]
    [TD]55[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2. Giải pháp chủ yếu[/TD]
    [TD]62[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KẾT LUẬN[/TD]
    [TD]81[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO[/TD]
    [TD]83[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PHỤ LỤC[/TD]
    [TD]90

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1.Ban Tổ chức Trung ương- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Lý luận và nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ (tài liệu bồi dưỡng cán bộ tổ chức- lưu hành nội bộ), Hà Nội.
    2. Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội , Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở .
    3. Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội , Báo cáokết công tác tổ chức xây dựng Đảng giữa nhiệm kỳ Đại hội XIV Đảng bộ Thành phố.
    4. Ban Tổ chức Cán bộ Chính Phủ, Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước cấp xã, Nxb CTQG, H, 2000.
    5. Ban Tổ chức Trung ương Đảng (1998), Báo cáo chuyên đề “Quan điểm, chính sách đào tạo, sử dụng và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”.
    6. Ban Tổ chức Trung ương Đảng (2008), Tập bài giảng phục vụ các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tổ chức cán bộ ngành tổ chức xây dựng Đảng, Hà Nội.
    7. Hoàng Chí Bảo (chủ nhiệm) (2001), Nghiên cứu một số vấn đề nhằm củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở trong sự nghiệp đổi mới và phát triển ở nước ta hiện nay, Đề tài Độc lập cấp Nhà nước, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Kỷ yếu khoa học- tập 1, 2, 3.
    8. Hoàng Chí Bảo (2004), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    9. Hoàng Chí Bảo (2002), "Hệ thống chính trị cấp xã - hiện trạng và những vấn đề đặt ra", Thông tin chính trị học, (2), tr.13-18.
    10. Bộ Nội vụ, Thông tư số 03/2004/TT-BNV ngày 16/01/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định 114 của Chính phủ.
    11. Bộ Nội vụ, Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 “Về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn”.
    12. Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động- Thương binh & Xã hội, Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 14/5/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định 121/2003/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
    13. Chính phủ, Nghị định số 46/CP ngày 26/3/1993 “về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ Đảng, chính quyền và kinh phí hoạt động của các đoàn thể nhân dân ở xã, phường, thị trấn.
    14. Chính phủ, Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 “về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ cán bộ xã, phường, thị trấn.
    15. Chính phủ, Nghị định số 09/1998 NĐ/CP ngày 23/1/1998 “về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ cán bộ xã, phường, thị trấn.
    16. Chính phủ, Nghị định số 114/2003/NĐ- CP ngày 10/10/2003 “về công tác cán bộ xã, phường, thị trấn”.
    17 Chính phủ, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 01/4/2004 “quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên Uỷ ban nhân dân các cấp”.
    18. Chính phủ, Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2003 “về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn”.
    19. Trần Ngọc Danh (2005) “Chính sách đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở tỉnh Nghệ An”, Luận văn thạc sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
    20. Lê Duẩn (1978), Về xây dựng Đảng, Nxb Sự thật, Hà nội.
    21. TS Hồ Công Dũng (2007), Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở người dân tộc thiểu số ở Tây nguyên, Đề tài cấp Bộ, Bộ Nội vụ.
    22. Lê Văn Dũng (2008), Thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ xã ở Tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ.
    23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng nhiệm vụ then chốt trong giai đoạn mới.
    26. Đảng Cộng sản Việt Nam- Ban Chấp hành Trung ương- Tiểu ban tổng kết công tác xây dựng Đảng (1996), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng thời kỳ 1975- 1995, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    30. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) ban Chấp hành Trung ương khóa VIII.
    31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    34. Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban Chấp hành Trung ương (2004), "Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên", Tạp chí Xây dựng Đảng,(6), tr.8-12.
    35. Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận, Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006), Nxb CTQG, Hà Nội, 2005.
    36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    37. Nguyễn Đặng (2004), Chính sách, chế độ đối với những cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Nxb Lao động Thương binh và Xã hội.
    38. Lê Thanh Hà, Chính sách với cán bộ xã cần đồng bộ, sát thực tế, Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, 5/2007.
    39. Nguyễn Ngọc Hiến (2000), "Để nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ công bộc của dân", Quản lý nhà nước, (3), tr.2-4.
    40. PGS.TS Trần Đình Hoan (2002), "Luân chuyển cán bộ - khâu đột phá nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ngang tầm thời kỳ phát triển mới", Tạp chí Cộng sản, (7), tr.6-12.
