Đồ Án Thực hành Xử lý tín hiệu số: MÔ PHỎNG HỆ THỐNG VÀ TÍN HIỆU RỜI RẠC BẰNG MATLAB + THIẾT KẾ BỘ LỌC SỐ

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
    Môn học: XỬ LÝ SỐ TÍN HIỆU
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC 1
    MỞ ĐẦU 3
    BÀI 1.
    MÔ PHỎNG HỆ THỐNG VÀ TÍN HIỆU RỜI RẠC BẰNG MATLAB 5
    A. GIỚI THIỆU VỀ MATLAB: 5
    B. TÍN HIỆU VÀ HỆ THỐNG RỜI RẠC Ở MIỀN THỜI GIAN RỜI RẠC N 7
    1. Yêu cầu trước khi làm thí nghiệm . 7
    2. Mục đích của phần thí nghiệm 7
    3. Tóm tắt lý thuyết 7
    4. Một số lệnh và hàm của MATLAB 10
    5. Các bước thực hành 11
    6. Mở rộng 15
    C. TÍN HIỆU VÀ HỆ THỐNG RỜI RẠC Ở MIỀN Z, MIỀN TẦN SỐ LIÊN TỤC ω,
    VÀ MIỀN TẦN SỐ RỜI RẠC K . 16
    1. Yêu cầu trước khi làm thí nghiệm . 16
    2. Mục đích của phần thí nghiệm 16
    3. Tóm tắt lý thuyết 16
    4. Một số lệnh và hàm của MATLAB 21
    5. Các bước thực hành 21
    6. Mở rộng 27
    BÀI 2.
    THIẾT KẾ BỘ LỌC SỐ BẰNG MATLAB . 28
    A. THIẾT KẾ BỘ LỌC SỐ CÓ ĐÁP ỨNG XUNG CHIỀU DÀI HỮU HẠN (BỘ
    LỌC SỐ FIR) 28
    1. Yêu cầu trước khi làm thí nghiệm . 28
    2. Mục đích của phần thí nghiệm 28
    3. Tóm tắt lý thuyết 28
    4. Một số lệnh và hàm của MATLAB 42
    5. Các bước thực hành 43
    6. Mở rộng 51
    B. THIẾT KẾ BỘ LỌC SỐ CÓ ĐÁP ỨNG XUNG CHIỀU DÀI VÔ HẠN (BỘ LỌC
    SỐ IIR) 51
    1. Yêu cầu trước khi làm thí nghiệm . 51
    2. Mục đích của phần thí nghiệm 52

    3.Tóm tắt lý thuyết 52
    4.Một số lệnh và hàm của MATLAB 60
    5.Các bước thực hành 60
    6.Mở rộng 66
    BÀI 3.GIỚI THIỀU VỀ DIGITAL SIGNAL PROCESSOR . 67
    1.Mục đích: 67
    2.Cơ sở lý thuyết. . 67
    3.Yêu cầu thiết bị 73
    BÀI 4.LÀM QUEN VỚI BỘ THÍ NGHIỆM LABVOLT - DSP . 74
    1.Mục đích 74
    2.Thảo luận 74
    3.Tiến trình thí nghiệm . 76
    4.Kết luận . 78
    5.Câu hỏi ôn tập . 79
    TÀI LIỆU THAM KHẢO: . 80
    LINKS 80



    MỞ ĐẦU
    Xử lý số tín hiệu là môn học nghiên cứu về các phương trình toán học, các giải
    thuật và các tính toán dựa trên phương pháp tính gần đúng cho các tín hiệu và hệ thống
    rời rạc. Nội dung môn học Xử lý số tín hiệu được giảng dạy tại Khoa Điện tử - Viễn
    thông trường Đại học bách khoa Hà nội, chịu trách nhiệm chính bởi bộ môn Mạch và Xử
    lý tín hiệu, tập trung vào bao trùm các vấn đề sau:
    ã
    Phân tích tín hiệu và hệ thống
    ã
    Thiết kế bộ lọc.
