Tiểu Luận Thực hiện bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp Việt Nam-Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực hiện BHXH trong các doanh nghiệp Việt Nam-Thực trạng và giải pháp

    LỜI NÓI ĐẦU

    BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đây là một chính sách mang tính xã hội và nhân đạo cao cả thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với đời sống của người dân đặc biệt là đối với người lao động.Tuy nhiên đối tượng tham gia bắt buộc (trước năm 1995) chỉ giới hạn trong các lao động thuộc thành phần kinh tế Nhà nước. Vì vậy, mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là mong mỏi của đông đảo người lao động trong các thành phần kinh tế của cả nước.
    Bắt đầu từ năm 1995, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đã mở rộng cho tới những người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH đã động viên người lao động yên tâm làm việc ở các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy thị trường lao động phát triển, đồng thời cũng tạo nên sự công bằng trong sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế.
    Nhưng hiện nay, việc thực hiện BHXH cho người lao động trong các doanh nghiệp đang là một vấn đề nan giải, thu hút được sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, vì vậy em đã chọn đề tài “Thực hiện BHXH trong các doanh nghiệp Việt Nam-Thực trạng và giải pháp”. Với mục đích nêu lên được toàn cảnh của tình hình thực hiện BHXH cho người lao động trong các doanh nghiệp. Từ đó thấy được những nguyên nhân và rút ra những giải pháp cơ bản, góp phần đẩy mạnh hơn nữa công tác thực hiện BHXH cho người lao động.
    Để đảm bảo tính lôgic của một công trình nghiên cứu, ngoài lời nói đầu và phần kết luận, đề án được chia thành 3 phần sau:
    Chương I. BHXH cho người lao động một nhu cầu tất yếu khách quan
    Chương II. Thực trạng BHXH trong các doanh nghiệp Việt Nam.
    Chương III. Các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa công tác thực hiện BHXH cho người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề án là những phương pháp cơ bản của phương pháp nghiên cứu khoa học như: so sánh, phân tích, tổng hợp .dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lich sử.
    Do sự phức tạp và rộng lớn của hệ vấn đề, cũng như sự hạn chế trong kiến thức và kinh nghiệm thực tế cho nên bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự thông cảm và giúp đỡ của thầy và các bạn.

    MỤC LỤC
    ChươngI: BHXH cho người lao động một nhu cầu tất yếu khách quan

    I. Sự cần thiết của BHXH đối với người lao động
    II. BHXH ở Việt Nam
    Chương II: Thực trạng BHXH trong các doanh nghiệp Việt Nam
    I. Tổng quan về tình hình thực hiện BHXH cho người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam
    1. Trong khối doanh nghiệp quốc doanh
    2. Trong khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh
    2.1. Trong các doanh nghiệp trong nước
    2.2. Trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
    II. Vấn đề hưởng trợ cấp BHXH của người lao động
    1. Chế độ trợ cấp ốm đau
    2. Chế độ trợ cấp thai sản
    3. Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
    4. Chế độ hưu trí
    5. Chế độ tử tuất
    III. Các hình thức trốn tránh thực hiện BHXH cho người lao động của chủ sử dụng lao động
    IV. Tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp Việt Nam
    Chương III. Các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa công tác thực hiện BHXH cho người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
    I. Để người lao động tham gia BHXH ngày càng đông
    1. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH
    2. Nguyện vọng tham gia BHXH của người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp
    3. Nhu cầu BHXH của người lao động của người lao động trong kinh tế trang trại
    II. Nâng cao nhận thức của chủ sử dụng lao động và người lao động
    1. Đối với chủ sử dụng lao động
    2. Đối với người lao động
    III. Đẩy mạnh hơn nữa sự tuân thủ của các chủ sử dụng lao động
    IV. Cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho đối tượng thụ hưởng
     
Đang tải...