Luận Văn Thực hành môn quản trị kinh doanh quốc tế

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 26/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực hành quản trị kinh doanh quốc tế

    Lời mở đầu:

    Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng cao, hàng hoá không còn giới hạn ở phạm vi biên giới quốc gia nữa. Các công ty muốn tồn tại và phát triển thì không thể chỉ quẩn quanh ở thị trường nội địa mà phải vươn ra thị trường quốc tế.
    Trước ngưỡng cửa của hội nhập, khi đã tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam là những doanh nghiệp trẻ vươn ra thị trường thế giới dựa vào những thế mạnh tiềm lực vốn có của mình, không tránh khỏi gặp nhiều khó khăn, song cũng chính khó khăn thử thách đó đã xuất hiện những doanh nghiệp xuất sắc đã vươn lên không chỉ đứng vững trong cơ chế mới mà còn không ngừng trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt cả trên thị trường trong nước và quốc tế.
    Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam là đơn vị chuyên sản xuất, chế biến kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả, nông sản ở Việt Nam. Tổng công ty đã không ngừng phấn đấu để trở thành đơn vị dẫn đầu trong toàn ngành, sớm khẳng định vai trò, vị thế của mình trong nước và quốc tế. Trong các mặt hàng rau quả thì dứa xuất khẩu được xem là một mặt hàng chủ lực của Tổng công ty. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty với khối lượng dứa xuất khẩu lớn chiếm (trên 20% khối lượng xuất khẩu).
    Để thử sức mình trong môn học, kết hợp sự am hiểu trong thực tế, em đã mạnh dạn chọn doanh nghiệp Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam trong nội dung Thực hành môn học Quản trị kinh doanh quốc tế.
    Nội dung chính bài Thực hành gồm các phần sau đây:
    Phần 1: Chuẩn bị kinh doanh.
    Phần 2: Đàm phán và ký kết hợp đồng.
    Phần 3: Tổ chức thực hiện hợp đồng
    Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ.Thầy Trần Mạnh Hùng-Giảng viên khoa kinh tế đã giúp đỡ em trong việc gợi mở lựa chọn sản phẩm, thị trường, và việc phát triển bài Thực hành này.
    Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ và năng lực có hạn, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong Thầy giáo tận tình giúp đỡ em để bài viết đạt kết quả tốt nhất.
    Sang năm mới 2013, em chúc Thầy cùng gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc Thầy đạt được nhiều hơn nữa thành công trong sự nghiệp giảng dạy và định hướng cho những Sinh viên như chúng em đang chuẩn bị bước vào bước ngoặt lớn của cuộc đời






    Tỷ giá vẫn là một rào cản lớn đối với hàng xuất khẩu. Vì nếu đồng bạc được đánh giá cao thì xuất khẩu sẽ gặp bất lợi, khi giá hàng hóa tính theo USD bị đẩy lên cao hơn. Để cạnh tranh, một là phải đẩy giỏ lờn để bù lại khoản thiệt, hai là giảm giá đi và cũng giảm luôn cả lợi nhuận. Mà trong khủng hoảng thì với các doanh nghiệp ở nước kém phát triển, cạnh tranh trước hết bằng giá. Bởi thương hiệu, chất lượng, mẫu mã, hệ thống phân phối là những thế mạnh nhưng những doanh nghiệp này chưa có. Trong giai đoạn khuyến khích xuất khẩu hầu hết các nước đều điều hành chính sách tỷ giá theo hướng làm mất giá đồng tiền nội tệ. Tối thiểu cũng phải đưa về giá trị thực của đồng tiền. Đó là bài thuốc đầu tiên mà các nước áp dụng để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Mặt khác xét ở đây là thị trường nước ngoài khác hẳn với thị trường trong nước nên doanh nghiệp rất khó cập nhật và có thông tin đầy đủ về những sự thay đổi của chính sách tỷ giá tại nước nhập khẩu điều này ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

    Ø Bên cạnh đó, ngoài việc sử dụng chính sách tỷ giá còn một số chính sách như chính sách đất đai, tài chính, phát triển khoa học và chuyển giao công nghệ sản xuất mới, chính sách lưu thông và xuất nhập khẩu hàng hóa như: chính sách kích thích tiêu thụ, chính sách phát triển thị trường trong nước, khuyến khích sản xuất rau quả, xúc tiến thương mại .có tác động rất lớn tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
    Mỹ là nước có nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, có cơ sở hạ tầng phát triển tốt và hiệu quả cao
    Biểu đồ thu nhập bình quân đầu người của Mỹ từ năm 2000-2009 (USD/1 người)
    [​IMG]









    ( Nguồn : http://talk.onevietnam.org/vietnam-vs-us-in-the-most-current-recession/ )
    è Nhìn vào biểu đồ ta thẩy rõ , thu nhập bình quân của người Mỹ đang tăng lên, ( từ năm 2000 là 35.000$ , sau đó liên tục tăng đến năm 2008 đã là hơn 47.000$, sau đó do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên năm 2009 đã giảm nhẹ xuống là 45.000
    [​IMG]- Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ từ 1/2007 - 10/2010


    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD](nguồn: http://www.taintedalpha.com/2010/11/17/u-s-consumer-price-index-rose-0-2-in-october/ )

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]











    è Nhìn vào biểu đồ ta thấy, CPI của Mỹ tăng cao nhất vào tháng 7/2008 và sau đã có xu hướng giảm, đến tháng 1/2009 lại có chiều hướng tắng trờ lại è nền kinh tế Mỹ trong thời gian này không ổn định, lạm phát cao, đồng USD bị mất giá.
    è tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập khẩu. Điều này gây khó khăn tương đối lớn với sản phẩm rau quả của Việt Nam

    Tốc độ tăng trưởng GDP các quý từ năm 2007 đến 2011
    [​IMG]
    (nguồn: http://www.tradingeconomics.com/united-states/gdp-growth

    è Nhìn vào biểu đồ, ta thấy tốc độ tăng trưởng GDP từ quý 4 năm 2009 đã có chiều hướng tăng trở lại
    Kết Luận : Nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu phục hồi và phát triển mạnh sau cơn suy thoái è Đây là cơ hội lớn để mở rộng kinh doanh qua thị trường đầy tiềm năng này.

    b. Môi trường Công nghệ

    - Hoa Kỳ đã và đang đi đầu trong việc nghiên cứu và sáng tạo công nghệ khoa học kỹ thuật.
    Tốc độ phát triển nhanh của khoa học – kỹ thuật – công nghệ : Ngày càng nhiều ý tưởng nghiên cứu đem lại kết quả và thời gian từ khi có ý tưởng mới đến việc khi thực hiện thành công được rút ngắn nhanh tróng và thời gian áp dụng thành công trong sản xuất cũng ngắn lại.
    Xu hướng chuyển giao công nghệ: diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ
    Song song với đó là các quy định, rào cản về kiểm tra chất lượng vệ sinh thực phẩm ngày càng gắt gao, tạo ra các rào cản
    Rào cản vệ sinh thực phẩm
    Trái cây, rau quả hay những mặt hàng nông sản của Việt Nam khi XK đều vướng vào quy định an toàn vệ sinh thực phẩm mà những nhà NK đưa ra. Ðây là căn bệnh trầm kha mà Việt Nam và các nước trong khu vực hay gặp phải. Hiện nhiều lô hàng nông sản thực phẩm của Việt Nam xuất vào thị trường Mỹ đang bị giữ lại ở các cảng và trung tâm khử trùng của Mỹ. Trái cây Việt Nam thường bị nhiễm khuẩn, những mặt hàng nông sản khác lại có hàm lượng vi sinh vượt mức cho phép, thủy sản lại có dư lượng kháng sinh cao.
    Kết Luận :
    - Khoa học Công nghệ phát triển mạnh tạo ra cơ hội cho các Doanh Nghiệp có thế tiếp cận được với nhiều công nghệ mới è giúp tăng sản lượng sản xuất, tăng chất lượng cho sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, và cho phép tạo ra các sản phẩm mới, giúp Việt Nam có cơ hội tiếp cận với các phương pháp bảo quản, các công nghệ chế biến của Dứa nói riêng và hoa quả nói chung. Bên cạnh đó cũng tạo ra các rào cản về kỹ thuật mới như về quy trình kỹ thuật đóng gói, bảo quản, chế biến đặc biệt với hoa quả như Dứa. Nhiều tư liệu sản xuất dùng trong quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn còn phải nhập khẩu, mà phần lớn lại nhập với giá cao hơn giá thế giới, chi phí để sản xuất các loại tư liệu đó trong nước rất cao. Do vậy mở cửa hội nhập kinh tế, tự do hóa thương mại sẽ làm cho giá nhập khẩu mặt hàng này rẻ hơn, làm cho giá thành sản xuất và chế biến các loại hàng nông, lâm, thủy sản của nước ta giảm xuống một lượng đáng kể do đó sẽ tạo thêm ưu thế cạnh tranh.

    - Đồng thời cũng đem lại nhiều thách thức : đòi hỏi phải liên tục cập nhật, đổi mới công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hang và không bị đối thủ cạnh tranh lấn áp

    c. Môi trường chính trị và pháp luật
    - Các luật lệ, quy định:
    +Hoa Kỳ là một nước cộng hoà liên bang gồm 50 bang. Ngoài hệ thống pháp luật liên bang, mỗi bang đều có hệ thống pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến pháp của liên bang. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa luật liên bang và luật bang hoặc luật địa phương, thì luật liên bang sẽ có hiệu lực. Và có những trường hợp phải áp dụng luật liên bang, luật từng bang hoặc có thể cả hai.
    VD: ở Hoa kỳ không có những qui định chung áp dụng cho cả liên bang về thành lập công ty hoặc văn phòng đại diện mà những qui định này ở mỗi bang một khác.
    +Các hoạt động xuất nhập khẩu chịu sự điều tiết trực tiếp và chủ yếu của hệ thống luật liên bang.
    +Có một số bang có quy định về luật môi trường khắc khe hơn một số bang khác.
    Rào cản an ninh
    Sau ngày 11/9, để tránh bị khủng bố lương thực và sinh học, Hoa Kỳ đã ban hành một đạo luật mới, gọi là An ninh container. Theo quy định này, kể từ ngày 12/12/2003, tất cả những mặt hàng xuất vào Mỹ đều phải đăng ký qua FDA. FDA đã nhận đơn đăng ký từ ngày 16/10/2003, doanh nghiệp có thể đăng ký qua website của FDA: www.fda.gov/furls, email: [email protected]. FDA sẽ nhận đơn đăng ký suốt 24 giờ trong ngày, và 7 ngày trong tuần. Các doanh nghiệp trong nước nên đăng ký với FDA càng sớm càng tốt, vì FDA chỉ có khả năng xử lý 8.500 đơn đăng ký.
    Nếu đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm và chứng minh được những thông tin khai báo là chính xác, đơn của DN sẽ được giải quyết hoàn tất trong vòng 24 giờ. Ðể đăng ký xuất hàng vào Mỹ, các DN cũng có thể chọn một đại diện có cơ sở kinh doanh tại Mỹ, DN phải ủy quyền cho đại diện của mình tại nước sở tại. Sau khi được chấp nhận đơn đăng ký, khi xuất hàng vào Mỹ, phải thông báo trước cho FDA, hàng hoá đi bằng đường biển phải nộp bản thông báo trước 8 giờ trước khi cập cảng, 4 giờ bằng đường hàng không và 2 giờ cho đường bộ.
    Nếu các DN không chấp nhận những quy định trên, sẽ bị phạt hành chính hoặc hình sự và hàng hóa của DN đó sẽ không được xuất vào Mỹ nữa. Các DN trong nước nên tránh xuất hàng qua cảng ở Cali, vì đây là cảng có mức thuế cao nhất thế giới, trong khi đó ở các bang Nevada, Florida lại có mức thuế thấp hơn nhiều