    Phương pháp học tốt nhất để sinh viên hiểu, nhớ, vận dụng và tự đánh giá được
    các kiến thức lý thuyết là trực tiếp bắt tay vào giải quyết các bài tập. Để hỗ trợ thêm cho
    việc nhìn nhận các vấn đề một cách trực quan, đồng thời giúp sinh viên hiểu sâu hơn về
    lý thuyết của môn học, chúng tôi đã biên soạn phần thực hành này. Phần thực hành bao
    gồm 2 phần lớn: 1. phân tích tín hiệu số và thiết kế hệ thống xử lý tín hiệu số bằng
    MATLAB; 2. làm quen với công việc thực hiện phát triển các hệ thống xử lý số tín hiệu
    bằng bộ xử lý tín hiệu số với tên gọi Digital Signal Processor – DSP.
    Hiện nay có rất nhiều các công cụ phần mềm tiện ích rất mạnh để hỗ trợ tính toán.
    Hai trong số đó là MATHCAD của Mathsoft và MATLAB của MathWorks. Chúng là 2
    gói phần mềm có thể dễ dàng kiếm được ở Việt Nam vào thời điểm hiện nay. Ngoài ra,
    gói phần mềm MATHEMATICA của Wolfram cũng được giới khoa học và kỹ thuật trên
    thế giới ưa dùng. Khả năng tính toán dựa trên các phương pháp tính gần đúng chính là
    điểm mạnh của các phần mềm này. Phần mềm MATHCAD có đặc điểm là hiển thị ngay
    kết quả tính toán sau khi người dùng trực tiếp đánh công thức vào giao diện người sử
    dụng. Tuy nhiên sử dụng phần mềm này có khó khăn khi người dùng muốn đóng gói rồi
    kế thừa và tái sử dụng các thiết kế trước đó. Về điểm này phần mềm MATLAB là tương
    đối mạnh, cho phép người dùng thiết kế phần mềm thông qua các câu lệnh, dễ dàng
    môđun hoá dưới dạng các kịch bản và các hàm để có thể sử dụng, hoặc phát triển qua các
    quá trình thiết kế và các bài toán thiết kế khác nhau. Vì lý do đó, MATLAB được lựa
    chọn cho phần thí nghiệm này.
    Tốc độ xử lý nhanh trên các DSP cũng như tính linh hoạt và sự hỗ trợ đầy đủ của
    các phần mềm phát triển, dùng để khởi tạo các đề án, viết chương trình nguồn, gỡ rối và
    tối ưu hoá chương trình, của Texas Instrument (TI) đã làm một số lượng lớn các nhà
    nghiên cứu và phát triển về xử lý tín hiệu số lựa chọn DSP của TI như một công cụ dùng
    để nghiên cứu và phát triển sản phẩm của mình. Bằng chứng được thể hiện trên sự tăng
    trưởng của các con số tiêu thụ sản phẩm và thị phần DSP của TI được đăng ở các tạp chí
    chuyên ngành. Tốc độ xử lý của DSP được cải thiện không ngừng. Vào thời điểm hiện
    nay, dòng sản phẩm DSP mới nhất của Texas Instrument là TMS320C64xx thậm chí có
    thể thực hiện với xung đồng hồ lên đến 1GHz, không thua xa lắm so với các bộ vi xử lý
    mục đích chung thông thường và bù lại về tốc độ xung đồng hồ thì DSP có cấu trúc
    chuyên biệt cho các chức năng phục vụ xử lý số tín hiệu. Bộ DSP được sử dụng trong bài
    thí nghiệm là TSM320C50 được nhúng trong bo thí nghiệm của LABVOLT.
