Tài liệu Thực hành tin ứng dụng - Microstation

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ phần
    mềm, ngành Địa Chính nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc áp dụng các
    phần mềm chuyên dụng vào công tác xây dựng bản đồ, quản lý cơ sở dữ liệu đất đai, đồng
    thời phát triển các phần mềm riêng phù hợp với điều kiện riêng của Việt Nam, trong đó, phần
    mềm MicroStation, Famis và hệ thống phần mềm Mapping Office, là những phần mềm đã và
    đang được áp dụng rộng rãi, trở thành hệ thống phần mềm chuẩn của ngành.
    Bài giảng thực hành môn học Tin học ứng dụng được biên soạn nhằm phục vụ cho công
    tác giảng dạy hệ đại học chuyên ngành Quản lý đất đai và Khoa học đất tại Trường Đại học
    Nông nghiệp Hà Nội. Nội dung bài giảng này tập trung hướng dẫn sử dụng các phần mềm nói
    trên vào công tác thành lập bản đồ. Cấu trúc cuốn bài giảng được chia làm 3 phần, mỗi phần
    lại được chia nhỏ thành các chương. Cụ thể như sau:
    Phần A: Hệ thống phần mềm MicroStation và Mapping office, bao gồm 2 chương:
    Chương 1: “Giới thiệu Hệ thống phần mềm MicroStation và Mapping office”, giới
    thiệu sơ lược về sự ra đời của phần mềm Microstation, các công dụng của MicroStation và
    các phần mềm trong hệ thống phần mềm Mapping Office
    Chương 2: “Căn bản về MicroStation”, cung cấp một số khái niệm cơ bản về tổ chức
    dữ liệu, giao diện của Microstation, đồng thời hướng dẫn một số thao tác khởi đầu giúp người
    đọc làm quen với phần mềm này bao gồm cách tạo mới một file DGN, các thao tác với các
    thanh công cụ của MicroStation, làm việc với Fence, file tham chiếu .
    Phần B: Thành lập bản đồ địa chính, bao gồm 3 chương:
    Chương 1: “Căn bản về Famis”, giới thiệu khái quát về sự ra đời của Famis, các chức
    năng của Famis, giúp người đọc nắm được công dụng của phần mềm này trước khi tìm hiểu
    chi tiết hơn trong các chương tiếp theo.
    Chương 2: “Các chức năng thao tác cơ sở dữ liệu trị đo”, giới thiệu chi tiết các chức
    năng thao tác trên cơ sở dữ liệu trị đo. Cơ sở dữ liệu trị đo là cơ sở dữ liệu lưu trữ toàn bộ số
    liệu đo đạc trong quá trình xây dựng bản đồ địa chính.
    Chương 3: “Các chức năng thao tác Cơ sở dữ liệu bản đồ”, giới thiệu chi tiết các chức
    năng cơ bản được thực hiện trong cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính với phần mềm Famis
    Phần C: Số hoá và biên tập bản đồ chuyên đề, bao gồm 3 chương
    Chương1: “Thiết kế dữ liệu bản đồ”, giới thiệu công đoạn thiết kế các dữ liệu bản đồ,
    bao gồm tạo design file, tạo bảng phân lớp đối tượng, tạo các ký hiệu, tạo font chữ, tạo bảng
    màu và quét bản đồ.
    Chương: “Nắn bản đồ và Vector hoá đối tượng”. Sau khi hoàn thiện công đoạn chuẩn
    bị bao gồm thiết kế dữ liệu và quét bản đồ, bước tiếp theo trong quá trình số hoá bản đồ là nắn
    ảnh quét và vector hoá đối tượng. Chương này giới thiệu chi tiết cách nắn bản đồ với phần
    mềm Irasb, vector hoá hoá đối tượng với MicroStation, Irasb, MSFC và Geovec
    Chương 3: “Hoàn thiện dữ liệu, biên tập, in ấn bản đồ”. Sau quá trình số hoá, dữ liệu
    nhận được chưa phải hoàn thiện và sử dụng được. Các dữ liệu này thường được gọi là các
    dữ liệu thô, cần phải qua một quá trình kiểm tra, chỉnh sửa và hợp lệ các dữ liệu. Chương
    này hướng dẫn cách sữa lỗi cho bản đồ, cách đóng vùng, tô màu, trải ký hiệu, lưu trữ và in
    ấn bản đồ.
    Phần bài tập được thiết kế sau mỗi phần (A, B, C), nhằm giúp người đọc thực hành các
    thao tác căn bản nhất, không dàn trải mà đi sâu vào từng vấn đề cụ thể. Bài tập của phần A trọng tâm vào các chức năng thông dụng nhất của MicroStation, chủ yếu là thực hành với các
    lệnh vẽ và biên tập bản đồ trên thanh công cụ Main của phần mềm này. Bài tập của phần B
    hướng dẫn chi tiết các bước thành lập một tờ bản đồ địa chính từ số liệu đo được ghi trong sổ
    đo chi tiết. Bài tập của phần C trình bày quy trình xây dựng một tờ bản đồ hiện trạng sử dụng
    đất bằng phương pháp số hoá dựa theo quy định hiện hành. Lưu ý rằng các bài tập này được
    xây dựng riêng cho sinh viên ngành Quản lý đất đai, trọng tâm vào việc xây dựng hai loại bản
    đồ cơ bản của ngành là Bản đồ địa chính và Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, tuy nhiên người
    đọc vẫn có thể áp dụng quy trình tương tự để xây dựng một số loại bản đồ khác, đặc biệt là
    trong việc số hoá các bản đồ chuyên đề.
    Để sử dụng hiệu quả cuốn bài giảng này, người đọc cần có các kiến thức cơ bản về bản
    đồ học, tin học, cũng như phải nắm vững các quy định trong thiết kế, xây dựng bản đồ, đặc
    biệt là Bản đồ địa chính, Bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Đồng thời, người đọc cũng phải
    chuẩn bị đầy đủ hệ thống phần mềm cần thiết, lưu ý rằng các phần mềm này có thể có nhiều
    phiên bản (version) khác nhau, sự khác nhau về phiên bản có thể dẫn tới sự khác nhau về giao
    diện, để có sự phù hợp cần thiết giữa cuốn bài giảng này và các thao tác thực hành trên máy
    tính, đặc biệt là phần bài tập, người đọc cần có các phần mềm sau: MICROSTATION SE,
    I/RASB 6.0, I/GEOVEC 6.0, MRFCLEAN V8.0.1, MRFFLAG V8.0.1, FAMIS (Các phiên
    bản từ 2003), Bộ ký hiệu bản đồ hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất dạng số ( thư mục “HT-
    QH”) do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường xây dựng năm 2007. Ngoài ra, người đọc cần có một
    số tài liệu sau để hỗ trợ cho quá trình thực hành:
    - Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và
    1:10000 do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành năm 2008
    - Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 do Bộ
    Tài Nguyên và Môi Trường ban hành năm 2009
    - Quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, do Bộ Tài Nguyên và Môi
    Trường ban hành năm 2007
    - Ký hiệu Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và Bản đồ quy hoạch sử dụng đất, do Bộ Tài
    Nguyên và Môi Trường ban hành năm 2007
    Trong quá trình biên soạn cuốn bài giảng này, chúng tôi đã có nhiều cố gắng tuy nhiên
    do trình độ và thời gian có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong
    nhận được những ý kiến đóng góp từ các đồng nghiệp, sinh viên và bạn đọc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...