    d. Môi trường Văn hóa – Xã hội
    - Mỹ là 1 nước đa văn hóa.
    - Mỹ chủ yếu là dùng tiếng Anh và một số ít dùng tiếng Tây Ban Nha.
    - Đạo đức, thẫm mỹ, lối sống, nghề nghiệp:Người Mỹ có xu hướng làm việc nhiều giờ hơn mỗi hơn nên việc dành thời gian cho nội trợ là rất ít
    - Đặc biệt người Mỹ thường ăn đồ ăn nhanh nên việc béo phì rất hay xảy ra, việc tăng cường quảng bá ích lợi của việc ăn nhiều rau quả cho sức khóe, giảm nguy cơ béo phì, tốt cho hệ tiêu hóa, chống ung thư sẽ rất tốt cho việc phát triển rau quả vào thị trường Mỹ. Người Mỹ cũng đặc biệt thích ăn hoa quả vùng nhiệt đới vì nó tốt cho hệ tiêu hóa, giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể
    -Các lợi ích của Dứa như: Kích thích hệ tiêu hóa; Tốt cho phát triển xương, sụn, răng; Tăng cường chất đề kháng; Liều thuốc chống ho và cảm lạnh; Ngoài ra còn có tác dụng giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể, giúp cho việc giảm cân, .Tất cả các tác dụng đó rất phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người dân Mỹ

    e. Môi trường nhân khẩu học
    - Tổng dân số:
    Năm 2011, dân số Hoa Kỳ ước tính khoảng 305.529.237người bao gồm cả người di dân bất hợp pháp. Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ thì con số này không thể kiểm soát được.
    - Tốc độ tăng:
    Tốc độ tăng trưởng dân số: 0.894% (theo dự báo năm 2011). Do Hoa Kỳ là một nước công nghiệp hóa có nền kinh tế phát triển ổn định nhất trên thế giới nên việc di dân đến làm cho dân số tăng lên là đương nhiên.
    =>Thị trường Mỹ là thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng đòi hỏi cao và nghiêm ngặt về yêu cầu chất lượng. Tổng công ty cần có những chiến lược cụ thể để xâm nhập vào thị trường này

    f. Môi trường tự nhiên
    - Vị trí địa lý:
    Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ là một nước cộng hòa gồm 50 bang. Có 48 bang có chung biên giới, trải rộng từ vĩ độ 25[SUP]o[/SUP] Bắc đến 50[SUP]o[/SUP] Bắc, từ kinh độ 120[SUP]o[/SUP] Tây đến 67[SUP]o[/SUP] Tây (kéo dài 4500 km và 4 múi giờ, tính từ bờ biền Ðại Tây Dương đến bờ biển Thái Bình Dương); hai bang khác là Hawaii và Alaska, Hawaii nằm ở miền nhiệt đới thuộc Thái Bình Dương (160[SUP]o[/SUP] Tây, cách nước Mỹ lục địa 3200 km), Alaska nằm gần vùng Bắc cực. Ngòai ra Mỹ còn một số địa hạt, lãnh thổ, thuộc địa vòng quanh địa cầu.
    [​IMG]
    ( nguồn : http://www.vcci.com.vn/ho-so-thi-truong/Hoaky.htm )

    Diện tích Hoa Kỳ là 9.826.630km[SUP]2[/SUP]. Mỹ là nước có diện tích lớn thứ tư trên thế giới.
    Điều này chứng tỏ một điều rằng nếu một mặt hàng phát triển được ở Mỹ thì nó tương đương như việc phát triển mặt hàng đó trên nhiều quốc gia mà lại tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Chẳng hạn như khi ta xuất khẩu một mặt hàng sang Mỹ thì chi phải vận chuyển hàng hóa chắc chắn sẽ thấp hơn khi xuất khẩu mặt hàng đó sang các nước Anh, Pháp, Đức với tổng diện tích tương đương.
    => Tuy nhiên Hoa Kì là một quốc gia có vị trí địa lý rất xa Việt Nam nên việc vận chuyển hoa quả -loại hàng hóa khó bảo quản nhất đến nơi tiêu thụ gặp nhiều khó khăn về thời gian và gây mất nhiều chi phí cho việc vận chuyển sản phẩm khiến giá cả bị mất lợi thế cạnh tranh so với một số quốc gia gần Mỹ hơn.

    - Khí hậu:
    [​IMG]
    ( Nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa_Kỳ )
    Khí hậu ôn hòa ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền nam Florida, khí hậu địa cực ở Alaska, nữa khô hạn trong đại đồng bằng phía tây kinh tuyến 100[SUP]o[/SUP], khí hậu hoang mạc ở Tây Nam, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California, và khô hạn ở Đại Lòng chảo. Thời tiết khắt nghiệt thì hiếm khi thấy ở các tiểu bang giáp ranh Vịnh Mexico thường bị đe dọa bởi bão và phần lớn lốc xoáy của thế giới xảy ra trong Hoa Kỳ Lục địa, chủ yếu là miền Trung Tây.

    è Do có đa dạng các lọai khí hậu nên Mỹ có thể trồng nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên Mỹ lại khó phát triển các dạng cây trồng nhịêt đới như café, lúa nước, xòai, thanh long,dứa Ngược lại Việt Nam lại có nhiều ưu thế hơn vì Dứa thích ấm áp, nhiệt độ bình quân năm là 22-27 °C. Quá nóng và quá rét cây ngừng sinh trưởng. Rét 1-2 °C kéo dài cây dễ chết. Cây dứa ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng, lượng mưa hàng năm 1200-1500mm là thích hợp

    - Đất trồng:
    [​IMG]Mỹ có đa dạng các lọai đất trồng: Đất khô cằn chủ yếu có ở Tây Nam. Loại đất này chứa rất ít chất hữu cơ và hầu như không có giá trị về mặt nông nghiệp.
    Đất spodosols phát triển trong miền khí hậu mát, ẩm, mặc dù nó được thấy ở bắc Florida. Loại này cũng nhiều axít và ít chất dinh dưỡng và chỉ có giá trị nông nghiệp đối với những cây trồng ưa axít.
    Đất lạnh cũng hầu như không có giá trị về nông nghiệp, gắn với khí hậu lạnh và ẩm như ở Alaska. Loại đất này nông, thường xuyên bão hòa nước và có lớp đất kề với lớp bề mặt bị đóng băng quanh năm.
    Đất cao nguyên có ở Tây Virginia, Utah và Alaska, hầu như không phát triển và không có giá trị nông nghiệp.
    Mollisols là đất đồng cỏ của khí hậu nửa khô và nửa ẩm thuộc trung tâm, bắc trung tâm, và Tây Bắc Thái Bình Dương nước Mỹ. Loại đất này rất dày, màu sẫm từ nâu tới đen, và có kết cấu lỏng với hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Nó nằm trong số những loại đất trồng trọt tự nhiên phì nhiêu nhất của thế giới và sản xuất ra hầu hết ngũ cốc của nước Mỹ.
    Alfisols là loại đất đứng thứ hai chỉ sau mollisols về mặt giá trị nông nghiệp. Nó là đất của những khu rừng ở vĩ độ giữa và nằm trên đường phân chia giữa vùng đất rừng và vùng đồng cỏ. Nó thật sự là đất “trung gian” theo nghĩa khí hậu. Loại đất này có ở những khu vực đủ ẩm ướt để cho phép tích luỹ phần đất sét nhưng không quá ẩm để tạo nên một thứ đất đã bị lọc hoặc bị biến dạng.
    Kết luận: Với những điều kiện tự nhiên kể trên, có thể thấy Mỹ có nhiều hạn chế trong việc phát triển nông nghiệp,vậy nên cơ hội tiêu thụ cho Dứa của Việt Nam vào thị trường Mỹ là rất lớn

    Môi trường vi mô
    Áp dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter để phân tích về môi trường hoa quả của Mỹ) từ đó xác định các điểm mạnh và điểm yếu của kinh doanh Dứa ở Mỹ.

    a.Đối thủ cạnh tranh.
    [TABLE="width: 100%, align: center"]
    [TR]
    [TD]- Loại dứa queen nổi tiếng trồng ở khu vực Bicol, Phipipin đã tìm được chỗ đứng thích hợp trên thị trường Hàn Quốc. Đây là một loại dứa ngọt nhất ở philipin.
    Phòng nông nghiệp Phillipin đang triển khai kế hoạch mở rộng thêm 250 hecta diện tích đất trồng giống dứa này ở khu vực Bicol. Đồng thời, duy trì những hoạt động xúc tiến và hỗ trợ sản xuất, kỹ thuật và phát triển thị trường thông qua việc tìm kiếm thêm bạn hàng cũng như tham gia các cuộc hội chợ, triển lãm. Ngoài ra, người nông dân trồng dứa cũng được trang bị thêm thiết bị và máy móc sau thu hoạch tiên tiến, đồng thời tiến hành các chương trình hỗ trợ và đào tạo.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    - Các nước nhiệt đới như Brazil, Philippin, Nam phi, Myamar, Haiwail, là những nước trồng nhiều Dứa và có tầm ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu Dứa của Việt Nam sang Mỹ
    - Tuy nhiên các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Philipin lại kém lợi thế hơn so với Việt Nam cả về điều kiện tự nhiên sinh thái, cả về kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất và tính cần cù lao động của người nông dân trong việc trồng trọt các loại rau quả đó

    b. Người tiêu dùng
    -Đối với thị trường Mỹ, khách hàng rất đa dạng, nhưng nhìn chung thì có xu hướng đòi hỏi chất lượng cao và ổn định.

    3.Nhà cung ứng
    Tại Việt Nam, dứa được trồng khá phổ biến, phân bố từ Phú Thọ đến Kiên Giang. Tiền Giang là tỉnh có sản lượng dứa đứng đầu cả nước. Năm 2011, sản lượng dứa của tỉnh Tiền Giang đạt 161.300 tấn. Tiếp theo là Kiên Giang (85.000 tấn), Ninh Bình (47.400 tấn), Nghệ An (30.600 tấn), Long An (27.000 tấn), Hà Nam (23.400 tấn), Thanh Hoá (20.500 tấn). Tổng sản lượng cả nước năm 2007 đạt 529.100 tấn. Nhiều địa phương xây dựng thương hiệu đặc sản quả dứa như dứa Đồng Giao (Tam Điệp - Ninh Bình), hoặc ở Kiên Giang, Tiền Giang đều có những nhà máy chuyên sản xuất, chế biến các thực phẩm từ quả dứa.

