Luận Văn Thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 1/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN DÀI 112 TRANG
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Trong Đề án phát triển xuất khẩu 2006-2010 đã đánh giá mặt hàng rau quả là một trong những mặt hàng nông sản có tiềm năng phát triển xuất khẩu rất lớn của Việt Nam. Xuất khẩu rau quả thường đem lại giá trị cao gấp nhiều lần so với các mặt hàng nông sản khác. Hiện nay, mặt hàng rau quả Việt Nam đã có mặt trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập trung chủ yếu ở những quốc gia trong khu vực, và trong tương lai sẽ được mở rộng ra nhiều quốc gia khác có vị trí địa lý cách xa Việt Nam như: Mỹ, EU Việc phát triển mặt hàng xuất khẩu rau quả đang được Nhà nước, các cấp, các ngành và doanh nghiệp đặc biệt quan tâm bởi giá trị kinh tế cũng như tiềm năng phát triển xuất khẩu rất lớn của mặt hàng này.
    Một trong những thị trường xuất khẩu được coi là chiến lược đối với mặt hàng rau quả của Việt Nam trong thời gian gần đây là thị trường Nhật Bản. Đây là thị trường được đánh giá là có nhu cầu tiêu thụ rau quả lớn nhất thế giới, hàng năm tiêu dùng khoảng 16 triệu tấn rau quả các loại. Tuy nhiên, thị phần rau quả xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường này lại rất nhỏ bé, chỉ khoảng 0,5% và đứng thứ 21 trong các nước xuất khẩu vào thị trường này. Mặt khác, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Như vậy, có thể thấy rằng tiềm năng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường này còn rất lớn.
    Tuy là một thị trường xuất khẩu rau quả rất hấp dẫn nhưng Nhật Bản cũng là một thị trường rất khó tính với hàng rào tiêu chuẩn kĩ thuật rất phức tạp và khắt khe. Những tiêu chuẩn này hiện đang là một rào cản rất lớn đối với rau quả Việt Nam khi xâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Bên cạnh những khó khăn về hệ thống tiêu chuẩn của Nhật Bản, mặt hàng rau quả Việt Nam còn phải đối mặt với những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới đang diễn ra trong thời gian gần đây. Để có cái nhìn khái quát về thực trạng xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong thời gian qua, đồng thời giúp cho doanh nghiệp có thêm thông tin, giải pháp cụ thể để thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng rau quả trên thị trường thế giới nói chung, thị trường Nhật Bản nói riêng, em quyết định chọn đề tài: “Thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Từ việc phân tích những đặc điểm của thị trường rau quả Nhật Bản và tình hình xuất khẩu rau quả của Viêt Nam sang thị trường này, chỉ ra những thành công đạt được, cũng như những hạn chế của xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam. Từ đó đưa ra những giải pháp cần thiết nhằm thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới (đến năm 2015).
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam
    - Phạm vi nghiên cứu :
    ã Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng rau quả chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ năm 2001 đến nay
    ã Đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đến năm 2015
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch để giải quyết vấn đề đặt ra.
    5. Kết cấu đề tài: Đề tài gồm 3 chương cơ bản sau:
    - Chương 1: Lý luận chung về xuất khẩu hàng hoá và sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
    - Chương 2: Thực trạng xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong thời gian qua.
    - Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
    DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ


    Bảng 2.1 Hệ thống thuế nhập khẩu hiện hành theo Quy chế tối huệ quốc của Nhật Bản áp dụng đối với một số mặt hàng rau quả 46
    Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam 48
    Bảng 2.3 Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam 51
    sang các thị trường chính 51
    Hình 2.2 Biểu đồ thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam 52
    năm 2008 52
    Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả Việt Nam 53
    từ năm 2001-2008 53
    Hình 2.3 KNXK rau quả Việt Nam sang Nhật Bản trong Tổng KNXK rau quả Việt Nam 55
    Bảng 2.5 Thị phần hàng rau quả Việt Nam trên thị trường Nhật Bản 61
    Bảng 2.6 Thị phần rau quả Việt Nam trên thị trường Nhật Bản so với 62
    các đối thủ cạnh tranh năm 2006 62
    Bảng 3.1 Kế hoạch xuất khẩu nông sản giai đoạn 2006-2010 86
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...