Tiểu Luận Thực địa kinh tế - xã hôi Hà Nội-Quế Võ (Bắc Ninh) đường 18-Sao Đỏ (Hải Dương)-Uông Bí-Hạ Long-Quảng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục


    LỜI NÓI ĐẦU 2
    Phần I: MỞ ĐẦU 3
    1. Vị trí địa lý. 5
    B. KT-XH 8
    1. Dân cư và nguồn lao động. 8
    Chương II: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUẢNG NINH . 10
    ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CHUNG 10
    CÁC NGÀNH KINH TẾ 11
    Công nghiệp than. 11
    Tiềm năng phát triển khai thác than. 11
    Chương III: CÁT BÀ (HẢI PHÒNG) 26
    Đôi nét về Cát Bà (HP) 26
    Chương IV:VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH QUẢNG NINH VÀ CÁT BÀ. 29
    Tỉnh Quảng Ninh. 29

    Phần I: MỞ ĐẦU
    Nhằm thực hiện tốt phương châm “học đi đôi với hành” khoa địa lý trường ĐHSPHN đã thường xuyên tổ chức chuyến thực địa ngắn ngày hoặc dài ngày. Trong đó chuyến thực địa KT-XH tại địa bàn Quảng Ninh-Hải Phòng đây là chuyến thực địa dài ngày cuối cùng của SV K57. Cũng như các chuyến thực địa các năm trước, thông qua đó SV đã có dịp kiểm chứng, bổ sung, củng cố những kiến thức trong giáo trình, lấy thực tế để kiểm nghiệm được lý thuyết. Ngoài ra SV còn được tìm hiểu những đặc trưng cơ bản về kinh tế của Quảng Ninh, Hải Phòng nói chung, và từng ngành kinh tế nói riêng như công nghiệp than, thủy sản, du lịch của tỉnh. Qua đó SV biết cách phân tích, đánh giá tổng hợp tình hình KT-XH của Quảng Ninh, và sự phát triển KT của Hải Phòng. Từ đó SV có thể rút ra sự phát triển KT ở đó có thể áp dụng cho sự phát triển ở địa phương khác hay không. Đánh giá sự tác động của việc phát triển KT đến tài nguyên môi trường từ đó đề ra các biện pháp nhằm phát triển KT một cách bền vững.
    I. Mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ của thực địa KT-XH
    1. Mục đích chuyến thực địa:
    - Củng cố, bổ sung, nâng cao kiến thức đã học.
    - Rèn luyện kỹ năng thu thập tài liệu, xử lý thông tin, đánh giá nguồn lực, hiện trạng và hướng phát triển cho tương lai của tỉnh Quảng Ninh và huyện đảo Cát Bà.
    - Chỉ rõ mối quan hệ khăng khít giữa thành phần tự nhiên và KT-XH, tác động của chúng với nhau trong một không gian nhất định.
    - Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng KT-XH nhằm củng cố các kỹ năng phân tích tổng hợp một cách khách quan.
    2. Ý nghĩa
    Thông qua chuyến thực địa KT-XH của K57 đã giúp SV hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam, từ đó có ý thức khai thác cũng như sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
    3. Nhiệm vụ
    - Tìm hiểu tình hình KT-XH của Quảng Ninh, Cát Bà.
    - Tìm hiểu các ngành: Công nghiệp than, thủy sản và du lịch.
    - Đánh giá, ảnh hưởng của các ngành sản xuất tới môi trường xung quanh.
    4. Sản phẩm
    Hoàn thành bài báo cáo thực địa
    II. Lộ trình và địa bàn thực địa
    1. Lộ trình
    Hà Nội-Quế Võ (Bắc Ninh) đường 18-Sao Đỏ (Hải Dương)-Uông Bí-Hạ Long-Cẩm Phả-Cát Bà
    2. Điểm nghiên cứu
    - Thị xã Cẩm Phả: Mỏ than Cao Sơn, mỏ than thống nhất, công ty tuyển than Cửa Ông, cảng Cửa Ông, đền Cửa Ông.
    - Huyện đảo Vân Đồn: Chùa Cái Bầu, cảng Cái Rồng, chợ Cái Rồng.
    - Thành phố Hạ Long, Vịnh Hạ Long, động Thiên Cung, hang Đồ Gỗ, cảng Cái Lân, đảo Tuần Châu
    - Cát Bà: Vườn quốc gia Cát Bà.
    III. Thời gian thực địa
    - Kéo dài từ ngày 20/10-02/11
    - Chuẩn bị từ ngày 20/10-22/10
    - Thời gian tiến hành thực địa từ ngày 23/10-29/10
    - Thời gian viết báo cáo 30/10-02/11
    IV. Phương pháp nghiên cứu
    1. Điều tra thực địa
    2. Sử dụng biểu đồ
    3. Phân tích đánh giá tổng hợp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...