    4. Sản phẩm thay thế
    Các loại hoa quả xuất khẩu được ưu chuộng như thanh long, xoài, nhãn, vải, cũng là những sản phẩm thay thế có ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu Dứa

    D. Phân tích SWOT

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Điểm mạnh
    - Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản là ngành sử dụng nhiều lao động vào quá trình sản xuất - kinh doanh. Nước ta có nguồn lao động dồi dào và giá rẻ. Nếu biết tận dụng nguồn nhân lực này không những không đạt được mục giải quyết việc làm cho công nhân mà còn tăng năng suất, tăng lượng Dứa xuất khẩu
    - Điều kiện sinh thái tự nhiên của nhiều vùng nước ta rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất một số loại rau quả đặc biệt là quả Dứa rất thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở nước ta .
    - Một số ít nông sản được các nước phát triển ở châu Âu; Mỹ rất chuộng Dứa mà đặc biệt Dứa ở Việt Nam có thể xen canh, 2 vụ chính là vào mùa xuân hè(3-5) và thu đông ( 9-10)
    -Các nước Đông âu, SNG và Trung Quốc vốn là thị trường truyền thống với quy mô lớn và tương đối dễ tính đối với các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Mặt khác, trên các nước này hiện có một lượng doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam đang làm ăn phát đạt ở đó. Đây là một lợi thế lớn để nối lại thị trường tiêu thụ mà bấy lâu nay nước ta đã bỏ qua chưa khai thác có hiệu quả.
    -Thể chế chính trị ổn định, môi trường đầu tư và hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng được cải thiện và điều chỉnh thích ứng dần với tiến trình tự do hóa thương mại trong khu vực và toàn cầu.
    [/TD]
    [TD]Điểm yếu
    - Các hộ gia đình chế biến nhỏ và lạc hậu
    -Chưa có các khu sản xuất tập trung
    -Công nghệ trồng, thu hoạch, bảo quản và chế biến hoa quả còn rất lạc hậu. Hệ quả là, chất lượng rau quả thấp, mẫu mã không đẹp, quy cách không đồng đều
    -Tỷ lệ hao hụt trong khâu thu hoạch và bảo quản vẫn còn cao, dẫn đến giá thành Dứa chế biến cao;
    - Thiếu chiến lược xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chủng loại hàng còn dàn trải. Chưa có đầu tư toàn diện cho phát triển sản xuất và xuất khẩu hoa quả chế biến;
    - Tổ chức liên kết trong sản xuất, kinh doanh hoa quả chưa bảo đảm tạo ra sức mạnh tổng hợp cũng như chưa bảo đảm mối liên hệ sản xuất giữa các ngành, các khâu trong phát triển chế biến rau quả;
    - Các doanh nghiệp sản xuất,thu mua, kinh doanh hoa quả còn chưa hiểu biết nhiều về nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài. Thị trường trong nước còn chưa được quan tâm đúng mức, nhất là nhóm mặt hàng đã qua chế biến.
    - Cơ sở vật chất lưu kho, dịch vụ marketing kém phát triển
    - Thiếu các thỏa thuận thương mại song phương
    - Thiếu thương hiệu mạnh

    - Thiếu các tiêu chuẩn về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật đối với các nhà nhập khẩu lớn (Trung Quốc)
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Cơ hội
    - Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức hợp tác khu vực và thế giới như ASEAN, APEC, Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ và đang tích cực các vòng đàm phán để gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO);
    - Nhu cầu trái cây của thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ, EU còn rất lớn và có xu hướng tăng lên, trong đó có rau quả chế biến;
    - Đối với thị trường nội địa, nhu cầu tiêu dùng trái cây ngày càng gia tăng cả về số lượng và những đòi hỏi cao về chất lượng. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc sử dụng các sản phẩm rau, quả chế biến cũng dần được người tiêu dùng chấp nhận thông qua hệ thống thương mại siêu thị đang phát triển mạnh ở các đô thị, các khu công nghiệp;
    - Chính phủ có Chương trình phát triển rau, quả và hoa, Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp và đặc biệt Bộ NN &PTNT đã và đang có những chính sách tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp
    [/TD]
    [TD]Thách thức
    - Tiêu chuẩn VSATTP đối với mặt hàng hoa quả bao gồm Dứa và đã qua chế biến ngày càng cao, khắt khe và phức tạp, đặc biệt là đối với thị trường nước ngoài.
    - Nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất và chế biến rau quả trong khu vực và thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ . Vì vậy, sản phẩm Việt Nam phải cạnh tranh rất gay gắt ở những thị trường này;
    - Những đối xử bất công của những nước công nghiệp phát triển với những nước đang phát triển trong trao đổi thương mại quốc tế.
    Trong nước
    -Thiên tai (hạn hán, lũ lụt)
    -Lạm dụng thuốc trừ sâu và phân bón
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE="width: 572, align: left"]
    [TR]
    [TD]Chiến lược SO
    - Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh ngành phát huy tối đa tính đặc thù ngành rau quả VN(khí hậu, đất đai, văn hóa, truyền thống .) đồng thời tiếp thu tính hiện đại của ngành rau quả thế giới.
    - Chiến lược hội nhập
    lấy yêu cầu, tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu làm mục tiêu để phấn đấu trong quá trình hội nhập[/TD]
    [TD]Chiến lược ST
    - Thiết lập sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, người kinh doanh, nông dân, các nhà khoa học, ngân hàng và cơ quan thông tin đại chúng
    - Chiến lược xây dựng và phát triển thị trường trái cây nội địa làm cơ sở cho xuất khẩu
    - Ưu tiên cho đầu tư đổi mới công nghệ phù hợp trên cơ sở tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh phù hợp với nhu cầu thị trường khu vực và thế giới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Các chiến lược WO
    -Xác định và qui hoạch vùng sản xuất và chủng loại trái cây có lợi thế cạnh tranh
    - chiến lược phát triển công nghệ thông tin ngành
    -chiến lựơc hiện đại hóa công nghiệp chế biến
    đầu tư phát triển công nghệ chế biến phù hợp rên cơ sở tận dụng những lợi thế về sản phẩm rau quả nhiệt đới
    Ưu tiên cơ cấu tiêu thụ tươi trước sau đó là chế biến[/TD]
    [TD]Các chiến lược WT
    -chú trọng sản xuất sản phẩm giá trị cao
    - Phát triển hệ thống lưu thông phân phối
    - Xây dựng quan hệ sản xuất - tiêu thụ phù hợp
    - Các chiến lược đa dạng hóa thị trường
    -chiến lược thương hiệu[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]













    II. Đàm phán và ký kết hợp đồng
    1. Lựa chọn phương thức giao dịch và giải thích lý do chọn phương thức đó
    Xuất khẩu trực tiếp:
    + Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu các loại hàng hoá rau quả của Tổng công ty hoặc do các doanh nghiệp của các địa phương trong nước sản xuất, tới khách hàng nước ngoài thông qua các đơn vị thành viên của Tổng công ty.
    +Về nguyên tắc: Xuất khẩu trực tiếp có thể làm tăng thêm rui ro trong kinh doanh, song nó lại có những ưu điểm nổi bật:
    +> Giảm bớt chi phí trung gian do đó tăng lợi nhuận doanh nghiệp
    +> Có thể liên hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng và thị trường, biết được nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường, biết được nhu cầu của người tiêu dùng và tiến độ tiêu thụ hàng hoá của thị trường thế giới, trên cơ sở đó có thể điều chỉnh khả năng cung ứng sản phẩm và những điều kiện bán hàng cần thiết.

    Xuất khẩu uỷ thác
    Đây là hinh thức kinh doanh, trong đó đơn vị xuất khẩu đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuất, tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thường và các thu tục cần thiết khác, để xuất khẩu hàng hóa do người khác sản xuất, thông qua đó thu được một số tiền nhất định dưới hình thức phí uỷ thác xuất khẩu.
    Hình thức này bao gồm các bước:
    * Ký hợp đồng xuất khẩu uỷ thác với các đơn vị trong nước.
    Ký hợp đồng xuất khẩu, giao hoàng và thanh toán tiền với bên nước ngoài.
    * Nhận phí uỷ thác xuất khẩu từ đơn vị trong nước.
    Ưu điểm của hình thức này là mức độ rủi ro thấp, đặc biệt là không cần bỏ vốn kinh doanh, tạo được việc làm cho người lao động, đồng thời cũng thu được một khoản lợi nhuận đáng kể trong hoạt động xuất khẩu uỷ thác. Không chịu trách nhiệm trong việc tranh chấp và khiếu nại về chất lượng hàng hoá uỷ thác.

    Xuất khẩu theo Nghị định thư
    Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá ( thường là để trả nợ nước ngoài) được ký kết hợp đồng theo nghị định giữa hai chính phủ.
    Hình thức này cho phép doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng, xúc tiến thương mại và thường không có sự rủi ro trong thanh toán thương mại.
    Trên thực tế, hình thức này chỉ tồn tại trong thời kỳ cơ chế tập trung bao cấp, thị trường xuất khẩu rau quả chủ yếu là Liên Xô cũ và một số nước xã hội chủ nghĩa ở khu vực Đông Âu. Hình thức xuất khẩu hàng hóa theo Nghị định thư của Chính phủ chỉ giao nhiệm vụ cho một số doanh nghiệp Nhà nước đảm nhiệm, Hình thức này đã chấm dứt từ năm 1995, đến nay nền kinh tế nước ta thực sự vận động theo cơ chế thị trường.

    Xuất khẩu tại chỗ
    Đây là hình thức kinh doanh mới nhưng đang phát triển và có xu hướng phát triển rộng rãi do nó có những ưu điểm sau:
    - Đặc điểm của loại hình xuất khẩu này là hàng hoá không vượt qua biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn có thể mua được hàng hoá. Do vậy, nhà xuất khẩu không cần đích thân ra nước ngoài để đàm phán trực tiếp với người mua mà chính người mua lại đến trực tiếp đàm phán với người xuất khẩu.
    - Mặt khác, doanh nghiệp cũng không cần phải tiến hành các thủ tục như: thủ tục tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hóa, thuê phương tiện vận tải vận chuyển. Do đó giảm được một số chi phí khá lớn.
    Trong thời kỳ nền kinh tế ta mở cửa hội nhập với kinh tế thế giới, đầu tư nước ngoài và kinh tế du lịch ngày càng phát triển, khách du lịch và dân di cư tạm thời ngày càng tăng nhanh. Các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả có thể liên hệ trực tiếp với các hoạt động cung cấp dịch vụ hoặc bán hàng để thu ngoại tệ. Ngoài ra doanh nghiệp có thể sử dụng chính số khách du lịch này làm nhân tố quảng cáo và khuyến trương sản phẩm của doanh nghiệp.
    - Sản xuất trong nước phát triển và mở rộng các hình thức đầu tư, xuất hiện một loạt khu chế xuất ra đời, cần sử dụng rau quả, việc đáp ứng được nhu cầu cho tổ chức này cũng chính là hình thức xuất khẩu có hiệu quả và đang được nhiều doanh nghiệp chú ý sử dụng. Việc thanh toán tiền theo phương thức này cũng rất nhanh chóng, có thế là đồng nội tệ, hoặc ngoại tệ do hai bên tự thoả thuận trong hợp đồng thương mại.

    ð Lựa chọn phương thức Xuất khẩu trực tiếp
    Lý do: Một mặt giảm bớt chi phí trung gian do đó tăng lợi nhuận doanh nghiệp mặt khác có thể liên hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng và thị trường, biết được nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường, biết được nhu cầu của người tiêu dùng và tiến độ tiêu thụ hàng hoá của thị trường thế giới, trên cơ sở đó có thể điều chỉnh khả năng cung ứng sản phẩm và những điều kiện bán hàng cần thiết









