Chuyên Đề Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong điều kiện tham gia WTO

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong điều kiện tham gia WTO

    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 2%"]
    [/TD]
    [TD="width: 96%"]MỞ ĐẦU

    I. Tính tất yếu của đề tài nghiên cứu
    Với dân số là 127,46 triệu người và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2006 đạt 5,04 tỷ đôla (tốc độ tăng trưởng năm 2006 là 2,1%), Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nhật Bản có sức mua lớn, nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng của Nhật Bản (trong đó có đồ gỗ) đang ngày càng gia tăng cùng với xu hướng phục hồi nền kinh tế của Nhật Bản hiện nay. Nhu cầu tiêu dùng của Nhật Bản mở ra nhiều triển vọng mới cho các nước xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật trong đó có Việt Nam. Hiện nay Nhật Bản là nước nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Hoa Kỳ). Hàng năm Nhật Bản nhập khẩu khối lượng hàng hoá trị giá khoảng 400 tỷ USD, trong đó nhập khẩu từ Việt Nam khoảng 2,9 tỷ USD.
    Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam từ nhiều năm nay chỉ có dầu thô, dệt may, thuỷ sản Vài năm gần đây, sản phẩm gỗ cũng được coi là một mặt hàng xuất khẩu chính, giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam và là một trong 6 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu rất cao. Hơn thế, thị phần đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản đã tăng từ vị trí thứ tư năm 2004 lên vị trí thứ hai năm 2006 chỉ sau Trung Quốc, hiện đang chiếm trên 8% thị phần nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản và đang có xu hướng tăng hơn nữa. Với nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ đạt khảng 2,2 tỷ USD/năm của người Nhật Bản, sản phẩm gỗ là một mặt hàng có triển vọng rất lớn để tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản năm 2006 và những năm sau nữa.
    Tuy nhiên, trong điều kiện toàn cầu hoá và quốc tế hoá đời sống kinh tế ngày càng sâu sắc hiện nay, đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cạnh tranh xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nói riêng ngày càng gay gắt. Những sản phẩm Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang Nhật Bản cũng là những sản phẩm mà nhiều nước và khu vực khác trên thế giới nhất là các nước ASEAN và Trung Quốc có điều kiện lợi thế để xuất khẩu sang thị trường này. Đó là chúng ta còn chưa nói tới những khó khăn xuất phát từ đặc điểm thị trường Nhật Bản - một thị trường đòi hỏi khắt khe đối với hàng hoá nhập khẩu và có các rào cản thương mại phức tạp vào bậc nhất trên thế giới.
    Nghiên cứu và tìm ra giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản là hết sức cần thiết. Thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường thế giới nói chung và thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản nói riêng mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá, cho nền kinh tế đất nước, cho đời sống nhân dân. Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu và nhiệm vụ đề ra trong chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam thời kỳ từ nay đến năm 2020.
    Vì vậy tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong điều kiện tham gia WTO” với mục đích góp phần làm phát triển hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản nói riêng và đẩy mạnh hoạt động thương mại của Việt Nam nói chung để phát triển nền kinh tế đất nước.
    Trước đề tài này, đã có luận văn tốt nghiệp của sinh viên Hoàng Thị Phong lớp Kinh tế quốc tế 44 nghiên cứu về “Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản”, đề tài đó mới chỉ dừng lại nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ bao gồm đồ gốm, đồ gỗ, đồ sứ, mây tre đan. Hàng thủ công mỹ nghệ bằng gỗ chỉ là một trong các mặt hàng thuộc sản phẩm gỗ. Hơn thế, đề tài này nghiên cứu hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản trong điều kiện Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
    II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    - Mục đích nghiên cứu của đề tài là giúp Nhà nước và các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản nói riêng và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam nói chung tăng cường hoạt động xuất khẩu sản phẩm, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và phát triển kinh tế đất nước.
    - Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Một là, làm rõ đặc điểm và xu hướng nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản;
    Hai là, thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản từ năm 1999 đến năm 2006;
    Ba là, làm rõ cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản trong điều kiện Việt Nam tham gia WTO;
    Bốn là, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản trong điều kiện Việt Nam tham gia WTO.
    III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Nhưng phạm vi nghiên cứu của đề tài là chỉ nghiên cứu hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ năm 1999 đến năm 2006.
    IV. Phương pháp nghiên cứu:
    Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong khoa học xã hội bao gồm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp phân tích và tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá, lôgíc và lịch sử, tổng kết thực tiễn.
    V. Kết cấu của đề tài:
    Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng hình, danh mục các từ viết tắt bài viết gồm có ba chương:
    - Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu và sự cần thiết thúc đẩy xuất khẩu gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong điều kiện tham gia WTO.
    - Chương 2. Thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ năm 1999 đến năm 2006 – trong điều kiện tham gia WTO.
    - Chương 3. Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản trong điều kiện tham gia WTO từ năm 2007 đến năm 2020.
    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CẢM ƠN
    LỜI CAM ĐOAN
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ 4
    XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG ĐIỀU KIỆN THAM GIA WTO 4