    41. Trần Đình Hoan (2002), "Mười năm công tác tổ chức cán bộ của Đảng và những yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới", Tạp chí Cộng sản, (20), tr.7.
    42. Trần Đình Hoan (2009), Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    43. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Tập bài giảng xử lý tình huống chính trị.
    44. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình xây dựng Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    45. Học viện Nguyễn Ái Quốc (1992), Mẫu hình và con đường hình thành người cán bộ lãnh đạo chính trị chủ chốt cấp cơ sở, Hà Nội.
    46. Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội khoá XIII, Nghị quyết số 13/2008/NQ-HĐND ngày 09/12/2008 “về việc quy định mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.
    47. Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội khoá XIII, Nghị quyết số 12/2008/NQ-HĐND ngày 09/12/2008 “về hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với ủy ban Mặt trận tổ quốc, ban thanh tra nhân dân và các tổ chức, đoàn thể tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.
    48. Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội khoá XIII, Nghị quyết số 14/2008/NQ-HĐND ngày 09/12/2008 “về việc quy định mức phụ cấp đối với một số cán bộ chuyên ngành xã, phường, thị trấn và ở thôn, bản trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.
    49. Phạm Công Khâm, Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000.
    50. Đặng Xuân Kỳ, Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
    51. V.I.Lênin: Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơva, 1975.
    52. V.I. Lênin (1979), Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
    52. V.I. Lênin (1975), Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
    53. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
    54. V.I.Lênin: Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơva, 1975.
    55. V.I.Lênin: Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến Bộ, Mat-xcơva, 1975
    56. Nguyễn Anh Liên (1997), "Để góp phần ngăn chặn sự tha hóa của một bộ phận cán bộ, đảng viên", Báo Nhân dân, ngày 15 tháng 9, tr.3.
    57. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    58. C.Mác - Ph.Ăngghen (1970), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    59. Lê Chi Mai (2001), Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách, Nxb Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.
    60. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    61. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    62. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    63. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    64. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    65. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    66. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    67. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    68. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    69. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    70. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    71. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    72. Mai Đức Ngọc (2002), Nâng cao năng lực cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã vùng đồng bằng Bắc Bộ nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    73. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2003), 323 câu hỏi và trả lời về cán bộ và công tác cán bộ, Hà nội.
    74. Bùi Đình Phong (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, Nxb Lao động, Hà Nội.
    75. TS Thang Văn Phúc, TS Nguyễn Minh Phương (2004), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Nxb CTQG, Hà Nội.
    76. Nguyễn Minh Sản (2009), Pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Việt Nam hiện nay - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
    77. Nguyễn Văn Sáu - GS. Hồ Văn Thông (2003), Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    78. Sở Nội vụ Hà Nội (2008), Thống kê số lượng, chất lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
    79. Tạp chí Cộng Sản- Tỉnh uỷ Hà Nam (2002), Xây dựng hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ ở cơ sở.
    80. Nguyễn Văn Tài (2002), Phát huy tính tích cực của đội ngũ cán bộ nước ta hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội.
    81. TS Bùi Ngọc Thanh (2008), Một số vấn đề về xây dựng Đảng và công tác cán bộ, Nxb CTQG, Hà Nội.
    82. Nguyễn Đăng Thành (chủ nhiệm) (2002), Chính sách và những vấn đề cơ bản chi phối việc hoạch định chính sách ở Việt Nam, Đề tài Khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Khoa học chính trị.
    83. Thành uỷ Hà Nội (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIV Đảng bộ Thành phố Hà Nội.
    84. Thành ủy Hà Nội, Nghị qquyết số 20-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2005-2010.
    85. PGS, TS Nguyễn Phú Trọng - PGS, TS Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    86. TS Dương Quang Tung (đề tài nhánh), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.
    87. TS Nguyễn Thị Hải Vân- Lê Xuân Từ (2007), Hỏi đáp về chế độ, chính sách đói với cán bộ, công chức ở xã, phương, thị trấn, Nxb Thống kê, Hà Nội.
    88. UBND Thành phố Hà Nội, Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 26/12/2006 về việc ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp Thành phố Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010.
    89. UBND Thành phố Hà Nội, Quyết định số 237/2006/QĐ-UBNDngày 26/12/2006về việc ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc Thành phố Hà Nội.
    90. Hoàng Xuân Việt (2006), Dụng nhân là vấn đề sinh tử của mọi công việc, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
    91. Lê Kim Việt (1999), "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Tạp chí Cộng sản, (24), tr.25-27.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...