    2. Chuẩn bị đàm phán
    - Lựa chọn hình thức đàm phán
    Đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một loại đàm phán trong đó có ít nhất hai bên chủ thể có trụ sở thương mại ở những nước khác nhau tham gia đàm phán để xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hoặc tài sản là đối tượng của hợp đồng ở nước ngoài đối với các bên hay sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ giao dịch ở nước ngoài đối với các bên.
    Chọn hình thức đàm phán:
    + Đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp: Hai bên gặp nhau trực tiếp tạo điều kiện cho việc hiểu biết nhau tốt hơn và duy trì được quan hệ tốt lâu dài với nhau.
    Giải thích lý do:
    + Đề có điều kiện hiểu rõ về đối tác từ đó thực hiện trách nhiệm của mình.
    + Quản lý hoạt động kinh doanh thực hiện chính xác hơn.
    + Không bị chia sẻ lợi nhuận cho bên trung gian.
    + Thể hiện thái độ tôn trọng nhất đối với đối tác trong lần đầu gặp mặt.
    + Dễ dàng thỏa thuận, đàm phán những điều khoản có lợi nhất cho doanh nghiệp của mình.
    + Xử lý tình huống đột xuất một cách dễ dàng, hiệu quả hơn.
    + Trực tiếp bàn bạc, cùng nhau giải quyết những điểm chưa hiểu nhau, phát triển quan hệ hai bên lâu dài.
    Nhưng hình thức này cũng là hình thức đàm phán khó khăn nhất. Đàm phán trực tiếp đòi hỏi người tiến hành đàm phán phải chắc chắn về nghiệp vụ, tự chủ, phản ứng nhanh, nhạy.
    - Xác định mục tiêu, nhu cầu cho đàm phán
    +> Mục tiêu đàm phán:
    - Ký kết được hợp đồng bán hàng mà có lợi cho cả hai bên
    - Các điều kiện trong đàm phán phải được thỏa thuận rõ ràng như: địa điểm giao hàng, thời gian giao hàng, các điều kiện về phá hợp đồng, giá cả, chất lượng sản phẩm .
    - Trong quá trình đàm phán các bên cần có thái độ tôn trọng lẫn nhau.
    - Thống nhất lựa chọn thời gian và địa điểm.
    · Nếu đàm phán tại Việt Nam.
    Thời gian đàm phán: 2 ngày, từ ngày 21-23/12/2012
    Địa điểm: tại khách sạn Dawoo
    Địa chỉ : 47 Lê Duẩn
    · Nếu đàm phán tại nước ngoài
    Thời gian đàm phán: 2 ngày, từ ngày 21-23/12/2012
    Địa điểm: tùy thuộc vào bên đối tác
    - Thành lập đoàn đàm phán và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
    Đoàn đàm phán bao gồm các thành viên sau
    - Chủ tịch đoàn đàm phán:
    Ông: Nguyễn Ninh
    Chức danh trong công ty: Phó giám đốc của công ty
    Chịu trách nhiệm đàm phán chính với phía đối tác
    Chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình đàm phán
    Chịu trách nhiệm ký kết hợp đông, thống nhất các điều kiện trong hợp đồng
    Chịu trách nhiệm về toàn bộ các thành viên trong đoàn
    - Hai phó chủ tịch đoàn đàm phán:
    Ông: Lê Huy
    Chức danh:Trưởng phòng kinh doanh
    Có trách nhiệm phụ trách mảng giá cả, địa điểm giao hàng, khối lượng giao dịch và các điều kiện trong hợp đồng.
    Chịu trách nhiệm đàm phán với phía đối tác về các điều khoản trong hợp đồng
    Có trách nhiệm cố vấn cho chủ tịch đoàn
    Bà: Phạm Thị Thân
    Chức danh: Trưởng phòng MKT
    Có trách nhiệm quảng bá nhãn hiệu Dứa đóng hộp của Việt Nam
    Chịu trách nhiệm đàm phán với phía đối tác về các điều khoản trong hợp đồng
    Có trách nhiệm cố vấn cho chủ tịch đoàn
    - Các thành viên trong đoàn khác
    Bao gồm:
    Ông: Lê Huỳnh
    Bà: Nông Thị Thư : Có trách nhiệm phiên dịch và ghi chép
    Các ông bà này có trách nhiệm thảo luận các điều khoản trong hợp đồng. ghi chép, làm thư ký cho trưởng đoàn . Đưa ra các ý kiến đóng góp giúp cho chủ tịch đoàn. Có trách nhiệm với công việc mà công ty đã giao trước khi đi.
    - Ngoài những người trong công ty còn có thêm một luật sư am hiểu về luật pháp quốc tế cũng như luật pháp trong nước.
    Ông: Hoàng Anh Tuấn (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội)
    Luật sư có trách nhiệm xem xét các điều khoản ra đã hợp với luật pháp chưa?
    Có trách nhiệm hỗ trợ quá trình ra các điều kiện.
    Dự kiến ngân sách dành cho giao dịch đàm phán
    Dự kiến ngân sách dành cho giao dịch đàm phán:
    · Nếu hai bên thống nhất đàm phán tại Thành phố Hà Nội
    Ngân sách dành cho việc này bao gồm:
    + Chi phí đi lại: 3 triệu
    + Chi phí ăn ở: 20 triệu (bao gồm cả đãi khách)
    + Chi phí tạm ứng trước cho đoàn: 10 triệu
    + Chi phí thuê địa điểm: 2 triệu
    + Chi phí phát sinh khác: 4 triệu
    Tổng: 29 triệu VNĐ
    · Nếu đàm phán ở nước ngoài ( Bên nước ngoài hỗ trợ 40% chi phí đi lại và phí ăn ở)
    Ngân sách bao gồm:
    + Chi phí đi lại: 1000$
    + Chi phí ăn ở: 700$
    + Chi phí tạm ứng trước cho các thành viên trong đoàn: 1000 $
    + Chi phí phát sinh khác: 500$
    Tổng: 2200$

















    3. Tiến hành đàm phán
    a. Chào hàng

    Hà Nội, Ngày 21 tháng 12 năm 2012

    Thư chào hàng

    Kính gửi : Tập đoàn America Fruit1
    Địa chỉ trụ sở chính tại : Avenue 14 U.S
    Ðiện thoại: (1 -202) 9805395. Fax: (1 -202) 980593.
    Email: http://americafruit1.com

    Tôi là đại diện của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam
    Tên giao dịch quốc tế: VietNam National Vegetable, Fruit & Agricultural Product Corporation.
    Tên viết tắt: VEGETEXCO VIET NAM
    Địa chỉ trụ sở chính: Số 02 Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
    Địa thoại: 043 852 058
    Fax: 043 852 962/ 852 335
    Email: [email protected]
    Website: www.vegetexcovn.com.vn

    Lời đầu tiên, Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam chúng tôi xin gửi đến Quý công ty lời chào trân trọng, và lời chúc sức khỏe và thành công.
    Là công ty chuyên thu mua, phân phối rau quả, đặc biệt là tổ chức đóng gói thành công Dứa theo tiêu chuẩn của châu Âu, Iso 9001, chúng tôi xin trân trọng gửi tới quý công ty đơn giá cùng các mẫu sản phẩm Dứa mà chúng tôi xuất khẩu:

    1.Dứa hộp:
    Là sản phẩm được ưa chuộng trên thế giới. Có các loại dứa đóng hộp như: dứa miếng nhỏ trong nước đường, dứa khoanh trong nước đường, dứa nghiền nhỏ. Các sản phẩm này được sản xuất theo quy trình như sau:
    [​IMG]Quy trình chế biến dứa hộp:
    Dứa quả ® lựa chọn phân loại ® bẻ hoa, cuống ® rửa quả ® cắt đầu ® đột lõi ® gọt vỏ ® sửa mắt ® cắt ® rửa lại ® cho vào hộp ® thanh trùng ® làm nguội ® đóng hộp ® bảo quản.
    [​IMG]Tuy nhiên với mỗi sản phẩm thì công việc cắt, tỉa có khác nhau cụ thể như sau:

    Dứa khoanh: cắt khoanh ngang quả dứa đã gọt vỏ, bỏ lõi. Đường kính của khoanh dứa lớn nhất không vượt quá 2mm so với đường kính của khoanh dứa nhỏ nhấtm, bề dày của lát dứa lớn nhất không vượt quá 2mm so với bề dày của lát dứa nhỏ nhất.
    Dứa miếng nhỏ: là các miếng dứa được cắt từ cỏc lỏt dứa, chúng tương đối đồng đều về kích thước và hình dạng, phần lớn có kích thước từ 8 – 13 mm cả về chiều dài và độ dày. Không quá 7,5% trọng lượng ráo nước là cỏc khỳc có trọng lượng nhỏ hơn ắ so với mức trọng lượng trung bình của tất cả các miếng dứa.
    Dứa nghiền nhỏ: là các phẩn tử nhỏ được cắt, mài hoặc nghiền nhỏ từ quả dứa đã gọt bỏ bỏ lõi.

    2. Dứa cô đặc
    Quy trình chế biến dứa cô đặc:
    [​IMG]
    Dứa quả ® lựa chọn, phân loại ® bẻ hoa, cuống ® rửa quả ® gọt vỏ ® xé ® ép nước® đun nóng ® ly tâm ® cô đặc ® bảo quản.



    3. Nước dứa
    [​IMG]Quy trình chế biến nước dứa:
    Dứa quả ® lựa chọn, phân loại ® bẻ hoa, cuống ® rửa quả ® gọt vỏ ® xé ® ép nước ® đun nóng ® pha chế ® rót hộp ® thanh trùng ® làm nguội ® đóng gói ® bảo quản.


    Sau đây là bảng giá của các loại Dứa mà công ty chúng tôi xuất khẩu để quý khách hàng tham khảo:











    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Loại[/TD]
    [TD]Giá[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Dứa hộp
    - Dứa khoanh trong nước đường
    (830gr/hộp x 24hộp/carton)
    - Dứa miếng nhỏ trong nước đường
    (565 gr/hộp x 24 hộp/carton)
    - Dứa miếng vụn trong nước đường
    (565 gr/hộp x 12 hộp/carton)
    [/TD]
    [TD]20 USD/carton

    15 USD/carton


    7 USD/carton[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Dứa cô đặc
    ( 565gr/hộp x 12 hộp/carton)
    [/TD]
    [TD]10 USD/carton[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Nước Dứa
    (150ml/hộp x 12 hộp/carton)[/TD]
    [TD]9USD/carton[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Công ty chúng tôi hi vọng bảng chào giá này sẽ làm hài lòng Quý Công ty và rất mong sự quan tâm và hợp tác cùng phát triển lâu dài.

    Mọi chi tiết xin liên hệ :
    Ms. Nguyễn Thủy Ánh 0902 732 999
    Mr. Bùi Nguyên 0902 732 888

    Xin chân thành cám ơn Quý công ty !
    Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam

    Giám đốc

    Bùi Minh Lý
    ( Ký tên và đóng dấu)













    b. Hoàn giá:
    - Sau khi nhận được đơn chào hàng, công ty American Fruit1 đã viết thư hoàn giá với một số nội dung chính như :

    + Phần mở đầu: gửi lời cám ơn đối tác là công ty ta, và cơ bản chấp nhận các điều kiện do công ty ta đưa ra

    + Phần nội dung chính : Họ yêu cầu số lượng dứa nhập và đề xuất phương án giảm giá đối với các mặt hàng. Cụ thể :

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]STT[/TD]
    [TD]Tên hàng[/TD]
    [TD]Đơn vị[/TD]
    [TD]Đơn giá
    USD/thùng[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1[/TD]
    [TD]Dứa khoanh trong nước đường
    [/TD]
    [TD]Carton[/TD]
    [TD]18[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2[/TD]
    [TD]Dứa miếng nhỏ trong nước đường
    [/TD]
    [TD]Carton[/TD]
    [TD]14[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3[/TD]
    [TD]Dứa cô đặc
    [/TD]
    [TD]Carton[/TD]
    [TD]9[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4[/TD]
    [TD]Nước dứa
    [/TD]
    [TD]Carton[/TD]
    [TD]7[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    + Phần cuối : họ mong muốn công ty ta quan tâm đến đơn hàng của họ và hi vọng công ty ta chấp nhận đề nghị mới và sớm hồi âm.

    c. Chấp nhận :
    - Sau khi nhận được thư hoàn giá từ phía tập đoàn America Fruit1, công ty đã viết thư trả lời với nội dung chấp nhận lời đề nghị mà tập đoàn đã đưa ra.
    - Và Công ty cũng hẹn ngày gặp mặt trực tiếp ( là ngày 22 tháng 12 năm 2012) để đàm phán và đi đến ký kết hợp đồng chính thức giữa 2 bên nhưng bên tập đoàn America Fruit 1 đã đưa ra đề nghị gặp sớm hơn vào 20 tháng 12 năm 2012 và Tổng công ty ta đã đồng ý

    d. Ký kết hợp đồng:
    Đưa ra nội dung của một hợp đồng hoàn chỉnh

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    ------------------------------

    HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
    Hợp đồng số: 19/278 – HĐMB


    Hôm nay, ngày 22 Tháng 12 năm 2012
    Tại địa điểm: Khách sạn Tower – Avenu 18
    Địa chỉ : N89 Avenu 18 U.S bang Flodia
    Chúng tôi gồm:
    Bên A
    Tên doanh nghiệp: Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam
    Trụ sở chính: Địa chỉ trụ sở chính: Số 02 Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
    Địa thoại: 043 852 058
    Fax: 043 852 962/ 852 335
    Email: [email protected]
    Website: www.vegetexcovn.com.vn
    Tài khoản số: 68687789
    - Mở tại ngân hàng: Vietcombank vietnam.
    - Đại diện là: Ông Nguyễn Ninh
    - Chức vụ: Phó tổng giám đốc Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam

