Tiến Sĩ Thực hiện bình đẳng dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Bình đẳng dân tộc là một nguyên tắc, nội dung cơ bản trong giải quyết vấn đề dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin về vấn đề dân tộc và BĐDT, Hồ Chí Minh đã giải quyết vấn đề dân tộc, BĐDT phù hợp với đặc điểm dân tộc Việt Nam và đạt hiệu quả trên thực tế. Do đó, cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT là cơ sở lý luận trực tiếp của quan điểm, CSDT, BĐDT của Đảng và Nhà nước ta. Để biến những tư tưởng, giá trị bình đẳng thành hiện thực trong đời sống các dân tộc ở Việt Nam, vấn đề tiên quyết là phải trung thành và tiếp tục vận dụng sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực hiện BĐDT trên thực tế nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay.
    Tây Nguyên là vùng chiến lược về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của cả nước; là địa bàn cư trú của 45 dân tộc, nhưng trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc không đều nhau, nơi đang tiềm ẩn những nhân tố bất ổn định về vấn đề dân tộc, BĐDT. Do đó, giải quyết vấn đề dân tộc nói chung và thực hiện BĐDT nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển Tây Nguyên, là vấn đề có tính nguyên tắc trong thực thi CSDT nhằm bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn, góp phần “xây dựng Tây Nguyên giàu về kinh tế, vững về chính trị, phát triển nhanh về văn hoá - xã hội, mạnh về quốc phòng, an ninh, tiến tới xây dựng Tây Nguyên thành vùng kinh tế động lực”[27, tr.2].
    Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã quán triệt, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT vào thực hiện BĐDT ở Tây Nguyên đạt được kết quả tích cực; đời sống mọi mặt của đồng bào các dân tộc, nhất là đồng bào các DTTS từng bước được nâng cao, quyền bình đẳng mọi mặt từng bước thể hiện trong đời sống của các dân tộc. Tuy nhiên, trong thực hiện BĐDT trên địa bàn còn những hạn chế, khuyết điểm nhất định. Biểu hiện có lúc, có nơi nhận thức chưa đầy đủ, thậm chí hiểu chưa đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT; việc tổ chức thực hiện BĐDT thiếu sáng tạo, có sự sai lệch, vi phạm dẫn đến hiệu quả trên thực tế chưa cao; các chính sách hỗ trợ xoá đói, giảm nghèo vùng DTTS chưa được triển khai tích cực và hiệu quả chưa đạt được như mong muốn. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho sự chênh lệch về mức sống giữa các dân tộc trên địa bàn chậm được khắc phục. Do vậy, thực hiện BĐDT ở Tây Nguyên theo tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề cần được nghiên cứu và làm sáng tỏ cả về lý luận và thực tiễn.
    Sự nghiệp xây dựng và phát triển Tây Nguyên đang đặt ra yêu cầu mới: “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh ở Tây nguyên phải quán triệt sâu sắc chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước; kết hợp đồng bộ cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh ; phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ; gắn chặt với xây dựng và củng cố hệ thống chính trị vững mạnh”[27, tr.3]. Tuy nhiên, trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay đang còn tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định chính trị. Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, trên địa bàn đã xảy ra những vụ bạo loạn chính trị có tính chất phản cách mạng vào những năm 2001, 2004 và 2008. Tình hình trên do những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau.Một mặt, do các thế lực thù địch ra sức lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo hòng tạo cớ can thiệp, làm “ngòi nổ”, cùng với chống phá trên các lĩnh vực khác để “quốc tế hoá” vấn đề dân tộc ở Tây Nguyên, tiến tới xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta. Chúng cố tình xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, CSDT của Đảng, Nhà nước nhằm làm giảm lòng tin của đồng bào đối với Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời, chúng lợi dụng những yếu kém trong tổ chức thực hiện BĐDT, sự bất BĐDT trên thực tế nhằm chia rẽ khối đoàn kết Kinh - Thượng, kích động tư tưởng ly khai, tự trị gây mất ổn định chính trị trên địa bàn.
    Mặt khác, không thể phủ nhận nguyên nhân chủ quan đó là sự yếu kém của HTCT các cấp, nhất là HTCT ở cơ sở trong thực hiện CSDT, BĐDT; nhận thức, niềm tin và ý thức tự vươn lên của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên còn hạn chế. Tình hình trên đòi hỏi Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành mà trực tiếp là HTCT các cấp và đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên phải tiếp tục quán triệt và vận dụng sáng tạo hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm thực hiện tốt BĐDT, từng bước khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc. Đây là giải pháp góp phần làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta trên địa bàn Tây Nguyên. Do đó, thực hiện BĐDT theo tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề vừa cấp bách, vừa có ý nghĩa cơ bản, lâu dài, góp phần đưa Tây Nguyên cùng cả nước tiến lên CNXH.
    Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Thực hiện bình đẳng dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm luận án tiến sĩ Triết học chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học. Đề tài này có ý nghĩa lý luận, thực tiễn thiết thực, vừa cấp bách vừa cơ bản, lâu dài.
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    * Mục đích:
    Nghiên cứu đề xuất những luận cứ khoa học nhằm thực hiện tốt BĐDT ở Tây Nguyên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
    * Nhiệm vụ:
    - Nghiên cứu, làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT ở Việt Nam và những vấn đề lý luận về thực hiện BĐDT ở Tây Nguyên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Phan Anh (2009), “Khởi tố 5 bị can thuộc Công ty Công nghiệp rừng Tây Nguyên”, Báo Quân đội Nhân dân, số 17203, ngày 11/3/2009.
    2. Ph. Ăngghen (1877), “Chống Đuyrinh”, C. Mác và Ph. Ăngghen Toàn tập, Tập 20, Nxb CTQG, H, 1994.
    3. Ban Chấp hành Trung ương - Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2005), Báo cáo về tình hình công tác phát triển đảng ở Tây Nguyên, ngày 5/6/2005.
    4. Ban Chấp hành Trung ương - Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2006), Báo cáo tình hình sử dụng lao động DTTS tại các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp nhà nuớc trên địa bàn Tây Nguyên, ngày 03/01/2006.
    5. Ban Chấp hành Trung ương - Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2006), Báo cáo 5 năm thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 18-01-2002 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010, Buôn Ma Thuột, ngày 14/7/2006.
    6. Ban Chấp hành Trung ương - Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2007), Báo cáo tình hình và công tác năm 2007, Buôn Ma Thuột, ngày 26/12/2007.
    7. Ban Chấp hành Trung ương - Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2008), Báo cáo về tình hình và một số vấn đề trọng tâm về công tác tư tưởng, vận động quần chúng và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở nhằm giải quyết vấn đề FULRO ở Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột, ngày 22/10/2008.
    8. Ban Chấp hành Trung ương - Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2009), Báo cáo năm 2008, những công tác trọng tâm năm 2009, Buôn Ma Thuột, ngày 01/01/2009.
    9. Ban Chấp hành Trung ương - Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2009), Đánh giá kinh tế - xã hội năm 2009, Buôn Ma Thuột, ngày 28/12/2009.
    10. Ban Chấp hành Trung ương - Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2010), [I]Đánh giá tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội Tây Nguyên 2006 - 2009, Buôn Ma Thuột, ngày 04/02/2010.
    11. Hoàng Chí Bảo (2008), “Biến đổi xã hội ở Việt Nam qua 20 năm đổi mới”[I], [I]Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học, Hà Nội, tháng 12/2008
    12. Hoàng Chí Bảo (2009), [I]Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội.
    13. Trần Văn Bính (2004), [I]Văn hoá các dân tộc Tây Nguyên thực trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb CTQG, H, 2004.
    14. Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2006), “Hội thảo Khoa học - Thực tiễn: “Xoá đói giảm nghèo theo hướng phát triển bền vững ở nước ta hiện nay”, [I]Tạp chí Cộng sản, Số 8/tháng 4 năm 2006.
    15. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2001) [I]Bổ sung đề án thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, ngày 6 tháng 3 năm 2001.
    16. Bộ Quốc phòng - Tổng cục II (2004), [I]Báo cáo về vụ bạo loạn ở Tây Nguyên ngày 10 và 11/4/2004[I]), ngày 28 tháng 4 năm 2004.
    17. Trần Đình Chính (2009), “Khởi động chương trình hỗ trợ giảm nghèo ở 61 huyện nghèo nhất”, [I]Báo Nhân dân, Số 19563, ngày 18/3/2009.
    18. Phan Hữu Dật (2004) [I]Góp phần nghiên cứu về dân tộc Việt Nam, (sách tham khảo), Nxb CTQG, H. 2004.
    19. Lê Duẩn (1978), [I]Tây Nguyên đoàn kết tiến lên, Nxb Sự Thật, H. 1978.
    20. Lê Duẩn (1982), [I]Các dân tộc đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự Thật[I], H.
    21. Trương Minh Dục (2005), [I]Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên, Nxb CTQG, H.
    22. Trương Minh Dục (2008), [I]Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên, Nxb CTQG, H.
    23. Dương Quốc Dũng (chủ biên), (2006), [I]Bình đẳng và đoàn kết dân tộc ở Việt Nam - hỏi và đáp, Nxb QĐND, H.
    24. Nguyễn Tấn Dũng, (2006), “Phát triển nhanh và bền vững vùng Tây Nguyên”, [I]Tây Nguyên trên đường phát triển bền vững, Nxb CTQG, H.[/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...