    Về tổ chức các bài thí nghiệm, thí nghiệm Xử lý số tín hiệu được chia làm 2 bài:
    ã
    Bài 1: Mô phỏng hệ thống và tín hiệu rời rạc bằng MATLAB
    ã
    Bài 2: Thiết kế bộ lọc số bằng MATLAB
    ã
    Bài 3: Giới thiệu về Digital Signal Processor
    ã
    Bài 4: Làm quen với bộ thí nghiệm LABVOLT - DSP
    Mỗi bài thí nghiệm lại chia làm một số phần. Phần A của bài 1 giới thiệu những
    đặc điểm chính của MATLAB, giúp sinh viên làm quen với công cụ tiện ích này. Phần B
    và phần C của bài 1 lần lượt trình bày các yêu cầu làm thí nghiệm để mô phỏng với tín
    hiệu và hệ thống ở miền thời gian và các miền gián tiếp bao gồm: miền Z, miền ω, và
    miền k. Phần A và phần B của bài 2 lần lượt trình bày các yêu cầu thí nghiệm để thiết kế
    bộ lọc FIR và bộ lọc IIR.
    Với mỗi phần thí nghiệm được tổ chức theo các mục, lần lượt nêu rõ các yêu cầu
    về kiến thức cần chuẩn bị trước mối phần, mục đich sinh viên cần đạt được tại mỗi phần,
    một số lệnh và hàm của MATLAB có thể được sử dụng trong phần đó, các bước cần phải
    giải quyết trong buổi thí nghiệm và cuối cùng là gợi ý các thực hành có thể mở rộng cho
    phần này.
    Đối với vấn đề làm quen với bộ xử lý tín hiệu số (Digital Signal Processor), bài 3
    và bài 4 cũng được chia làm một số mục nhằm làm sinh viên quen dần với phần cứng,
    việc xử lý bằng phần mềm, đo đạc và đánh giá kết quả trên bo mạch thí nghiệm.
    Trong điều kiện cơ sở vật chất của phòng thí nghiệm bộ môn Mạch và Xử lý tín
    hiệu điện tử, khi thực hành sinh viên có thể chia làm các nhóm từ 3 đến 5 sinh viên cùng
    nhau giải quyết các bước đưa ra trong mục Các bước thực hành ở mỗi phần. Chúng tôi
    cho rằng để hoàn thành tốt mỗi phần thí nghiệm, mỗi sinh viên cần chuẩn bị ở nhà ít nhất
    1 giờ đồng hồ cho phần thí nghiệm đó. Công việc chuẩn bị có thể bao gồm: Đọc và tổng
    kết lại các kiến thức lý thuyết trong sách giáo trình, tìm hiểu kỹ yêu cầu, mục đích của
    bài thí nghiệm, xem lai phần tóm tắt lý thuyết được trình bày trong phần thí nghiệm đó và
    hình dung các công việc phải làm trong buối thực hành. Nếu có điều kiện và có máy tính,
    đồng thời có phần mềm MATLAB sinh viên có thể chuẩn bị trước một số bước sẽ làm
    trong buổi thí nghiệm.
    Đánh giá kết quả của mỗi bài thực hành dựa trên hai tiêu chí: phần thực hành đã
    hoàn thành và trả lời các câu hỏi được đặt ra bởi các giáo viên hướng dẫn thí nghiệm. Sau
    buổi thực hành, mỗi nhóm sinh viên cần nộp một báo cáo trong đó trình bày lại các
    chương trình, các kết quả và các đồ thị theo từng câu hỏi của các phần Các bước thực
    hành. Tại cuối mỗi buổi thực hành từng sinh viên phải trả lời các câu hỏi do giáo viên
    hướng dẫn đặt về các vấn đề sau:
    ã
    Kiến thức lý thuyết về Xử lý số tín hiệu trong bài thực hành
    ã
    Các câu lệnh và hàm của MATLAB sinh viên sử dụng trong bài thực hành.
    Phần viết báo cáo được đánh giá với thang điểm tối đa là 40 dành cho tất cả các
    thành viên trong nhóm, phần trả lời câu hỏi được đánh giá với thang điểm tối đa là 60
    dành cho mỗi cá nhân. Nếu đạt được ít nhất 60 điểm của tổng cộng cả hai phần, sinh viên
    coi như đạt yêu cầu của bài thực hành.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...