    Bên B
    Tên Doanh Nghiệp : Tập đoàn America Fruit1
    Địa chỉ trụ sở chính: Avenue 14 U.S
    Ðiện thoại: (1 -202) 9805395.
    Fax: (1 -202) 980593.
    Email: http://americafruit1.com
    Tài khoản số: 0089999333
    Mở tại ngân hàng: Vietcombank USA
    Đại diện là: Mr David Porter
    Chức vụ: Tổng giám đốc công ty


    Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:

    Điều 1: Nội dung giao dịch
    Bên A bán cho bên B:
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]STT[/TD]
    [TD]Tên hàng[/TD]
    [TD]Đơn vị[/TD]
    [TD]Số lượng[/TD]
    [TD]Đơn giá
    USD/thùng[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1[/TD]
    [TD]Dứa khoanh trong nước đường
    [/TD]
    [TD]Carton[/TD]
    [TD]250[/TD]
    [TD]18[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2[/TD]
    [TD]Dứa miếng nhỏ trong nước đường
    [/TD]
    [TD]Carton[/TD]
    [TD]200[/TD]
    [TD]14[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3[/TD]
    [TD]Dứa cô đặc
    [/TD]
    [TD]Carton[/TD]
    [TD]150[/TD]
    [TD]9[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4[/TD]
    [TD]Nước dứa
    [/TD]
    [TD]Carton[/TD]
    [TD]350[/TD]
    [TD]7[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Tổng giá trị bằng chữ: Mười một nghìn một trăm đôla
    Tổng giá trị bằng số: 11 100 USD

    Điều 2: Giá cả
    Phương pháp quy định giá: Giá cố định
    - Đồng tiền tính giá: USD
    - Giá FOB Hải Phòng chưa bì
    - Bì 0,2% tính theo giá FOB HP chưa bì
    - Quy tắc giảm giá: 0.1% cho đối tác mua lần đầu với số lượng 100 carton, tính theo giá FOB Hải Phòng chưa bì

    Điều 3: Chất lượng và quy cách hàng hóa
    Chất lượng mặt hàng: được quy định theo tiêu chuẩn Iso 9001 : 2008 và các quy cách đã định trước.

    Điều 4: Điểu khoản thanh toán.
    (1). Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ.
    - Bên mua phải mở L/C tại Vietcombank USA vào ngày 21/12/2012
    - Sau khi mở L/C phải thông báo cho bên bán biết số hiệu, thời gian, địa điểm ngân hàng mở L/C để ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán. Tên ngân hàng mở L/C, địa chỉ ngân hàng tại USA.
    (2). Ngân hàng thông báo là Ngân hàng ngoại thương Việt Nam tại địa chỉ: 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Telex: 411504/411229 VCB – VT
    Tel: 84-4-9343137
    Fax: 84-4-8269067
    Swift: BFTV VNVX
    (3). Tên và địa chỉ người thụ hưởng ( beneficiary hoặc L/C có ghi In favour of .)
    (4). Tên và địa chỉ người mở L/C
    (5). Số tiền của L/C ( amount)
    (6). Loại L/C ( form of documentary credit)
    L/C có lợi nhất là L/C không huỷ ngang miễn truy đòi ( Irrevocable without recourse L/C)
    (7). Ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C
    - Ngày hết hiệu lực của L/C phải sau ngày mở L/C ( date of issue) và sau ngày giao hàng một khoảng thời gian hợp lý, thường được tính bằng khoảng thời gian giao hàng cộng với thời gian lập và kiểm tra chứng từ của người bán, cộng với thời gian lưu giữ và chuyển chứng từ từ ngân hàng người bán qua ngân hàng mở L/C.

    Điều 5: Điều khoản giao hàng.

    A.Nghĩa vụ của người bán:
    (1) Cung cấp hàng theo đúng hợp đồng : Người bán phải cung cấp hàng hoá và hoá đơn thương mại hoặc thông điệp điện tử tương đương, theo đúng hợp đồng mua bán và cung cấp mọi bằng chứng về việc đó nếu hợp đồng yêu cầu.
    (2) Giấy phép, cho phép và thủ tục :Người bán phải tự chịu rủi ro và chi phí để lấy giấy phép xuất khẩu hoặc sự cho phép chính thức khác và thực hiện, nếu có quy định , mọi thủ tục hải quan bắt buộc phải có đối với việc xuất khẩu hàng hoá .
    (3) Hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm
    a) Hợp đồng vận tải : Không có nghĩa vụ
    b) Hợp đồng bảo hiểm : Không có nghĩa vụ

    (4) Giao hàng : Người bán phải giao hàng lên chiếc tàu mà người mua chỉ định tại cảng bốc hàng quy định, theo tập quán thông thường của cảng, vào ngày hoặc trong thời hạn quy định.
    (5) Chuyển rủi ro
    Người bán phải, theo quy định ở điều B5, chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hoá cho đến thời điểm hàng hoá qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định
    (6) Phân chia phí tổn : Người bán phải trả (theo quy định ở điều B6) :
    - Mọi chi phí liên quan tới hàng hoá cho đến khi hàng hoá qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định; và
    - Nếu có quy định, chi phí về các thủ tục hải quan bắt buộc phải có đối với việc xuất khẩu cũng như thuế quan, thuế và các lệ phí khác phải nộp khi xuất khẩu.
    (7) Thông báo cho người mua
    Người bán phải thông báo đầy đủ cho người mua biết hàng hoá đã được giao như quy định ở điều A4
    (8) Bằng chứng của việc giao hàng, chứng từ vận tải hoặc thông điệp điện tử tương đương.
    Người bán phải, bằng chi phí của mình, cung cấp cho người mua bằng chứng thông thường về việc giao hàng như quy định ở điều A4.Trừ khi bằng chứng nêu trên là chứng từ vận tải, người bán phải, theo yêu cầu của người mua và do người mua chịu rủi ro và chi phí, giúp đỡ người mua để lấy một chứng từ về hợp đồng vận tải (ví dụ một vận đơn có thể chuyển nhượng, một giấy gửi hàng đường biển không thể chuyển nhượng, một chứng từ vận tải đường thuỷ nội địa hoặc một chứng từ vận tải đa phương thức).Nếu người bán và người mua thoả thuận trao đổi thông tin bằng điện tử, chứng từ nói trên có thể được thay thế bằng một thông điệp điện tử tương đương (EDI).
    (9) Kiểm tra – bao bì đóng gói – ký mã hiệu
    Người bán phải trả phí tổn cho các hoạt động kiểm tra (như kiểm tra chất lượng, đo lường, cân đong, tính, đếm) bắt buộc phải có đối với việc giao hàng như quy định ở điều A4.
    Người bán phải, bằng chi phí của mình, đóng gói hàng hoá (trừ khi theo thông lệ của ngành hàng thương mại cụ thể hàng hoá được gửi đi không cần bao gói) bắt buộc phải có đối với việc vận chuyển hàng hoá trong phạm vi các tình huống liên quan tới việc vận chuyển (ví dụ phương thức, nơi đến) đã được người bán biết trước khi ký kết hợp đồng mua bán hàng. Bì đóng hàng phải được ghi ký mã hiệu phù hợp.
    (10) Nghĩa vụ khác
    Người bán phải, theo yêu cầu của người mua và do người mua chịu rủi ro và chi phí, giúp đỡ người mua để lấy các chứng từ hoặc thông điệp điện tử tương đương (ngoài những chứng từ nêu ở điều A8) được ký phát hoặc truyền đi tại nước gửi hàng và/hoặc nước xuất xứ mà người mua cần có để nhập khẩu hàng hoá, và nếu cần thiết, để quá cảnh qua nước khác.
    Người bán phải cung cấp cho người mua, theo yêu cầu của người mua, các thông tin cần thiết để mua bảo hiểm cho hàng hoá.

    B.Nghĩa vụ của người mua:
    (1) Trả tiền hàng :Người mua phải trả tiền hàng như quy định trong hợp đồng mua bán.
    (2) Giấy phép, cho phép và thủ tục :Người mua phải tự chịu rủi ro và chi phí để lấy giấy phép nhập khẩu hoặc sự cho phép chính thức khác và thực hiện, nếu có quy định , mọi thủ tục hải quan bắt buộc phải có đối với việc nhập khẩu hàng hoá và quá cảnh qua nước khác.
    (3) Hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm
    a) Hợp đồng vận tải :Người mua phải ký hợp đồng vận tải và chịu chi phí vận chuyển hàng hoá từ cảng bốc hàng quy định.
    b) Hợp đồng bảo hiểm :Không có nghĩa vụ
    (4) Nhận hàng :Người mua phải nhận hàng khi hàng hoá đã được giao như quy định ở điều A4
    (5) Chuyển rủi ro : Người mua phải chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hoá.
    - Từ thời điểm hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định
    - Từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc nhận hàng; trường hợp này xảy ra khi người mua không thông báo như quy định ở điều B7, hoặc do tàu của người mua chỉ định không đến đúng thời hạn hoặc không thể nhận hàng hoặc đình chỉ xếp hàng trước thời hạn được thông báo theo như quy định ở điều B7, tuy nhiên với điều kiện là hàng hoá đã được cá biệt hoá rõ ràng là thuộc hợp đồng, tức là được tách riêng ra hoặc được xác định bằng cách khác là hàng của hợp đồng.
    6) Phân chia phí tổn :Người mua phải trả
    - Mọi chi phí liên quan tới hàng hoá kể từ thời điểm hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định; và
    - Mọi chi phí phát sinh thêm do tàu của người mua chỉ định không đến đúng thời hạn hoặc không thể nhận hàng hoặc đình chỉ xếp hàng trước thời hạn được thông báo theo như quy định ở điều B7, hoặc người mua không thông báo như quy định ở điều B7, tuy nhiên với điều kiện là hàng hoá đã được cá biệt hoá rõ ràng là thuộc hợp đồng , tức là được tách riêng ra hoặc được xác định bằng cách khác là hàng của hợp đồng; và
    - Nếu có quy định, tất cả những loại thuế quan, thuế và lệ phí khác cũng như các chi phí làm thủ tục hải quan phải nộp khi nhập khẩu hàng hoá và quá cảnh qua nước khác
    (7) Thông báo cho người bán :Người mua phải thông báo đầy đủ cho người bán về tên tàu, điểm bốc hàng và thời gian giao hàng mà người mua yêu cầu.
    (8) Bằng chứng của việc giao hàng, chứng từ vận tải hoặc thông điệp điện tử tương đương
    Người mua phải chấp nhận các bằng chứng về việc giao hàng như quy định ở điều A8.
    (9) Giám định hàng hoá :Người mua phải trả phí tổn cho mọi giám định trước khi gửi hàng, trừ khi việc giám định đó được tiến hành theo lệnh của các cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu.
    (10) Nghĩa vụ khác :Người mua phải trả mọi phí tổn và lệ phí phát sinh để lấy các chứng từ hoặc thông điệp điện tử tương đương như nêu trong điều A10 và hoàn trả cho người bán những phí tổn mà người bán phải gánh chịu trong việc giúp đỡ người mua như quy định ở điều A10

    Điều 6: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng
    1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không được đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới 12 % giá trị của hợp đồng bị vi phạm
    2. Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.

    Điều 7: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng
    1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung).
    2. Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa vụ tranh chấp ra tòa án.

    Điều 8: Hiệu lực của hợp đồng
    Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày 18/12/2011
    Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên A có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian địa điểm thanh lý.
    Hợp đồng này được làm thành 04 bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 02 bản.

