Luận Văn Thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG ĐÀI LOAN 3
    1.1. Đặc điểm của mặt hàng rau quả. 3
    1.1.1. Về nguồn hàng. 3
    1.1.2. Về chất lượng của mặt hàng rau quả. 4
    1.1.3. Về vấn đề bảo quản rau quả. 6
    1.1.4. Nhu cầu về rau quả trên các thị trường. 8
    1.2. Tầm quan trọng của xuất khẩu rau quả của Việt Nam 9
    1.2.1. Sự cần thiết của xuất khẩu rau quả. 9
    1.2.2. Vai trò của xuất khẩu rau quả. 10
    1.3. Tổng quan về thị trường Đài Loan. 12
    1.3.1. Khái quát về thị trường sản xuất, xuất khẩu Đài Loan. 13
    1.3.1.1. Về Kinh tế. 13
    1.3.1.2. Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Đài Loan. 18
    1.3.2. Các qui định về nhập khẩu của Đài Loan. 20
    Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN. 23
    2.1. Lợi thế của Việt Nam về sản xuất và xuất khẩu rau quả. 23
    2.1.1. Lợi thế về khí hậu. 23
    2.1.2. Lợi thế về nguồn nước. 23
    2.1.3 Lợi thế về đất đai 25
    2.1.4. Những lợi thế khác. 25
    2.2. Tình hình sản xuất rau quả của Việt Nam 27
    2.3. Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan. 30
    2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những năm vừa qua. 30
    2.3.2. Cơ cấu mặt hàng. 34
    2.2. Những thuận lợi, khó khăn khi rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan 40
    2.2.1. Những thuận lợi khi rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan. 40
    2.4.2. Những khó khăn khi rau quả của Việt Nam đưa đi xuất khẩu. 43
    Chương 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ SANG ĐÀI LOAN 47
    3.1. Phương hướng phát triển mặt hàng rau quả ở nước ta trong những năm sắp tới 47
    3.1.1. Phương hướng phát triển. 47
    3.1.2. Mục tiêu đề ra. 48
    3.2. Dự báo về thị trường rau quả của thế giới và của Đài Loan trong thời gian tới 50
    3.3. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả sang thị trường Đài Loan 52
    3.3.1. Giải pháp liên quan đến nguồn hàng. 52
    3.3.2. Giải pháp liên quan đến thị trường. 55
    3.3.3. Hoàn thiện công nghệ chế biến và công tác bảo quản dự trữ
    hàng hóa. 56
    3.1. Một số kiến nghị đối với nhà nước. 58
    3.1.1. Định hướng quy hoạch vùng sản xuất 58
    3.4.2. Thị trường. 58
    3.4.3. Khoa học và công nghệ. 58
    3.3.4. Đầu tư và tín dụng. 59
    3.3.5. Đào tạo cán bộ và huấn luyện kỹ thuật 59
    3.3.6. Về vệ sinh an toàn thực phẩm 60
    KẾT LUẬN. 61
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 62

    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    Trang

    Diện tích đất canh tác và sản lượng các loại quả của Đài Loan. 18
    Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam qua các năm 31
    Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả qua các tháng của 2005 so với 2006 (1.000 $) 32
    Kim ngạch xuất khẩu tháng 1/2008. 34
    Chủng loại rau quả xuất khẩu trong tháng 12/06. 35
    Chủng loại rau củ xuất khẩu trong tháng 1/2007. 37
    Bảng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan. 40
















    LỜI MỞ ĐẦU

    Sau một năm hội nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã đạt được nhiều thành công lớn, trong đó không thể không kể tới xuất khẩu rau quả. Đó là một ngành chiếm tỉ trọng tương đối cao trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Đầu thập niên 90 nền kinh tế Việt Nam suy giảm mạnh do mất thị trường xuất khẩu truyền thống ở các nước khối SEV. Từ năm 95 trở lại đây xuất khẩu rau quả nước ta đã hồi phục và đạt được bước tăng trưởng đáng kể. Với các điều kiện, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại rau quả nhiệt đới, á nhiệt đới và cả một số loại rau quả ôn đới. Cộng với thế mạnh là nguồn lao động dồi dào rau quả của Việt Nam đã vươn tới hơn 50 quốc gia trên thế giới. Nhằm xúc tiến và phát triển kinh tế thương mại Việt Nam đã bắt tay với nhiều đối tác một trong số những số đó là Đài Loan.
    Từ thập niên 1970 đến nay, Đài Loan lâm vào tình trạng cô lập trên trường ngoại giao. Thời đó chỉ có chưa tới 30 nước còn duy trì mối quan hệ với đảo quốc. Những thập niên gần đây nhờ kinh tế phát triển nhanh chóng Đài Loan trở thành một trong những nước giàu nhất Á châu nên Đài Loan đứng vào hàng “mãnh hổ kinh tế” ở vùng này. Hiện nay diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) xếp Đài Loan vào hàng thứ 3 về mức tăng trưởng cạnh tranh kinh tế. Việt Nam và Đài Loan có mối quan hệ từ rất lâu, có nhiều nét tương đồng và hiểu nhau khá rõ. Ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO các bạn hàng của Việt Nam nhìn nhận Việt Nam là một điểm đầu tư đặc biệt thu hút. Trong đó các nhà làm luật Đài Loan tiến cử Việt Nam là nơi đầu tư lý tưởng. Sau chuyến viếng thăm Việt Nam rồi tham dự diễn đàn kinh tế thương mại Việt Nam - Đài Loan, Việt Nam đã được tiến cử như là một thiên đường với nhiều khả năng tiềm ẩn. Mối quan hệ hợp tác làm ăn giữa Việt Nam và Đài Loan ngày càng thêm củng cố. Việt Nam đã xác định rõ các mặt hàng kinh doanh phù hợp với chức năng, thế mạnh của mình đồng thời phù hợp với nhu cầu từ phía Đài Loan. Rau quả chính là một trong những mặt hàng được đặc biệt quan tâm, xây dựng kinh doanhvới Đài Loan ngay từ đầu. Vì thế mà em đã chọn đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan”. Mục tiêu tập trung mô tả các đặc điểm, cơ cấu, phân tích những điểm thuận lợi cũng như khó khăn khi rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan, từ đó tìm ra những giải pháp thích hợp cho sự phát triển của ngành rau quả trong những năm sắp tới. Kết cấu đề án được chia thành 3 phần như sau:
    Chương 1: Vấn đề cơ bản về xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan
    Chương 2: Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan
    Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả sang Đài Loan
    Em xin cảm ơn trung tâm thư viện trường Đại học Kinh tế quốc dân, các giảng viên khoa Thương Mại. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Giáo sư tiến sĩ Hoàng Đức Thân đã giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành đề án này
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...