    1.1. Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu 4
    1.1.1. Khái niệm, hình thức và vai trò của xuất khẩu 4
    1.1.1.1. Khái niệm xuất khẩu 4
    1.1.1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 4
    1.1.1.3. Vai trò của xuất khẩu 6
    1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu 6
    1.1.2.1. Hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước 6
    1.1.2.2. Các yếu tố đầu vào sản xuất, nguyên liệu, vốn, lao động 7
    1.1.2.3. Tỷ giá hối đoái 7
    1.1.2.4. Sức cạnh tranh hàng hoá 7
    1.1.2.5. Nhu cầu của thị trường nước ngoài 8
    1.1.2.6. Yếu tố khác 8
    1.2. Khái quát nền kinh tế Nhật Bản và Chính sách nhập khẩu hàng hoá của Nhật Bản, hệ thống phân phối hàng hoá tại Nhật Bản 9
    1.2.1. Khái quát nền kinh tế Nhật Bản 9
    1.2.2. Chính sách nhập khẩu hàng hoá của Nhật Bản 12
    1.2.3. Hệ thống phân phối hàng hoá tại Nhật Bản 19
    1.3. Các quy định pháp lý của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đối với sản phẩm gỗ của Việt Nam ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm gỗ 22
    1.4. Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản 23
    1.4.1. Những lợi ích của việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 23
    1.4.2. Nhu cầu và thị hiếu về sản phẩm gỗ của người tiêu dùng Nhật Bản, các quy định về nhập khẩu sản phẩm gỗ, nguồn nhập khấu sản phẩm gỗ của Nhật Bản 24
    1.4.2.1. Nhu cầu và thị hiếu về sản phẩm gỗ của người tiêu dùng Nhật Bản 24
    1.4.2.2. Các quy định về việc nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản 26
    1.4.2.3. Nguồn nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản 28
    1.4.3. Những điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 29
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2006 TRONG ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP WTO 31
    2.1. Tình hình xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Nhật Bản 31
    2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường Nhật Bản 31
    2.1.2 Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu 34
    2.1.3 Đánh giá chung về xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Nhật Bản 38
    2.1.3.1 Những thành quả đạt được khi xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Nhật Bản 38
    2.1.3.2 Những hạn chế vể xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Nhật Bản 38
    2.2. Tổng quan về sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam 39
    2.2.1. Khái quát tình hình sản xuất gỗ của Việt Nam 39
    2.2.2. Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam 42
    2.3. Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản từ năm 1999 đến năm 2006 45
    2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản 45
    2.3.2. Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt nam sang Nhật Bản 48
    2.4. Đánh giá thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản 56
    2.4.1. Những thành tựu đạt được 56
    2.4.2. Những hạn chế 58
    2.4.2.1. Hạn chế từ phía Nhà nước 58
    2.4.2.2. Hạn chế từ phía các doanh nghiệp 64
    2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 67
    CHƯƠNG 3. KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA MỘT SỐ NƯỚC, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2020 69
    3.1. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗ của một số quốc gia 69
    3.1.1. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗ của Trung Quốc 69
    3.1.2. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗ của Malaysia 74
    3.1.3. Kinh nghiệm của Inđônêxia 77
    3.2. Phương hướng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản 80
    3.2.1. Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2020 80
    3.2.1.1. Phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ 80
    3.2.1.2. Định hướng cụ thể về thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ 81
    3.2.2. Định hướng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản đến năm 2020 83
    3.3. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản trong điều kiện tham gia WTO 87
    3.3.1. Giải pháp đối với Nhà nước 87
    3.3.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý và thực hiện các quy định cam kết song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản 87
    3.3.1.2. Nhà nước cần quy hoạch và xây dựng chiến lược trong thu hút đầu tư nước ngoài 88
    3.3.1.3. Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn cần thiết với chi phí vốn cạnh tranh. 89
    3.3.1.4. Quy hoạch kế hoạch pháp triển nguồn nguyên liệu cho sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 90
    3.3.1.5. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ đối với thị trường Nhật Bản 94
    3.3.1.6. Giải pháp về khuyến khích hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực 96
    3.3.2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp 98
    3.3.2.1. Cần nghiên cứu kỹ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản và các đặc điểm tiêu dùng của họ. 98
    3.3.2.2. Cần có sự định vị chính xác về sản phẩm của doanh nghiệp sang thị trường Nhật Bản 98
    3.3.2.3. Cần tiến hành hoạt động xúc tiến tổng hợp 99
    3.3.2.4. Xây dựng kế hoạch, chiến lược sản xuất, phương thức kinh doanh linh hoạt, phù hợp với yêu cầu thực tiễn 99
    3.3.2.5. Đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu và tăng cường quảng bá sản phẩm 101
    3.3.2.6. Doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, đào tạo công nhân lành nghề. 102
    3.3.2.7. Xây dựng văn hóa trong kinh doanh xuất khẩu sang Nhật Bản 103
    KẾT LUẬN 105
    DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...