    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]ĐẠI DIỆN BÊN A
    Ký tên


    Đóng dấu

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]ĐẠI DIỆN BÊN B
    Ký tên


    Đóng dấu

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]










































    III. Tổ chức thực hiện hợp đồng
    1. Mở L/C và Kiểm Tra L/C : ngân hàng muốn đăng ký : Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) VCB
    a. Mở L/C
    (1) Nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C:
    - Nguồn vốn thanh toán cho ngân hàng VCB được lấy từ nguồn vốn lưu động của công ty đã dự trữ từ trước.
    - Công ty thức hiện kí quỹ 100% lượng vốn của mình cho ngân hàng VCB

    (2)Đơn yêu cầu mở L/C:
    - Sau khi xem xét nguồn vốn Công ty căn cứ vào nội dung hợp đồng để làm đơn yêu cầu NH phát hành L/C. Công ty điền thủ tục vào mẫu in sẵn theo tiêu chuẩn của ICC và của Tổ chức SWIFT quốc tế.
    - Công ty xem xét kỹ nội dung của hợp đồng để đảm bảo khi đưa vào L/C không bị mâu thuẫn vì nếu có mâu thuẫn tức là Công ty vi phạm hợp đồng.
    - Sau khi hoàn chỉnh đơn yêu cầu phát hành L/C, Công ty xuất trình tại VCB các giấy tờ sau:
    · Thư yêu cầu phát hành L/C (theo Mẫu )
    · Một bản sao Hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng.
    · Một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu

    b. Kiểm Tra L/C
    - Sau khi nhận bộ chứng từ giao hàng từ phía ngân hàng Vietcombank, bao gồm một bản sao L/C , Công ty đã kiểm tra đối chiếu giữa nội dung L/C với đơn yêu cầu công ty đã nộp và các chứng từ nhận được trên các nội dung như :
    (1). Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C ( No of L/C, place and date of issuing)
    (2). Tên ngân hàng mở L/C ( opening bank; issuing bank) : ngân hàng Vietcombank,
    (3). Tên và địa chỉ ngân hàng thông báo ( advising bank), ngân hàng trả tiền ( negotiating bank or paying bank), ngân hàng xác nhận ( confirming bank)
    (4). Tên và địa chỉ người thụ hưởng ( beneficiary hoặc L/C có ghi In favour of .)
    (5). Tên và địa chỉ người mở L/C
    (6). Số tiền của L/C ( amount)
    (7). Loại L/C ( form of documentary credit)
    (8). Ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C
    (9). Thời hạn giao hàng ( shipment date or time of delivery)
    (10). Cách giao hàng
    (11). Cách vận tải
    (12). Phần mô tả hàng hoá ( Description of goods)
    (13). Các chứng từ thanh toán ( documents for payment)

    thì thấy rằng L/C hoàn toàn phù hợp với hợp đồng và với yêu cầu, nên không cần phải thông báo điều chỉnh hay sửa đổi gì với ngân hàng.

    2. Thu gom sản phẩm, đóng gói, kẻ ký mã hiệu trên bao bì sản phẩm
    a. Thu gom sản phẩm :
    - Hợp đồng thu gom được ký dựa trên số lượng trong hợp đồng đã ký kết. Vì là hợp đồng giao hàng một lần nên công ty tiến hành thu gom sản phẩm một lần.
    - Dựa vào căn cú số lượng hàng hóa, tính chất hàng hóa và chất lượng bao bì mà hợp đồng đã ký kết, công ty xác định được nhu cầu bao bì để có kế hoạch cung ứng bao bì cho đầy đủ và đúng thời điểm
    b. Đóng gói sản phẩm :
    - Tiến hành đóng goi kín và đảm bảo đúng kỹ thuật. Kể cả vật liệu dùng để chèn lót và việc chèn lót thêm cũng phải đảm bảo để thuận tiện và tối ưu trong bốc xếp hàng hóa
    c. Kẻ ký mã hiệu trên bao bì
    - Ký mã hiệu bao gồm : số, và vạch, qua đó cung cấp thông tin cần thiết cho sự nhận biết sản phẩm.
    - Nội dung của ký mã hiệu sẽ cho biết :
    · Sản phẩm xuất xứ từ đâu: Việt Nam có số hiêu là 893
    · Doanh Nghiệp sản xuất sản phẩm này
    · Mã Sản phẩm này















    3. Thực hiện thủ tục xin C/O
    GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HOÁ (C/O – CERTIFICATE OF ORIGIN): Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản do tổ chức có thẩm quyền thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên những qui định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
    C/O phải chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ hàng hoá: Giấy chứng nhận xuất xứ thì phải thể hiện được nội dung xuất xứ của hàng hoá, xuất xứ đó phải được xác định theo một Qui tắc xuất xứ cụ thể.
    Bước 1 : Trước khi chuẩn bị các chứng từ C/O, phải điền đầy đủ Bộ Hồ sơ Thương nhân và và nộp lại cho Bộ phận C/O, VCCI cùng với 1 bản sao của Giấy phép Đăng ký kinh doanh và 1 bản sao của Giấy Đăng ký Mã số thuế của DN ( nếu cần).

    HỒ SƠ DOANH NGHIỆP ĐỀ NGHỊ CẤP C/O
    MÃ SỐ DOANH NGHIỆP (nếu có): FR890
    1. Tên tiếng Việt : Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam
    2. Tên tiếng Anh : VietNam National Vegetable, Fruit & Agricultural Product Corporation.
    3. Tên viết tắt : VEGETEXCO VIET NAM

    4. Địa chỉ trụ sở chính: Số 02 Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

    5. Địa thoại: 043 852 058

    6. Fax: 043 852 962/ 852 335

    7. Email: [email protected]

    Website: www.vegetexcovn.com.vn
    6.Mã số thuế :043852668
    7. Giấy chứng nhận ĐKKD (hoặc giấy phép đầu tư) số: 567 ngày cấp: 1/10/2005
    8. Cơ quan cấp : Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hà Nội
    9. Vốn điều lệ: .100.000.000.000 VND
    10. Loại hình doanh nghiệp:
     Tư nhân ▪Cổ phần  Nhà nước
     Trách nhiệm hữu hạn  Liên doanh  Khác
    (Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ghi rõ % vốn góp của (các) bên nước ngoài)

    [TABLE]
    [TR]
    [TD](Trường hợp doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước ghi rõ % vốn góp của Nhà nước)
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    11. Ngành, nghề kinh doanh:
    - Xuất khẩu các loại rau quả, nông sản của Việt Nam sang các nước EU
    12. Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp: Bùi Minh Lý
    Mobile: 0915 667 668
    13. Cán bộ XNK (đầu mối liên hệ về C/O): Lê Anh Đức
    Mobile: 0917 889 000
    14. Là hội viên các Hiệp hội:
    - VCCI (nếu có) số giấy chứng nhận:
    Ngày cấp: / ./ .
    - Các hiệp hội khác (nếu có ghi rõ tên): .


    Đính kèm:
    · Đăng ký các cá nhân có thẩm quyền ký đơn đề nghị cấp C/O. Form C/O và các cá nhân được uỷ quyền tới liên hệ cấp C/O tại VCCI
    · Danh sách các cơ sở sản xuất hang xuất khẩu cho doanh nghiệp đề nghị cấp C/O tại VCCI

    Lập tại Tp. Hà Nội ngày 22/12 / 2012
    (Ký tên và đóng dấu)
    Bước 2 : Chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp C/O:
    + Đơn xin cấp C/O
    Điền đầy đủ các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của DN.

    [TABLE="width: 743"]
    [TR]
    [TD="colspan: 3"]1. Mã số thuế : 043852668[/TD]
    [TD="colspan: 6"]Số C/O: 4660[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 3"]Do sở kế hoạch và đầu tư tp.Hà Nội cấp[/TD]
    [TD="colspan: 3"]Số C/O rau quả: 11491[/TD]
    [TD="colspan: 3"][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 3"]2. Kính gửi: VCCI Tp. Hà Nội
    [/TD]
    [TD="colspan: 6"]3. ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O
    FORM VINAGICO[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 3"]4. Hình thức cấp (đánh (√) vào ô thích hợp)
    □ Cấp lần thứ nhất
    □ Cấp lần thứ hai Có trả lại C/O gốc [/TD]
    [TD="colspan: 6"]Lý do:
    Mở rộng đầu ra và thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]5. Bộ hồ sơ gồm có:
    - Đơn đề nghị cấp C/O □
    - Mẫu C/O
    - Tờ khai hải quan xuất khẩu □
    - TKHQ nhập khẩu nguyên liệu
    - Giấy phép xuất khẩu □[/TD]
    [TD]□

    [/TD]
    [TD="colspan: 5"]- Hợp đồng mua bán
    - Hóa đơn mua bán nguyên liệu trong nước □
    - Vận đơn đường biển
    - Vận đơn đường không □
    - Các chứng từ khác [/TD]
    [TD]□

    □[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 9"]6. Người xuất khẩu (tên tiếng Việt):Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam
    - Tên tiếng Anh: VietNam National Vegetable, Fruit & Agricultural Product Corporation
    - Địa chỉ: Số 02 Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
    - Điện thoại : 043 852 058
    - Fax: 043 852 962/ 852 335
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 9"]7. Người nhập khẩu/ Người mua (tên tiếng Việt): Tập đoàn American Fruit1
    - Tên tiếng Anh: American Fruit1
    - Địa chỉ: Avenue 14 U.S
    - Ðiện thoại: (1 -202) 9805395.
    - Fax: (1 -202) 980593.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]8. Tên hàng (tiếng Việt và tiếng Anh) [/TD]
    [TD="colspan: 3"]9. Mã HS
    (8 chữ số) [/TD]
    [TD]10. Số CAT [/TD]
    [TD="colspan: 2"]11. Số lượng [/TD]
    [TD="colspan: 2"]12. Trị giá [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]- Dứa lon
    - Dứa cô đặc
    - Nước dứa[/TD]
    [TD="colspan: 3"][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]13. Số/ngày Invoice: 30[/TD]
    [TD="colspan: 3"]14. Nước nhập: Mỹ[/TD]
    [TD]15. Số vận đơn:
    HN290
    Ngày: 23/12/2012 [/TD]
    [TD="colspan: 4"]16. Những khai báo khác:

    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    [TABLE="width: 775"]
    [TR]
    [TD]17. Ghi chú của Tổ chức cấp C/O:
    - Ngày cấp: 24/12/2011
    - Số 4572 -Lệ phí: 250.000 đ.
    - Người kiểm tra: Vũ Hà
    - Người nhập dữ liệu: Hà Linh
    - Người ký: Lê Anh
    - Người trả: Bùi Thu Trang
    - Đề nghị đóng: VCCI Tp. Hà Nội
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]· Correction
    · Issued
    · Duplicate
    · Dấu khác
    [/TD]
    [TD]


    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [TD]18. Đơn vị chúng tôi xin cam đoan lô hàng nói trên được khai báo chính xác, đúng sự thực và phù hợp với các quy định về xuất xứ hàng hóa hiện hành. Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời khai.
    Làm tại Việt Nam ngày 23 tháng 12 năm 2012
    (Ký tên, ghi rõ chức vụ và đóng dấu) [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    + Mẫu C/O: Tùy loại mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn cho DN mua mẫu C/O nào). C/O đã được khai gồm có 1 bản gốc và ít nhất 2 bản sao C/O để Tổ chức cấp C/O và Người xuất khẩu mỗi bên lưu một bản
    +(Hóa đơn thương mại): 1 bản gốc do DN phát hành.
    + Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: đã hoàn thành thủ tục hải quan (1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của Công ty, và dấu “Sao y bản chính”), trừ các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
    Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người xuất khẩu cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như:
    + Packing List: 1 bản gốc của doanh nghiệp.
    + Bill of Lading (Vận đơn): 1 bản sao có dấu đỏ,
    + Các giấy tờ khác: như Giấy phép xuất khẩu; Hợp đồng mua bán; Mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; hoặc các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm.
    [​IMG]



    4.Kiểm tra phẩm chất sản phẩm, kiểm tra vệ sinh hàng hoá.
    - Việc kiểm tra bao gồm : kiểm tra về chất lượng, kiểm tra số lượng Dứa đã đăng ký.
    - Việc kiểm tra tiến hành được thực hiện ở hai cấp:
    + Tại cơ sở sản xuất : do tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm ( cục an toàn thực phẩm) tiến hành, thủ trưởng đơn vị là người chịu trách nhiệm.
    + Tại cửa khẩu : căn cứ vào hợp đồng L/C.
    Kết quả : Lô sản phẩm của công ty sản xuất hàng Dứa hoàn toàn đảm bảo được chất lượng, đầy đủ về số lượng đúng như trong bản đăng ký.
    5.Làm thủ tục hải quan.
    Công ty sẽ tiến hành khai báo hải quan ở chi nhánh tại Hải Phòng, đến cơ quan Hải quan Hải Phòng để làm thủ tục hải quan. Đầu tiên công ty phải khai vào tờ khai hải quan với nội dung theo mẫu HQ/ 2002-XK màu xanh với nội dung bao gồm tên người hay đơn vị xuất khẩu, mã số thuế, phương tiện vận tải, số hiệu, ngày khởi hành, ngày đến, tên hàng, số lượng hàng, số lượng tờ khai phụ lục. Sau khi khai xong, nộp bộ hồ sơ cho cơ quan hải quan duyệt, xin đăng ký kiểm hóa và đăng ký xuất hàng.
    Bộ hồ sơ còn các bộ giấy tờ :
    + Tờ khai hai quan hàng hóa xuất khẩu
    + Hợp đồng ngoại và L/C
    + Hợp đồng mua bán hàng hóa
    + Hóa đơn thương mại
    Các chứng từ kèm theo
    + Phiếu đóng gói
    + Giấy chứng nhận xuất sứ của Bộ Thương Mại Việt Nam (Certificate of origin from A by the Chamber of Commerce of Viet Nam-C/O).
    + Giấy chứng nhận chất lượng của Việt Nam (Certificate of quality by Vinacontrol-C/Q).
    + Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm(Santinary certificate).
    [​IMG]

    [​IMG]

    6.Xin giấy phép xuất khẩu.
    Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam hoàn đáp ứng được các điều kiện để xin giấy phép xuất khẩu như:
    + Là doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
    + Có sở hữu ít nhất 1 cơ sở đóng hộp Dứa theo tiêu chuẩn ATTP Iso 9001:2009
    + Đã tham gia sản xuất và xuất khẩu rau quả và nông sản nhiều năm liên tục với lượng xuất khẩu lớn ra thị trường nước ngoài.

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]BỘ CÔNG THƯƠNG
    TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN VIỆT NAM
    [/TD]
    [TD]CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ------------------
    Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm2012[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP
    HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU DỨA

    Kính gửi: Bộ Công Thương
    1.-Tên công ty: Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam
    -Tên giao dịch quốc tế: VietNam National Vegetable, Fruit & Agricultural Product Corporation.
    -Tên viết tắt: VEGETEXCO VIET NAM
    -Địa chỉ trụ sở chính: Số 02 Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
    -Địa thoại: 043 852 058
    -Fax: 043 852 962/ 852 335
    -Email: [email protected]

    2. Mục đích, phạm vi hoạt động: kinh doanh xuất khẩu trực tiếp Dứa đóng lon đến các bang của Mỹ
    3. Cơ sở xin phép cam kết thực hiện đúng các quy định của Luật Xuất khẩu, Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất khẩu và các quy định pháp luật khác có liên quan.
    Kính đề nghị Bộ xem xét, cấp giấy phép hoạt động kinh doanh xuất khẩu Dứa
    Ghi chú: kèm theo đơn này:
    - Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản
    - Danh sách nhân lực làm công tác xuất nhập khẩu (kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ)

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]CHỦ TỊCH HĐQT
    (Ký tên, đóng dấu)

    Lê Minh Anh



    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]









    Người nộp thuế: Lê Văn Anh CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Số: 231/NT/ATP Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
    TP Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2012
    ĐĂNG KÝ CHI CỤC HẢI QUAN LÀM THỦ TỤC XUẤT KHẨU
    SẢN PHẨM SẢN XUẤT KINH DOANH
    Kính gửi: Chi cục hải quan Hải Phòng, thuộc cục hải quan Tỉnh Hải Phòng
    Tên doanh nghiệp: Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam
    Địa chỉ trụ sở chính: Địa chỉ trụ sở chính: Số 02 Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
    Mã số Doanh nghiệp: 000HD13714691
    Đã làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm Dứa đóng lon sang Mỹ tại chi cục hải quan Hải Phòng
    Theo hợp đồng xuất khẩu số 07/HĐ/XK, tờ khai xuất khẩu số: 02DH895512/JP
    Căn cứ quy định tại thông tư số 23/2009/TT_ BTC ngày 12/09/2009 của Bộ Tài Chính, để thuận lợi trong việc làm thủ tục hải quan đề nghị được làm thủ tục xuất khẩu SXXK tại chi cục hải quan Hải Phòng thuộc cục hải quan Hải Phòng
    Mặt hàng xuất khẩu: Các mặt hàng chế biến từ Dứa như: Dứa hộp, Dứa cô đặc, Nước dứa.
    Chủ tịch HĐQT
    ( ký, ghi rõ họ tên)
    Lê Minh Anh
    Ý kiến của chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu
    Căn cứ hướng dẫn tại thông tư số 56/2009/TT_ BTC ngày 25/12/2009 của Bộ tài chính, chi cục hải quan Hải Phòng thuộc cục hải quan Tỉnh Hải Phòng để làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm theo đăng ký trên đây của doanh nghiệp
    Hải Phòng, ngày 23 tháng 12 năm 2012
    Lãnh đạo chi cục
    7.Nộp thuế.
    Theo BIỂU THUẾ XUẤT KHẨU THEO DANH MỤC NHÓM HÀNG CHỊU THUẾ VÀ KHUNG THUẾ SUẤT ĐỐI VỚI TỪNG NHÓM HÀNG (Ban hành kèm theo Nghị quyết 710/2008/UBTVQH12).
    - Công ty tính toán mức tiền với thuế xuất nhà nước quy định, và đến Chi cục thuế tại địa phương để nộp khoản thuế đó.
    TỜ KHAI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU - NHẬP KHẨU TẠI CHỖ HQ/2010-TC

    Ban hành kèm theo Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính.
    HẢI QUAN VIỆT NAM
    TỜ KHAI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU-NHẬP KHẨU TẠI CHỖ (Bản lưu Hải quan) HQ/2011-TC
    [TABLE="width: 1025"]
    [TR]
    [TD="colspan: 27"]A.PHẦN KÊ KHAI VÀ TÍNH THUẾ CỦA NGƯỜI XUẤT KHẨU, NGƯỜI NHẬP KHẨU[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 8"]1.Người xuất khẩu tại chỗ
    [/TD]
    [TD="colspan: 12"]Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam[/TD]
    [TD="colspan: 2"]5. Loại hình XK:
    SXXK
    GC
    [/TD]
    [TD="colspan: 3"]6.Giấy phép XK:
    Số:
    Ngày:
    Ngày hết hạn:[/TD]
    [TD="colspan: 2"]7.Hợp đồng XK:
    Số:
    Ngày:
    Ngày hết hạn:[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 20"] [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 8"] 2.Người nhập khẩu tại chỗ:[/TD]
    [TD="colspan: 12"]American Fruit1[/TD]
    [TD="colspan: 2"]8. Loại hình NK:
    SXXK
    GC
    [/TD]
    [TD="colspan: 3"]9.Giấy phép NK:
    Số:
    Ngày:
    Ngày hết hạn:[/TD]
    [TD="colspan: 2"]10.Hợp đồng NK:
    Số:
    Ngày:
    Ngày hết hạn:[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 20"][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 20"]3.Người chỉ định giao hàng:
    [/TD]
    [TD="colspan: 2"]11. Địa điểm
    giao hàng:
    [/TD]
    [TD="colspan: 3"]12.Hoá đơn VAT
    Số:
    Ngày: [/TD]
    [TD="colspan: 2"]13. Hoá đơn
    thương mại NK:
    Số:
    Ngày:[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 6"]4.Người làm thủ tục hải quan: [/TD]
    [TD][/TD]
    [TD="colspan: 15"]14.Phương thức [/TD]
    [TD="colspan: 5"]15. Đồng tiền thanh toán: [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 15"][/TD]
    [TD="colspan: 7"]thanh toán:
    - Hàng XK:
    - Hàng NK:[/TD]
    [TD="colspan: 5"]- Hàng XK: .Tỷ giá: .
    - Hàng NK: .Tỷ giá: [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Số
    TT[/TD]
    [TD="colspan: 2"]16.Tên hàng
    Quy cách phẩm chất[/TD]
    [TD="colspan: 9"]17.Mã số
    hàng hoá [/TD]
    [TD="colspan: 3"]18.Đơn
    vị tính[/TD]
    [TD="colspan: 7"]19. Lượng[/TD]
    [TD="colspan: 5"]Tính thuế của người NK[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]20. Đơn giá
    nguyên tệ[/TD]
    [TD="colspan: 3"]21. Trị giá
    nguyên tệ[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1[/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 9"][/TD]
    [TD="colspan: 3"][/TD]
    [TD="colspan: 7"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 3"][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2[/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 9"][/TD]
    [TD="colspan: 3"][/TD]
    [TD="colspan: 7"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 3"][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3[/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 9"][/TD]
    [TD="colspan: 3"][/TD]
    [TD="colspan: 7"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 3"][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4[/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 9"][/TD]
    [TD="colspan: 3"][/TD]
    [TD="colspan: 7"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 3"][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5[/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 9"][/TD]
    [TD="colspan: 3"][/TD]
    [TD="colspan: 7"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 3"][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6[/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 9"][/TD]
    [TD="colspan: 3"][/TD]
    [TD="colspan: 7"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 3"][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]7[/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 9"][/TD]
    [TD="colspan: 3"][/TD]
    [TD="colspan: 7"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 3"][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Số
    TT[/TD]
    [TD="colspan: 11"]22.Thuế nhập khẩu[/TD]
    [TD="colspan: 12"]23.Thuế GTGT (hoặc TTĐB)[/TD]
    [TD="colspan: 3"]24.Thu khác[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thuế suất (%)[/TD]
    [TD="colspan: 8"]Trị giá tính thuế (VNĐ)[/TD]
    [TD="colspan: 2"]Tiền thuế[/TD]
    [TD="colspan: 3"]Thuế suất (%)[/TD]
    [TD="colspan: 8"]Trị giá tính thuế
    (VNĐ)[/TD]
    [TD]Tiền thuế[/TD]
    [TD="colspan: 2"]Tỷ lệ
    (%)[/TD]
    [TD]Số tiền[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD="colspan: 8"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 3"][/TD]
    [TD="colspan: 8"][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD="colspan: 8"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 3"][/TD]
    [TD="colspan: 8"][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 10"]Cộng: [/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 11"][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD="colspan: 3"][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 27"]25.Tổng số tiền thuế và thu khác (ô 22+23+24): Bằng số:
    Bằng chữ: .[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 13"]26. Chứng từ xuất khẩu kèm theo: Bản chính Bản sao
    - Hợp đồng thương mại:
    - Giấy phép:
    - Hoá đơn VAT: [/TD]
    [TD="colspan: 14"]27.Chứng từ nhập khẩu kèm theo: Bản chính Bản sao
    - Hợp đồng thuơng mại:
    - Giấy phép:
    - Hoá đơn thương mại [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 13"]28.Người xuất khẩu tại chỗ: Cam kết đã giao đúng, đủ các sản phẩm kê khai trên tờ khai này và chịu trách nhiệm về nội dung khai trên tờ khai này.
    Ngày .tháng .năm .


    (ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)[/TD]
    [TD="colspan: 14"]29.Người nhập khẩu tại chỗ: Cam kết đã nhận đúng, đủ các sản phẩm và chịu trách nhiệm về nội dung kê khai tính thuế trên tờ khai này.
    Ngày .tháng .năm .


    (ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 27"]B- PHẦN DÀNH CHO HẢI QUAN LÀM THỦ TỤC NHẬP KHẨU[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 8"]Tổng cục Hải quan
    Cục Hải quan: .
    Chi cục Hải quan: [/TD]
    [TD="colspan: 15"]Tờ khai số: ./NK/ -TC./ .
    Ngày đăng ký: .
    Số lượng phụ lục tờ khai: .[/TD]
    [TD="colspan: 4"]Công chức đăng ký (ký, đóng dấu số hiệu công chức)[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 27"]I - Phần Hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 27"]30. Phần ghi kết quả kiểm tra của Hải quan
    Người quyết định hình thức kiểm tra: (ký, đóng dấu số hiệu công chức)
    Hình thức kiểm tra: Miễn kiểm tra Kiểm tra xác suất. Tỷ lệ: % Kiểm tra toàn bộ
    Địa điểm kiểm tra: Thời gian kiểm tra: Từ giờ . , ngày Đến: .giờ , ngày
    Kết quả kiểm tra:
    .[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 16"]31. Đại diện doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ (ký, ghi rõ họ tên)[/TD]
    [TD="colspan: 11"]32. Công chức kiểm tra thực tế hàng hoá (ký, đóng dấu số hiệu công chức)

    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 27"]II- Phần Hải quan kiểm tra tính thuế[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Số TT[/TD]
    [TD="colspan: 5"]33.Mã số hàng hoá[/TD]
    [TD="colspan: 8"]34.Lượng
    [/TD]
    [TD="colspan: 4"]35.Đơn giá
    tính thuế[/TD]
    [TD="colspan: 9"]36.Tiền thuế nhập khẩu[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 4"]Trị giá tính thuế
    (VNĐ)[/TD]
    [TD="colspan: 2"]Thuế suất
    (%)[/TD]
    [TD="colspan: 3"]Tiền thuế[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1[/TD]
    [TD="colspan: 5"][/TD]
    [TD="colspan: 8"][/TD]
    [TD="colspan: 4"][/TD]
    [TD="colspan: 4"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 3"][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2[/TD]
    [TD="colspan: 5"][/TD]
    [TD="colspan: 8"][/TD]
    [TD="colspan: 4"][/TD]
    [TD="colspan: 4"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 3"][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]SốTT[/TD]
    [TD="colspan: 17"]37. Tiền thuế GTGT (hoặc TTĐB)[/TD]
    [TD="colspan: 4"]38.Thu khác[/TD]
    [TD="colspan: 5"]39. Tổng số tiền phải điều chỉnh sau khi kiểm tra (Tăng/Giảm):[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 3"]Trị giá tính thuế
    (VNĐ)[/TD]
    [TD="colspan: 10"]Thuế
    suất (%)[/TD]
    [TD="colspan: 4"]Tiền thuế[/TD]
    [TD="colspan: 3"]Tỷ lệ (%)[/TD]
    [TD]Số tiền[/TD]
    [TD="colspan: 5"]Bằng số: .
    Bằng chữ: [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1[/TD]
    [TD="colspan: 3"][/TD]
    [TD="colspan: 10"][/TD]
    [TD="colspan: 4"][/TD]
    [TD="colspan: 3"][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2[/TD]
    [TD="colspan: 3"][/TD]
    [TD="colspan: 10"][/TD]
    [TD="colspan: 4"][/TD]
    [TD="colspan: 3"][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD="colspan: 5"][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 27"]40.Tổng số thuế và thu khác phải nộp (ô 25+36): Bằng chữ : .
    Thông báo thuế/Biên lai thu thuế số: Ngày [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 27"]41.Lệ phí hải quan: Bằng chữ:
    Biên lai thu lệ phí số: Ngày : .[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 9"]42.Công chức kiểm tra thuê (Ký, ghi rõ, ngày, tháng, năm, đóng dấu số hiệu công chức)


    [/TD]
    [TD="colspan: 10"]43.Ghi chép khác của hải quan[/TD]
    [TD="colspan: 8"]44. Xác nhận đã làm thủ tục hải quan (ký, đóng dấu số hiệu công chức)


    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 27"]C. PHẦN DÀNH CHO HẢI QUAN LÀM THỦ TỤC XUẤT KHẨU[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 5"]Tổng cục Hải quan
    Cục Hải quan: .
    Chi cục Hải quan: .[/TD]
    [TD="colspan: 12"]Tờ khai số: /XK/ . -TC/ .
    Ngày đăng ký:
    Số lượng phụ lục tờ khai: . [/TD]
    [TD="colspan: 10"]Công chức đăng ký (ký, đóng dấu số hiệu công chức)
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 27"]45.Lệ phí hải quan: .Bằng chữ : .
    Biên lai thu lệ phí số: Ngày: .[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 11"]46.Ghi chép khác của hải quan
    [/TD]
    [TD="colspan: 16"]47.Xác nhận đã làm thủ tục hải quan (ký, đóng dấu số hiệu công chức)

    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]








    PHỤ LỤC TỜ KHAI XUẤT KHẨU-NHẬP KHẨU TẠI CHỖ
    (Bản lưu Hải quan)
    Phụ lục số:
    Kèm tờ khai số ./NK/ .TC/ .Ngày . PLTKHQ/2010-TC

    [TABLE="width: 986"]
    [TR]
    [TD="colspan: 19"]A. PHÀN KÊ KHAI VÀ TÍNH THUẾ CỦA NGƯỜI XUẤT KHẨU, NGƯỜI NHẬP KHẢU[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Số TT[/TD]
    [TD]16.Tên hàng.
    Quy cách phẩm chất[/TD]
    [TD="colspan: 2"]17.Mã số hàng hoá[/TD]
    [TD="colspan: 2"]18. Đơn vị tính[/TD]
    [TD="colspan: 2"]19. Lượng[/TD]
    [TD]20. Đơn giá nguyên tệ[/TD]
    [TD="colspan: 10"]21.Trị giá nguyên tệ[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]01[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD="colspan: 10"][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]02[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD="colspan: 10"][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD="colspan: 3"]22.Thuế nhập khẩu[/TD]
    [TD="colspan: 5"]23. Thuế GTGT
    (hoặc thuế TTĐB)[/TD]
    [TD="colspan: 10"]24. Thu khác[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Số TT[/TD]
    [TD]Thuế suất
    (%)[/TD]
    [TD="colspan: 2"]Trị giá tính thuế
    (VND)[/TD]
    [TD="colspan: 2"]Tiền thuế[/TD]
    [TD="colspan: 2"]Thuế suất
    (%)[/TD]
    [TD]Trị giá tính thuế
    (VND)[/TD]
    [TD="colspan: 2"]Tiền thuế[/TD]
    [TD="colspan: 4"]Tỷ lệ (%)[/TD]
    [TD="colspan: 4"]Số tiền[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]01[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 4"][/TD]
    [TD="colspan: 4"][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]02[/TD]
    [TD][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 4"][/TD]
    [TD="colspan: 4"][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 4"]Cộng[/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 3"][/TD]
    [TD="colspan: 4"][/TD]
    [TD="colspan: 6"][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 6"]28.Người xuất khẩu tại chỗ cam kết đã giao đúng, đủ sản phẩm kê khai trên phụ lục tờ khai này.

    (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
    [/TD]
    [TD="colspan: 13"]29.Người nhập khẩu tại chỗ cam kết đã nhận đúng, đủ sản phẩm và chịu trách nhiệm về nội dung kê khai, tính thuế trên phụ lục tờ khai này.
    (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD="colspan: 5"][/TD]
    [TD="colspan: 3"][/TD]
    [TD="colspan: 7"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Số
    TT[/TD]
    [TD="colspan: 5"]33.Mã số hàng hoá[/TD]
    [TD="colspan: 3"]34. Lượng[/TD]
    [TD="colspan: 7"]35. Đơn giá tính thuế[/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]01[/TD]
    [TD="colspan: 5"][/TD]
    [TD="colspan: 3"][/TD]
    [TD="colspan: 7"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]02[/TD]
    [TD="colspan: 5"][/TD]
    [TD="colspan: 3"][/TD]
    [TD="colspan: 7"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD="colspan: 5"]36. Tiền thuế nhập khẩu[/TD]
    [TD="colspan: 3"]37. Tiền thuế GTGT (hoặc TTĐB)[/TD]
    [TD="colspan: 10"]38. Thu khác[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]số
    TT[/TD]
    [TD="colspan: 2"]Trị giá tính thuế
    (VND)[/TD]
    [TD="colspan: 2"]Thuế suất
    (%)[/TD]
    [TD="colspan: 2"]Tiền thuế[/TD]
    [TD="colspan: 2"]Trị giá tính thuế
    (VND)[/TD]
    [TD]Thuế suất
    (%)[/TD]
    [TD="colspan: 2"]Tiền thuế[/TD]
    [TD="colspan: 2"]Tỷ lệ (%)[/TD]
    [TD="colspan: 2"]Số tiền[/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]01[/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]02[/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD="colspan: 2"][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 17"]42.Cán bộ kiểm tra thuế (ký, ghi rõ ngày, tháng, năm, đóng dấu số hiệu công chức) [/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    8.Thanh toán.
    Phương thức thanh toán : thư tín dụng chứng từ (L/C) và phương thức chuyển tiền qua ngân hàng Vietcombank.
    -Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam thực hiện thanh toán theo Phương thức nhờ thu.
    -Tổng công ty sau khi hoàn thành nhiệm vụ xuất chuyển hàng hoá cho tập đoàn American phân phối Dứa lon tại các siêu thị ở Mỹ thì uỷ thác cho ngân hàng Vietcombank thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.
    -Các thành phần chủ yếu tham gia phương thức thanh toán này như sau:
    - Người xuất khẩu
    - Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu
    - Ngân hàng đại lý của ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (đó là ngân hàng quốc gia của người nhập khẩu)
    - Người nhập khẩu
    Phương thức nhờ thu được Tổng công ty áp dụng là nhờ thu kèm chứng từ
    - Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu, không những chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá, gửi kèm theo với điều kiện là người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn, thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hoá để đi nhận hàng.
    Theo phương thức này ngân hàng không chỉ là người thu hộ tiền mà còn là người khống chế bộ chứng từ hàng hoá. Với cách khống chế này quyền lợi của người xuất khẩu được đảm bảo hơn.






    LỜI KẾT
    Hoạt động kinh doanh quốc tế tạo điều kiện cho Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam tham gia chủ động và tích cực vào sự phân công lao động quốc tế và sự trao đổi mậu dịch quốc tế làm cho nền kinh tế quốc gia trở thành một hệ thống mở, tạo cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, biến nền kinh tế thế giới thành nơi cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ các yếu tố đầu ra cho nền kinh tế quốc gia trong hệ thống kinh tế quốc tế. Đồng thời tham gia vào thị trường Mỹ nói riêng và thị trường thế giới nói chung còn giúp cho Tổng công ty khai thác triệt để các lợi thế so sánh của mình, đạt quy mô tối ưu cho mỗi ngành sản xuất, tạo điều kiện xây dựng các ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, thúc đẩy việc khai thác các nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu, trao đổi và ứng dụng nhanh chóng vào các công nghệ mới, thu hút vốn đầu tư bên ngoài, nâng cao tốc độ tăng trưởng và hiệu quả của nền kinh tế quốc dân.
    Là những sinh viên năm cuối, với những gì đã tích lũy được, em mong muốn sẽ được góp sức mình vào sự phát triển của đất nước, phấn đấu trở thành công dân có ích cho xã hôi.
    Em mong Thầy tạo điều kiện giúp đỡ để em có kết quả tốt cho môn học này.
    Một lần nữa, em chúc Thầy cùng gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc Thầy luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, thành công trong sự nghiệp giảng dạy!
    Download
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...